Hàng loạt đại sứ quán tại Kiev đóng cửa, Ukraine cáo buộc Nga ‘chiến tranh tâm lý’
Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi Mỹ tuyên bố đóng cửa đại sứ quán tại Kiev do lo ngại nguy cơ xảy ra không kích, đến lượt Italy, Tây Ban Nha và Hy Lạp cũng có quyết định tương tự.
Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Kiev, Ukraine. Ảnh: Đại sứ quán Tây Ban Nha
Tờ Guardian (Anh) ngày 20/11, trích dẫn đài truyền hình nhà nước Suspilne của Ukraine, đưa tin rằng có thông tin tình báo nghi ngờ Kiev chuẩn bị phải đối mặt với cuộc tấ.n côn.g kết hợp bởi thiết bị bay không người lái và tên lửa.
Cùng ngày, Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo rằng đại sứ quán Mỹ tại Kiev nhận được “thông tin cụ thể” về nguy cơ xảy ra không kích và do đó sẽ đóng cửa. Trong một tuyên bố chính thức, Đại sứ quán Mỹ tại Kiev nhấn mạnh: “Vì lý do thận trọng, Đại sứ quán sẽ đóng cửa và nhân viên được hướng dẫn trú ẩn tại chỗ. Đại sứ quán khuyến cáo công dân Mỹ chuẩn bị trú ẩn ngay lập tức trong trường hợp có cảnh báo trên không”.
Công dân Mỹ cũng nhận khuyến cáo nên theo dõi phương tiện truyền thông địa phương để cập nhật thông tin và làm theo chỉ dẫn của các quan chức Ukraine cũng như lực lượng cứu hộ ban đầu trong trường hợp khẩn cấp.
Sau đó, đại sứ quán của Italy, Tây Ban Nha và Hy Lạp cũng có quyết định tạm đóng cửa tương tự. Đại sứ quán Anh tại Kiev vẫn mở cửa bình thường, trong khi đại sứ quán Đức chỉ hoạt động giới hạn.
Trong một diễn biến liên quan, Cơ quan tình báo quân sự Ukraine (HUR) đã cáo buộc Nga phát tán thông tin sai lệch trên các ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội rằng sẽ có tấ.n côn.g quy mô lớn vào các thành phố của Ukraine ngày 20/11. Cơ quan tình báo này gọi động thái này là “tấn công thông tin tâm lý quy mô lớn”.
Trong một diễn biến khác, hãng tin TASS ngày 20/11 đưa tin người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chia sẻ rằng đường dây nóng giữa Nga và Mỹ hiện không được sử dụng. Trả lời báo giới, ông Peskov cho hay Nga và Mỹ có một kênh liên lạc “được bảo vệ đặc biệt” dành cho hai tổng thống, với tùy chọn định dạng hội nghị trực tuyến. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có liên lạc nào được thực hiện qua kênh mới này. Theo trang web chính thức của Điện Kremlin, cuộc điện đàm gần đây nhất giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden diễn ra vào ngày 12/2/2022.
Mỹ sẽ cung cấp gói viện trợ quân sự mới trị giá 425 triệu USD cho Ukraine
Ngày 1/11, Mỹ đã thông báo sẽ cung cấp thêm gói viện trợ quân sự trị giá 425 triệu USD cho Ukraine.
Lô tên lửa Javelins do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine ngày 11/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng gói viện trợ này "sẽ cung cấp cho Ukraine các vũ khí bổ sung để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất của Kiev, bao gồm các hệ thống phòng không, đạn rocket, đạn pháo, xe bọc thép và các vũ khí chống tăng". Gói viện trợ sẽ được rút từ kho dự trữ của quân đội Mỹ cũng bao gồm các vũ khí không đối đất, thiết bị y tế, thiết bị nổ và phụ tùng thay thế.
Tuyên bố cho biết thêm Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực... để đáp ứng các yêu cầu cấp bách trên chiến trường của Ukraine.
Trước việc Mỹ và các nước phương Tây khác cung cấp vũ khí cho Ukraine, phía Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng những động thái này sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường và sẽ chỉ làm kéo dài cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Ukraine phàn nàn vì mới nhận được 1/10 số vũ khí Mỹ hứa chuyển Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng thách thức lớn của Kiev là tới nay, chỉ 1/10 số vũ khí mà Mỹ cam kết sẽ viện trợ trong năm 2024 được chuyển ra tiề.n tuyến. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters). Theo Kiev Post, phát biểu gần đây của Tổng thống Volodymyr Zelensky rằng chỉ có 10% viện trợ quân sự mà...