Hàng loạt CEO các tập đoàn đa quốc gia tới Trung Quốc
Hàng loạt giám đốc điều hành ( CEO) của các tập đoàn hàng đầu thế giới đã tới thăm Trung Quốc lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhằm tăng cường sự hiện diện tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thông qua việc tái cơ cấu và thiết lập các quan hệ đối tác liên doanh.
(Từ trái sang) Giám đốc điều hành Goldman Sachs David Solomon, Giám đốc điều hành HSBC Noel Quinn và ông chủ Standard Chartered Bill Winters là một trong số các giám đốc điều hành đã tổ chức các cuộc gặp mặt trực tiếp với các quan chức và cơ quan quản lý Trung Quốc kể từ cuối tuần trước. Ảnh: Reuters
CEO của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs – ông David Solomon, CEO của ngân hàng đầu tư HSBC Noel Quinn và CEO của ngân hàng Standard Chartered – ông Bill Winters là những nhân vật nổi bật đã có cuộc gặp trực tiếp giới chức và lãnh đạo cơ quan quản lý Trung Quốc kể từ cuối tuần trước.
Theo Ủy ban Điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC), các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư quốc tế được hoan nghênh mở rộng hoạt động ở Trung Quốc. Tại các cuộc gặp, hai bên đã “trao đổi quan điểm về thị trường quốc tế, tiềm năng kinh tế của Trung Quốc và cam kết hợp tác trên nhiều lĩnh vực”.
Video đang HOT
CEO Quinn của HSBC và CEO Winters của Standard Chartered cũng đã tham dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc 2023 tổ chức tại Bắc Kinh vào cuối tuần trước, cũng như có các cuộc gặp với giới chức tài chính của nước chủ nhà. Trong khi đó, ông Chip Kaye – CEO của công ty cổ phần tư nhân Warburg Pincus – đã có cuộc gặp với Thị trưởng Bắc Kinh – ông Ân Dũng trong chuyến thăm thành phố này hồi tuần trước.
Tương tự, các CEO của công ty đầu tư toàn cầu Temasek (Singapore), tập đoàn bảo hiểm Manulife (Canada) và ngân hàng đầu tư Daiwa Securities (Nhật Bản) cũng đã có các cuộc gặp với giới lãnh đạo của CSRC.
Các chuyến thăm trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục gửi thông điệp rằng nước này đã sẵn sàng mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế, sau một thời gian dài phong tỏa để kiểm soát đại dịch COVID-19. Trong năm 2022, Trung Quốc Đại lục ghi nhận tốc độ tăng trưởng 3% – chậm nhất trong nhiều thập kỷ.
Sohu: Nga và Trung Quốc thúc đẩy mô hình ba bước thách thức vị thế của đồng USD
Nga và Trung Quốc đã nhất trí về ba thỏa thuận nhằm thúc đẩy nền kinh tế Nga và thách thức vị thế của đồng bạc xanh Mỹ.
Điện Kremlin: Không có điều kiện cho giải pháp hòa bình ở Ukraine, Nga tiếp tục hành động quân sự Giải mã sự suy giảm của ngành xuất khẩu vũ khí Nga Financial Times: Mỹ kêu gọi các thương lái tiếp tục vận chuyển dầu của Nga Reuters: Chủ tịch Trung Quốc có kế hoạch thăm Nga vào tuần tới
Nhân viên ngân hàng KEB Hana ở Seoul, Hàn Quốc kiểm đồng đô la Mỹ. Ảnh: EPA/TTXVN
Theo một bài đăng trên trang tin Sohu của Trung Quốc, phương Tây vẫn duy trì động thái gây áp lực lên Nga và không có ý định nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, những lệnh cấm vận đó cũng đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế châu Âu. Cùng lúc đó, Nga triển khai một số biện pháp bước để duy trì nền kinh tế và tăng thu nhập trong thực tế mới.
Các nhà phân tích Trung Quốc cho biết Moskva và Bắc Kinh đã đàm phán về ba yếu tố mới không chỉ giúp thúc đẩy nền kinh tế Nga mà còn thách thức vị thế của đồng đô la Mỹ.
Đầu tiên, chính quyền Trung Quốc cho phép nhập khẩu lúa mì từ nước Nga. Đây là một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi vì Trung Quốc là nước nhập khẩu lúa mì lớn, trong khi Nga lại là nhà cung cấp đáng tin cậy.
Thứ hai, Nga và Trung Quốc mở rộng thương mại năng lượng. Năm ngoái, hai nước đã ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thương mại dầu khí. Loại hình hợp tác này đã tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm nay.
Thứ ba, Nga và Trung Quốc sử dụng tiền tệ quốc gia để thanh toán các hợp đồng năng lượng. Trước đây, các bên sử dụng USD để giao dịch.
Theo Sohu, nhiều quốc gia khác đang theo dõi động thái từ bỏ đồng USD của Nga và Trung Quốc để nhân rộng mô hình này.
Xu hướng xói mòn niềm tin đối với đồng bạc xanh của Mỹ hiện nay đã góp phần đẩy nhanh quá trình phi chính phủ hóa loại tiền tệ này với tư cách là đơn vị trao đổi chính của các hợp đồng và dự án đầu tư quốc tế.
Trước đó, các chuyên gia của JP Morgan Chase, một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ, cho rằng đồng USD sẽ sớm mất vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương đang giảm mạnh tỷ lệ USD trong kho dự trữ ngoại tệ cùng với đó là chính sách lãi suất cơ bản của Mỹ có thể "chôn vùi" đồng bạc xanh.
JP Morgan cho biết trong những thập kỷ tới, nền kinh tế toàn cầu sẽ chuyển từ sự thống trị của Mỹ và đồng USD sang một hệ thống vơi châu Á có quyền lực nhất. Trong không gian tiền tệ, điều này có nghĩa là đồng USD có thể trở nên rẻ hơn so với nhưng loại tiền tệ khác.
Khắp châu Âu kêu gọi cấm những dự án năng lượng hóa thạch mới Theo AFP, vào hôm 7/2, một trăm đại biểu ở khắp các nước châu Âu đã gửi thư kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) thực hiện lệnh cấm các tập đoàn năng lượng của EU khởi động thêm bất kỳ dự án hóa thạch mới nào, nhằm giảm thiểu "nguy cơ về khí hậu". Trong thư viết: "Liên minh châu Âu phải...