Hàng loạt công trình giao thông lớn sẽ cán đích trong năm 2020
Các ban QLDA đang rốt ráo chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành hàng loạt công trình giao thông trọng điểm trong năm 2020.
Thi công tuyến đường Lộ Tẻ – Rạch Sỏi
Chuẩn bị thông xe hai dự án ODA lớn phía Bắc
Được phát lệnh khởi công từ giữa tháng 5/2018 với tổng mức đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước, cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long là công trình trọng điểm Bộ GTVT triển khai trên địa bàn TP Hà Nội với mục tiêu xóa bỏ điểm đen ùn tắc của ngõ phía Bắc Thủ đô. Đến nay, sau gần 2 năm triển khai thi công, hai gói thầu xây lắp của dự án dài 5,36km đã đạt trên 70% khối lượng, dự kiến đảm bảo hoàn thành toàn bộ công tác thi công vào đầu quý III/2020 theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư với các nhà thầu.
Trao đổi với Báo giao thông, ông Phạm Anh Tú, Trưởng phòng Điều hành dự án 1 ( Ban QLDA Thăng Long – đại diện chủ đầu tư) khẳng định: “Tiến độ dự án đang đảm bảo yêu cầu, công tác thi công phần cầu chính sẽ kết thúc vào cuối tháng 8/2020. Dự án đảm bảo thông xe, đưa vào khai thác trong tháng 9/2020″.
Một dự án ODA lớn khác do Ban QLDA Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư cũng chắc chắn đảm bảo tiến độ hoàn thành trong năm 2020 là cầu Thịnh Long (tỉnh Nam Định). Công trình có tổng mức đầu tư 1.158 tỷ đồng, khởi công từ tháng 9/2017 nhằm hiện thực hóa ước mơ nối liền đôi bờ sông Ninh Cơ của người dân hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng.
Ông Nguyễn Xuân Lâm, Phó giám đốc Ban QLDA Thăng Long cho biết, đến nay, tổng sản lượng thi công của dự án đã đạt trên 90%, phần cầu chính đã hợp long từ tháng 12/2019. Hiện nay, các nhà thầu đang đẩy nhanh thi công, hoàn thiện các hạng mục mặt cầu, mặt đường dẫn, lan can… đảm bảo hoàn thành, thông xe đưa vào khai thác trong tháng 3/2020.
“Cầu Thịnh Long khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ nối liền hai bờ sông Ninh Cơ, nơi đã hình thành các khu công nghiệp với các nhà máy đóng tàu lớn, cảng biển Thịnh Long, Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I, khu nghỉ mát Thịnh Long…; rút ngắn khoảng 10km đối với tuyến vận tải kết nối thị trấn Thịnh Long với TP Nam Định, đồng thời nâng cao khả năng kết nối với các tỉnh trong khu vực trên tuyến đường ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, tiết kiệm chi phí cho các phương tiện vận tải so với hiện nay”, ông Lâm chia sẻ.
Hoàn thành, đưa vào khai thác 28 công trình
Tại khu vực phía Nam, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn từ nay đến cuối năm 2020, dự kiến có hàng loạt dự án giao thông hoàn thành, góp phần tháo gỡ những điểm nghẽn về hạ tầng, thúc đẩy phát triển KT-XH cho các tỉnh Tây Nam bộ. Đáng kể nhất là dự án Lộ Tẻ – Rạch Sỏi dài hơn 51km (TMĐT hơn 6.300 tỷ đồng). Đây là tuyến đường đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tải cho tuyến QL80 hiện quá tải, rút ngắn thời gian lưu thông từ Kiên Giang đến cầu Vàm Cống, kết nối qua Cao Lãnh đến TP Hồ Chí Minh.
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trần Văn Thi, Tổng giám đốc Tổng công ty Cửu Long (chủ đầu tư) cho biết, sản lượng thi công của dự án hiện đang trên 80%, tuyến chính của dự án sẽ hoàn thành trước 30/6/2020.
“Hiện nay, chúng tôi đang chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại của công trình. Dự kiến, dự án sẽ thông xe vào cuối tháng 9/2020 và hoàn thành toàn bộ trước 30/12/2020″, ông Thi nói.
Video đang HOT
Khởi công xây dựng từ cuối tháng 1/2020, dự án nâng cấp tuyến đường Quản Lộ – Phụng Hiệp dài 112km đi xuyên 4 tỉnh miền Tây (Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau) đang được Ban QLDA 7 gấp rút chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành vào cuối năm 2020.
“Hai gói thầu đầu tiên của dự án đã được khởi công, chúng tôi đang đẩy nhanh công tác lựa chọn 4 gói thầu còn lại của dự án để triển khai thi công ngay trong thời gian tới, nhằm đảm bảo hoàn thành dự án vào cuối năm 2020″, ông Hoàng Tuấn Khoát, Phó giám đốc Ban QLDA 7 nói.
Một dự án khác do QLDA 7 làm đại diện chủ đầu tư cũng vừa được triển khai thi công từ đầu năm 2020 là công trình nâng cấp, cải tạo QL53 đoạn Trà Vinh – Long Toàn dài 52km (tổng mức đầu tư 1.202 tỷ đồng). Ông Lê Quốc Dũng, Phó giám đốc Ban QLDA 7 nói: “Toàn bộ công tác xây lắp của dự án sẽ cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2020″.
Đại diện Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT) cho biết, dự kiến trong năm 2020, trong cả nước sẽ có 28 công trình, dự án giao thông hoàn thành, đưa vào khai thác. Trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn như: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Lộ Tẻ – Rạch Sỏi; dự án BOT đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng 4 đoạn tuyến QL60 nối cầu Rạch Miễu đến cầu Cổ Chiên; dự án xây dựng cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long… góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực vận tải, thúc đẩy phát triển KT-XH đất nước.
Lộ trình hoàn thành các dự án giao thông lớn
- Tháng 3/2020: Thông xe cầu Thịnh Long, tỉnh Nam Định.
- Tháng 3/2020: Hoàn thành dự án BOT cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Lợi tới cảng Bến Súc.
- Tháng 3/2020: Hoàn thành dự án BOT đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng 4 đoạn tuyến QL60 nối cầu Rạch Miễu đến cầu Cổ Chiên.
- Tháng 6/2020: Hoàn thành dự án tuyến tránh TP Kon Tum.
- Tháng 9/2020: Thông xe cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long.
- Tháng 9/2020: Thông xe cầu Cửa Hội vượt sông Lam nối Nghệ An – Hà Tĩnh.
- Tháng 9/2020: Thông xe tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi.
- Quý IV/2020: Hoàn thành đường nối cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình với QL1.
- Quý IV/2020: Hoàn thành dự án nâng cấp, cải tạo QL53 đoạn Trà Vinh – Long Toàn.
- Quý IV/2020: Hoàn thành dự án nâng cấp tuyến đường Quản Lộ – Phụng Hiệp.
- Quý IV/2020: Hoàn thành dự án nâng cấp QL30 đoạn Cao Lãnh – Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Theo GTVT
TP.HCM quyết khép kín đường vành đai 2
Ban quản lý dự án kiến nghị TP gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện triển khai, hoàn thành các dự án giao thông lớn.
Sáng 13-2, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã tham dự cuộc họp duyệt các nội dung triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2020 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP (Ban QLDA).
Kiến nghị thành lập ban chỉ đạo chung
Báo cáo tại cuộc họp, ông Lương Minh Phúc, Trưởng Ban QLDA, cho biết năm 2020 là năm đặc biệt không chỉ kết thúc nhiệm kỳ mà là năm nền tảng cho năm năm sắp tới để hoàn thành một số dự án lớn như khép kín vành đai 2, tuyến đường cao tốc, đẩy mạnh các dự án ở cửa ngõ.
Theo đó, một nhiệm vụ trọng tâm mà Ban QLDA đặt ra trong nhiệm kỳ 2021-2025 là khép kín dự án vành đai 2. Để khép kín dự án này trong năm năm tới, Ban QLDA đề nghị thành lập ban chỉ đạo thực hiện dự án. Đồng thời, kiến nghị các sở, ngành, quận, huyện hỗ trợ Ban QLDA đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để phục vụ triển khai các dự án hạ tầng giao thông liên quan.
Trước rất nhiều dự án đang được đầu tư hiện nay, Ban QLDA đã kiến nghị TP cho phép một tháng giao ban một lần đối với các dự án trọng điểm để báo cáo về tiến độ. Từ đó, thành lập ra một ban chỉ đạo chung nhằm báo cáo và xử lý kịp thời.
Ngoài ra, ông Phúc cũng kiến nghị đối với các đơn vị như Sở GTVT và Sở Xây dựng, hỗ trợ ban trong công tác trình duyệt các dự án được đầu tư, phê duyệt thiết kế, bản vẽ thi công, dự toán các gói thầu dự án hạ tầng giao thông. Bởi nhiều khi ban vừa phải làm việc với Sở Xây dựng về việc dời cây xanh, chiếu sáng, vừa làm việc với Sở GTVT để phê duyệt các dự án đầu tư mất rất nhiều thời gian.
Đối với Sở TN&MT trong công tác tham mưu về thẩm định giá thì có thể ưu tiên hơn trong quá trình triển khai. Sắp tới, ban sẽ lần lượt gặp các quận, huyện để ký biên bản ghi nhớ phối hợp trong công tác bồi thường.
Do vậy, Ban QLDA cho rằng cần có cuộc họp để thống nhất các vấn đề hoặc đưa ra mốc thời gian cụ thể để các đơn vị đưa ra ý kiến, đến ngày chốt cuối cùng các đơn vị không cho ý kiến thì tiếp tục được triển khai.
Đẩy mạnh các dự án ở cửa ngõ sẽ giải quyết nạn ùn tắc giao thông trên các tuyến đường vào thành phố. Trong ảnh: Kẹt xe ở xa lộ Hà Nội, TP.HCM. Ảnh: HTD
Có dự án đội vốn 300%
Phát biểu tại cuộc họp, ông Võ Văn Hoan cho rằng Ban QLDA là ban sử dụng nguồn ngân sách TP rất lớn. Khi các dự án của ban đưa vào sử dụng thì hiệu quả kinh tế-xã hội chính trị rất lớn bởi giao thông là huyết mạch của nền kinh tế.
Theo ông Hoan, nguồn vốn hiện là điểm nghẽn của các dự án giao thông, nghẽn ở đâu thì phải gỡ ở đó. Một dự án từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi đầu tư sẽ đội vốn rất nhiều, có khi lên tới 300%. Mặc dù vậy, những dự này cũng không biết khi nào có hồi kết bởi cứ làm rồi điều chỉnh, sau đó đội giá lại xin bổ sung từ đầu. Ông Hoan đề nghị phải chung tay tháo gỡ vướng mắc để các dự án sớm triển khai.
Theo ông Hoan, Ban QLDA mới hoạt động, vừa làm vừa chạy nhưng đã làm được rất nhiều việc. Dù vậy, trong quản lý đầu tư cũng phải xác định rõ mục tiêu dự án trong năm là gì, phải có kết thúc, phân công công việc càng kỹ càng tốt. Yêu cầu mỗi chuyên viên phải làm rõ kế hoạch hoàn thành, những khó khăn dự kiến sẽ xảy ra để đưa ra các giải pháp giải quyết cụ thể.
Ngoài ra, Ban QLDA cần lựa chọn ra một số dự án trọng điểm của ban để cùng với lãnh đạo TP, sở, ngành xử lý khi có vấn đề như nút giao An Phú, Bình Triệu. "Dự án nào khó, dự án nào cần làm ngay, cần bàn bạc thì cần ngồi lại để tháo gỡ. Ngay khi một dự án được hoàn thành thì sẽ bổ sung thêm dự án khác vào để cùng nhau theo dõi, đôn đốc" - ông Hoan nói.
Đẩy mạnh xã hội hóa các dự án giao thông
Theo đại diện Sở KH&ĐT, giai đoạn 2021-2025 nhu cầu vốn khá lớn, lớn hơn giai đoạn trước. Do vậy cần kêu gọi nguồn vốn từ bên ngoài. Đây cũng là nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, Ban QLDA ngoài việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước thì cần thu hút từ các nguồn lực xã hội theo từng trường hợp cụ thể.
Trước đó, trong cuộc họp về kế hoạch, nhiệm vụ giải pháp năm 2020 của Sở GTVT, ông Võ Văn Hoan cho rằng hiện vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông rất lớn nên cần đẩy mạnh xã hội hóa. Nếu các dự án thực hiện theo hình thức đầu tư công sẽ vướng rất nhiều thủ tục, kéo dài thời gian, thời gian càng lâu thì vốn càng tăng. Trước vấn đề này, ông Hoan đề nghị Sở GTVT cần lập danh mục đầu tư theo từng giai đoạn. Trong đó, nêu rõ dự án nào sử dụng ngân sách, dự án nào cần tiến hành xã hội hóa... càng nhanh càng tốt.
Theo kế hoạch, năm 2020 Ban QLDA sẽ hoàn thành 32 công trình giao thông lớn và sẽ có 31 dự án dự kiến khởi công. Tổng số vốn giải ngân cho các công trình ước tính khoảng 4.300 tỉ đồng. Trong đó sẽ có nhiều dự án giải quyết ùn tắc ở các điểm nóng như khu vực cửa ngõ TP, sân bay và khu cảng.
ĐÀO TRANG
Theo PLO
Rà soát, đảm bảo ATGT trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Bộ GTVT vừa yêu cầu VEC và các đơn vị liên quan rà soát, sớm khắc phục tồn tại về ATGT trên đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Ảnh minh họa Bộ GTVT cho biết đã phê duyệt phương án tổ chức giao thông toàn tuyến đường cao tốc Đà Nẵng -...