Hàng loạt cựu lãnh đạo hầu tòa vì… 1,2 tỉ đồng
Có 17 cựu cán bộ, quan chức từ tỉnh đến huyện, xã bị cáo buộc bồi thường sai 1,2 tỉ đồng nên phải hầu tòa.
Sáng 18-7, TAND tỉnh Sơn La mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án bồi thường sai gần 1,2 tỉ đồng trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng công trường Nhà máy thủy điện Sơn La.
Đáng chú ý, vụ án này có 17 bị cáo thì có tới hơn 10 người từng là lãnh đạo, cán bộ thuộc các sở, ban, ngành của tỉnh Sơn La.
Bồi thường sai cho một hộ dân
Theo hồ sơ, năm 2005, công tác chi tiền bồi thường, hỗ trợ di dời cho các hộ dân theo hình thức đất đổi đất tại khu vực Nhà máy thủy điện Sơn La đã hoàn thành. Tuy nhiên, khu tái định cư Tân Lập (Sơn La) không thể bố trí đất ruộng, ao cho người dân như nơi họ phải chuyển đi nên Chính phủ cho phép bồi thường thêm phần chênh lệch giá trị đất giữa nơi đi và nơi đến. Năm 2014, UBND tỉnh Sơn La ra Công văn 617 chỉ đạo UBND huyện Mường La thống kê lại diện tích đất của từng hộ và đề xuất phương án bồi thường, hỗ trợ.
Lúc này, bị cáo Trương Tuấn Dũng là phó chủ tịch UBND huyện Mường La đã ban hành Kế hoạch số 41 triển khai chỉ đạo của tỉnh. Khi huyện Mường La thực hiện đo đạc đã xuất hiện nhiều đơn thư vượt cấp đề nghị được bồi thường theo khung giá năm 2015 thay vì khung năm 2013, việc này gây mất an ninh trật tự.
Cơ quan điều tra tiến hành xác minh cho thấy có sai phạm trong việc ban hành Kế hoạch số 41 cũng như công tác đo đạc, lập bản đồ bồi thường cho các hộ dân, trong đó có hộ Đèo Văn Ban. Việc này dẫn tới hộ Đèo Văn Ban được bồi thường sai gần 1,2 tỉ đồng. Cơ quan truy tố cho rằng trách nhiệm chính trong vụ việc này thuộc về bị cáo Trương Tuấn Dũng vì đã ký ban hành Kế hoạch số 41. Các bị cáo khác dù biết kế hoạch này không đúng nhưng vẫn làm theo hoặc không thực hiện đúng quy trình bồi thường…
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: TUYẾN PHAN
Viện giữ nguyên quan điểm truy tố
Tháng 6-2019, TAND tỉnh Sơn La mở phiên tòa sơ thẩm lần một, tại tòa có tới 16/17 bị cáo kêu oan. Họ cho rằng Kế hoạch số 41 không phải văn bản quy phạm pháp luật; việc bồi thường cho nhân dân đã được cấp trên đồng ý; hộ Đèo Văn Ban trên thực tế thực sự có đất…
Video đang HOT
Sau đó, tòa quyết định trả hồ sơ yêu cầu bổ sung một số vấn đề quan trọng. Ngày 30-6, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La ra kết luận điều tra bổ sung vụ án. VKSND tỉnh Sơn La sau đó ra cáo trạng, giữ nguyên quan điểm buộc tội các bị cáo.
Tại phiên tòa hôm qua, 18-7, chủ tọa cho biết vắng mặt đại diện Sở Tài chính tỉnh Sơn la, UBND huyện Mường La, một số nhân chứng… Tuy nhiên, kiểm sát viên khẳng định họ đã có lời khai đầy đủ tại giai đoạn điều tra nên việc vắng mặt không ảnh hưởng tới xét xử. Ngược lại, các luật sư đề nghị tiếp tục triệu tập các nhân chứng, người liên quan vì họ có những lời khai mâu thuẫn, cần kiểm tra công khai tại tòa. Sau khi hội ý, chủ tọa bác đề nghị này của các luật sư và vẫn cho tiến hành phiên xử.
Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra trong khoảng một tuần.
13 người cố ý làm trái, 4 người thiếu trách nhiệm
Vụ án có 13 bị cáo bị truy tố về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Đó là bị cáo Trương Tuấn Dũng (cựu phó giám đốc Sở Tài chính tỉnh Sơn La), Phan Tiến Diện (cựu phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Sơn La), Phan Đức Chính (cựu trưởng Phòng TN&MT huyện Mường La), Phan Xuân Khoa (cựu phó Ban quản lý dự án di dân huyện Mường La), Trần Mạnh Trì (cựu phó Ban quản lý dự án di dân huyện Mường La)…
Ngoài ra, có bốn bị cáo bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó có Triệu Ngọc Hoan (cựu giám đốc Sở TN&MT tỉnh Sơn La) và Sòi Ngọc Hùng (cựu giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai)…
TUYẾN PHAN
Theo PLO
Dân kiệt sức, lãnh đạo phát sốt, ngân sách cạn tiền
Trong vòng 160 ngày, số lượng lợn tiêu huỷ vì mắc dịch tả lợn châu Phi đã lên tới trên 3,3 triệu con. Đồng bằng sông Hồng là nơi bị thiệt hại nặng nề, nhiều địa phương mất tới 30-40% tổng đàn, ngân sách dự phòng đã cạn kiệt.
Thiệt hại lớn chưa từng có, ngân sách cạn kiệt
Số liệu thống kê mới nhất của Bộ NN-PTNT cho thấy, tính đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xả ra tại 5.422 xã, 513 huyện của 62 tỉnh, thành phố; tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là 3,3 triệu con. Hiện, cả nước chỉ còn duy nhất tỉnh Ninh Thuận chưa có bệnh DTLCP.
Điều đáng lo ngại là, 106 xã thuộc 22 tỉnh, thành phố có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó dịch bệnh này lại quay trở lại.
Cũng theo Bộ NN-PTNT, Đồng bằng sông Hồng cũng là nơi bị thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi, nhiều địa phương mất tới 30-40% tổng đàn, ngân sách dự phòng cho công tác chống dịch đã cạn kiệt.
Tại hội nghị phòng chống DTLCP vừa được tổ chức, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, chưa có dịch bệnh nào lại gây ra tác hại lớn, gây khó khăn vất vả trong quá tình ứng phó như dịch bệnh này. Cũng chưa có loại dịch bệnh gì đối với sản xuất mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, phải liên tục thay đổi sự chỉ đạo, các địa phương tự sáng tạo, điều chỉnh để đối phó với dịch bệnh.
Ngân sách nhiều địa phương đã cạn kiệt vì dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại lớn chưa từng có
Ông Cường cũng cho biết, DTLCP đã xảy ra 160 ngày chính thức kể từ ngày xuất hiện ổ dịch đầu tiên tại Hưng Yên. Đến giờ phút này thiệt hại vô cùng nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân, bởi ngành chăn nuôi ở nước ta chủ yếu là chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ. Đó là chưa kể kinh phí phòng chống, tiêu huỷ lợn bệnh phải bỏ ra.
"Có những tỉnh dùng toàn bộ ngân sách dự trữ để hỗ trợ nhưng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ thiệt hại do dịch bệnh này gây ra". Ông Cường nhận định, diễn biến chưa dừng lại, phải xác định sống chung với dịch bệnh này.
Chia sẻ về vấn đề trên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Minh Quang nói: "Toàn tỉnh có 180 tỷ đồng kinh phí dự phòng nhưng thiệt hại do DTLCP gây ra đã lên tới gần 600 tỷ đồng. Tình hình xử lý hết sức khó khăn".
Trước đó, khi nói về DTLCP, bà Hoàng Thị Tố Nga - Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định - thừa nhận rằng dịch bệnh này gây thiệt hại nặng về kinh tế hơn cả thiên tai, bão gió, khiến lãnh đạo tỉnh "phát sốt" vì trong đời quản lý tài chính chưa thấy dịch bệnh nào thiệt hại lớn như thế.
Cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì DTLCP, đầu tháng 7 vừa qua, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã có công văn gửi Thủ tướng, Bộ NN-PTNT đề nghị có giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi sau dịch.
Bởi, theo hiệp hội này, các trang trại chăn nuôi mắc DTLCP trên cả nước nói chung, tại Đồng Nai nói riêng đang có nhiều khoản nợ chưa thanh toán, kinh tế nhiều gia đình lao đao, nguồn thu nhập giảm đáng kể, khó khăn chồng chất. Do đó, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sớm có chính sách khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay đối với những trang trại và hộ chăn nuôi đã bị dịch; hộ nuôi chưa bị ảnh hưởng dịch nhưng giá bán quá thấp.
Thực tế, tại Đồng Nai những ngày qua khi giá lợn hơi xuống dưới 30.000 đồng/kg thì người chăn nuôi đang phải chịu mức lỗ 1 triệu đồng/con khi xuất chuồng.
Không làm tốt cuối năm sẽ thiếu thịt lợn
Trước diễn biến phức tạp của bệnh DTHCP, vấn đề lo ngại đặt ra là từ nay đến cuối năm, tình hình cung ứng thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn sẽ như thế nào. Liệu có xảy ra tình trạng khan hiếm, "sốt" thực phẩm dẫn tới đẩy giá lên cao hay không?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, khi DTLCP xâm nhập vào Việt Nam, ngay từ đầu đã dự báo trước nếu biện pháp tổ chức chỉ đạo sản xuất không tốt, cuối năm nay sẽ xảy ra tình trạng thiếu thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn.
Cơ quan chức năng dự báo cuối năm nguồn cung sẽ thiếu hụt và giá thịt lợn có thể tăng cao
Vì vậy, ông Cường yêu cầu phải tập trung phát triển những nhóm thực phẩm khác để bù đắp lại như nuôi gia cầm, đại gia súc, thuỷ sản trên nguyên tắc phát triển theo chuỗi, đảm bảo an toàn sinh học.
"Nơi nào đảm bảo an toàn sinh học cao, những hộ trang trại chăn nuôi quy mô lớn làm chủ được công nghệ thì có thể tăng đàn; những nơi qua 30 ngày không phát sinh dịch, đảm bảo tốt các điều kiện an toàn sinh học cũng có thể phát triển đàn lợn", ông Nguyễn Xuân Cường nói.
Theo ghi nhận, sau khi giá thịt lợn hơi xuống mức khá thấp thì mấy ngày gần đây lại bật tăng trở lại ở giữ ở mức cao. Đơn cử, tại Hưng Yên, Hà Nội, giá lợn hơi 12/7 tăng lên mốc 41.000 đồng/kg; ở Bắc Giang thương lái thu mua lợn hơi với giá 43.000 đồng/kg. Thậm chí có doanh nghiệp thu mua lợn hơi với giá 44.000 đồng/kg.
Trong khi đó, ở miền Trung và miền Nam giá thịt lợn đang nhích nhẹ, hiện ở mốc 31.000-35.000 đồng/kg tuỳ địa phương.
Trước đó, Cục Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT) cũng dự báo giá thịt lợn thời gian tới sẽ tăng do nguồn thịt lợn sẽ có xu hướng biến động dịp cuối năm. Việc giảm cung không chỉ xảy ra ở thị trường nội địa mà còn ở nhiều nước khác cũng chịu thiệt hại từ dịch tả lợn châu Phi.
Theo cafef
Sự ra đi của Jony Ive và những vấn đề ẩn sau bộ phận thiết kế của Apple Mới đây, Apple bất ngờ thông báo rằng Jony Ive, giám đốc thiết kế của Apple, sẽ chính thức rời công ty. Nhưng ngay sau đó, đã xuất hiện những chi tiết cho rằng sự ra đi của vị giám đốc này thực ra đã bắt đầu từ lâu. Theo Mark Gurman của tờ Bloomberg, sau khi Apple Watch được ra mắt vào...