Hàng loạt cây trên phố bỗng mặc thêm áo len chỉ sau một đêm
Cư dân của thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đã rất thích thú khi thấy nhiều áo len đan tay sặc sỡ sắc màu bao quanh thân cây ven đường chỉ sau một đêm.
Người dân Thượng Hải đã rất kinh ngạc trước những bộ cánh mới của hàng cây ngô đồng trồng bên đường vốn là nét đặc trưng của thành phố của họ. Những bộ cánh mới này được khoác lên chỉ sau một đêm khi họ thức dậy. Họ cũng tò mò không biết đây là tác phẩm của cá nhân hay tổ chức nào.
Theo Tờ Nhật báo hàng ngày, tác giả của những chiếc áo lên sặc sỡ này là một nhóm thợ đan len giấu mặt. Họ đã khoác thêm lớp áo mới ấm áp cho hàng cây trên phố Nam Xương, như để bảo vệ chúng khỏi giá lạnh.
Những thân cây bỗng nhiên khoác thêm áo mới.
Một lớp áo được đan rất kì công.
Người dân Thượng Hải rất thích thú trước ý tưởng này.
Video đang HOT
Một lớp len khác có họa tiết độc đáo.
Mùa đông, nhiệt độ tại thành phố có thể xuống dưới 0 độ C. Vì thế, người dân ở đây rất thích thú với ý tưởng vui mắt này và muốn cây cối được bảo vệ khỏi cái lạnh bằng những chiếc áo ấm áp.
Những người thực hiện dự án trên thực ra là một nhóm người có hứng thú với phong cách graffiti có tên là ‘yarn bombing’ (“đánh bom” bằng len) – một phong cách trang trí đường phố không dùng sơn mà dùng len.
Áo của cây thì phải to bằng cái chăn…
Tác giả của ý tưởng này là hai người phụ nữ trẻ người nước ngoài làm việc ở một trường mẫu giáo quốc tế. Họ còn có một xưởng thủ công có tên là Craft’d Shanghai.
Theo tờ Shanghai Daily, để thực hiện dự án trên, hai người đã tập hợp thêm 10 người nước ngoài định cư tại thành phố và hai người Trung Quốc nữa. Phải mất một tháng rưỡi họ mới đan xong toàn bộ chỗ áo len cho cây.
Một tác phẩm hết sức kì công.
Chức trách thành phố nói rằng họ không phản đối ý tưởng sáng tạo trên bởi vì loại hình nghệ thuật đường phố này không làm phá hoại cây cối. Theo các chuyên gia, cây ngô đồng Trung Quốc không cần bất cứ lớp bảo vệ nào để vượt qua cái rét, nhưng có thêm một lớp áo len thì cũng không ảnh hưởng gì.
Mặc dù việc khoác những chiếc áo len đan bằng tay lên cây cối có vẻ là điều lạ kì với người dân Thượng Hải, phong cách “graffiti len” này đã xuất hiện trên thế giới được vài năm gần đây.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Kì lạ loài cây sống ở khu đất tách rời nhau vẫn xanh tươi mơn mởn
Loài cây đặc biệt được gọi là "cây đời" bất tử vì khả năng sống sót thần kì khi rễ của nó nằm trên 2 mảnh đất cách xa nhau.
Nằm trên một vách đá đã bị xói mòn, một phần bị sụt lở trên bãi biển Kalaloch ở công viên quốc gia Olympic, Washington (Mỹ), "cây đời" vẫn kiên cường bám trụ với mảnh đất khô cằn với chỉ vài chiếc rễ còn lại của nó. Một vài người gọi đây là "phép màu" hay sự "bất tử".
Chỉ có một ít rễ được tiếp xúc với đất.
Các rễ cây ở giữa nhô và lan ra khiến người ta liên tưởng đến cảnh cái cây đang cố bám trụ lại để duy trì cuộc sống của mình. Điều đáng ngạc nhiên là nó đã sống như thế trong vòng nhiều năm trời, tỏa lá xanh tươi dù rễ của nó không được tiếp xúc nhiều với đất. Cái cây đặc biệt này còn không hề bị xô ngã ngay cả khi thường xuyên phải đối mặt với những cơn bão kinh khủng nhất. Trong khi rất nhiều cây khỏe mạnh đã phải đầu hàng trước thời tiết khó lường, "cây đời" vẫn tìm cách để tồn tại, năm này qua năm khác.
Cây này được cho là thuộc loài vân sam Sitka, nhưng nó không có tên chính thức. Vì vậy, mọi người tự đặt tên cho nó như "cây đời" và "cây chạy trốn". Khoảng trống ngay bên dưới cây được đặt tên "hang động gốc cây" vì trần của hang hoàn toàn là rễ cây.
"Hang động gốc cây" đẹp kì diệu trong ánh nắng mặt trời.
Dù có hoàn cảnh sống rất đặc biệt nhưng cây vẫn xanh tươi mơn mởn.
Theo một số ghi chép, hang động này được hình thành bởi một con suối nhỏ chảy vào đại dương và dần dần rửa sạch hết lớp đất dưới gốc cây qua nhiều thập kỷ. Không ai biết chính xác cái cây này đã sống như thế trong bao lâu, cũng không biết được bí mật đằng sau sự bất diệt của nó. Đây thực sự là một bí ẩn đang chứng kiến tận mắt.
Theo Thùy Dương / Trí Thức Trẻ
Loài cây cao nhất thế giới cao đến mức độ nào? Loài cây tùng gỗ đỏ với chiều cao 115,6m này được ghi nhận là loài cây cao nhất thế giới. Nếu như được hỏi ngọn núi nào cao nhất thế giới hiện nay - hẳn bạn sẽ trả lời ngay rằng đó là đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya, với chiều cao 8.840m. Người cao nhất thế giới trong sách kỷ lục Guinness hiện...