Hàng loạt cây cầu chờ sập
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, TP đang có 36 cây cầu yếu, xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông.
Cầu Long Kiển trên đường Lê Văn Lương hiện nay trọng tải chỉ dưới 1 tấn – Ảnh: Đ.Mười
Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT), trong số 36 cầu yếu, có nhiều cầu nằm trên những tuyến đường huyết mạch như cầu Sơn trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh cầu Bông trên đường Đinh Tiên Hoàng (Q.Bình Thạnh), cầu Kiệu trên đường Hai Bà Trưng – Phan Đình Phùng (Q.1, Q.Phú Nhuận), cầu Chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường (Q.8), cầu Giồng Ông Tố (Q.2). Nhiều cầu xây dựng trước năm 1975 như cầu Bông, cầu Lê Văn Sỹ… hiện đã quá niên hạn sử dụng, nhiều hư hỏng và cần khẩn trương xây dựng mới. Ngoài ra, tại các quận, huyện ngoại thành như Q.9, Q.12, H.Hóc Môn, H.Củ Chi… nhiều cây cầu nhỏ như cầu Chùm Chụp, cầu Lấp, cầu Làng, cầu TL9, cầu kênh N31A-TL8… đang xuống cấp khá nặng, dầm cầu bị nứt, mặt cầu bong tróc, tải trọng giảm thấp tối đa.
Ghi nhận của PV Thanh Niên, chỉ trên đoạn đường Lê Văn Lương (Q.7, H.Nhà Bè) – tuyến đường huyết mạch nối TP.HCM và tỉnh Long An có đến 4 cây cầu yếu. Chẳng hạn, cầu Long Kiển, chiều dài 105 m, trọng tải dưới 1 tấn. Tuổi thọ đã trên 50 năm nên các thanh chắn sắt trên cầu gỉ sét, bong tróc mặt cầu lởm chởm, trơn trượt, các trụ cầu xuống cấp nhưng phải gánh hàng nghìn lượt xe mỗi ngày. Mỗi khi có xe lưu thông thì toàn bộ cầu rung bần bật. Ông Trương Hữu Thuận, nhân viên gác cầu Long Kiển bức xúc: “Cầu yếu chỉ cho xe dưới 1 tấn nhưng nhiều xe quá tải vẫn ngang nhiên qua. Chúng tôi không có chức năng xử phạt nên chặn đầu này thì xe quá tải chạy đầu kia”.
Video đang HOT
Trước tình hình này, ngày 29.9 Công ty cầu phà TP phải cấm tất cả phương tiện lưu thông để sửa chữa. Tất cả phương tiện phải đi vòng qua đường Nguyễn Bình, Đào Sư Tích để về đường Lê Văn Lương. Khổ nỗi, đường Đào Sư Tích cũng cấm xe 4 bánh do cầu Phước Lộc quá yếu. Đường Lê Văn Lương còn 2 cây cầu khác cũng thuộc hàng “lão” là cầu Rạch Tôm, Rạch Dơi cũng đang rơi vào tình trạng như trên.
Hiện cầu Giồng Ông Tố trên đường Nguyễn Thị Định (Q.2) cũng đang gồng mình gánh hàng trăm lượt xe container nối đuôi qua cầu vào cảng Cát Lái mỗi ngày. Theo Sở GTVT, cầu Giồng Ông Tố được xây dựng trước năm 1975 với tải trọng thiết kế 25 tấn nhưng do luôn trong tình trạng quá tải, mố cầu đã xuất hiện một số vết nứt nguy hiểm. Chưa kể, khu vực chân cầu thường xuyên bị sạt lở.
Tại cầu Đúc Nhỏ trên quốc lộ 13, Q.Thủ Đức, do đã xuống cấp nghiêm trọng nên Sở GTVT chỉ cho phép tải trọng tối đa 15 tấn. Tuy nhiên, đây là tuyến giao thông huyết mạch giữa TP.HCM và tỉnh Bình Dương nên hàng nghìn lượt xe tải nặng, xe container tải trọng trên 30 tấn không ngớt qua lại hằng ngày. Mới đây, cầu Kho Lúa (xã Bình Khánh, H.Cần Giờ) đã bị sập, một nhịp cầu chìm xuống đáy sông, một nhịp nằm vất vưởng trên sà lan đâm sập cầu đang đậu cách cầu 100 m. Theo ông Võ Anh Kiệt, Trưởng phòng Quản lý đô thị H.Cần Giờ, trong lúc chờ xây cầu mới, huyện phải mở một tuyến đò ngang và sửa chữa lại đường đê EC để người dân đi tạm.
Buộc phải vi phạm
Ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải TP.HCM bức xúc, những tuyến đường trọng điểm cho vận tải hàng hóa, nhất là những tuyến đường vào cảng lại hạn chế tải trọng với lý do cầu yếu. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vận tải, hoạt động của các cảng và nền kinh tế nói chung. Cụ thể, tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ (còn gọi là đường Bắc – Nam) là độc đạo ra vào cảng Sài Gòn – Hiệp Phước nhưng do cầu yếu và tải trọng không đồng bộ với đường nên chỉ cho phép xe dưới 30 tấn, trong khi xe container thì luôn vượt xa trọng tải cho phép của cầu. Hay như đường Bùi Văn Ba vào cảng Rau Quả (Q.7) do có cầu yếu nên cũng bị hạn chế tải trọng. “Đây là bất cập rất lớn của hệ thống cầu đường, gây mất an toàn cho vận tải hàng hóa. Đó là lý do, dù biết vi phạm nhưng nhiều lúc xe tải vẫn phải qua cầu yếu do độc đạo. Vô hình trung, xe tải vi phạm pháp luật” – ông Chung bày tỏ.
Ông Thái Văn Chung cho biết Hiệp hội Vận tải TP.HCM đã làm một cuộc khảo sát và phát hiện: “Không chỉ ở TP.HCM, nhất là đường vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở tỉnh Bình Dương và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhiều cây cầu được gắn bảng hạn chế tải trọng rất thấp: 15 – 18 – 20 tấn. Như vậy, xe tải đành bó tay. Không còn đường nào khác ngoài việc một là không vận chuyển, hai là đành chịu phạt”.
Theo Sở GTVT, tổng vốn để xây mới, sửa chữa 36 cầu yếu gần 6.000 tỉ đồng. Sở đã kiến nghị UBND TP cho phép sửa chữa nâng cấp hoặc đầu tư xây dựng mới các cây cầu này nhưng nguồn kinh phí trên chưa được bố trí. Vì vậy, Sở chỉ có thể giám sát, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn cho phương tiện giao thông và hạn chế nguy cơ sập cầu. Đến nay, ngoài cầu Kiệu, cầu Bông, cầu Lê Văn Sỹ đã có chủ trương đầu tư do nằm trong nội thành nên cần nâng cấp mở rộng nhằm giảm kẹt xe khu trung tâm, hầu hết cầu yếu còn lại vẫn chưa xác định được nguồn vốn.
Theo TNO
Cầu sập,12 người rớt xuống đầm Ô Loan
13 giờ ngày 10.5, cây cầu gỗ bắc qua đầm Ô Loan, nối liền hai xã An Hải và An Ninh Đông, Tuy An, Phú Yên đột nhiên gãy hai nhịp giữa dòng dài hơn 10m, 12 người đang đi xe máy trên cầu rơi xuống đầm, bị thương và hoảng loạn.
Thời điểm xảy ra tai nạn, đầm Ô Loan đang cạn kiệt nên nhiều người đu bám được vào chân cầu thoát chết, một số người chới với giữa dòng được người dân cứu vớt. Ít nhất 7 chiếc điện thoại di động cùng tiền và giấy tờ tùy thân của các nạn nhân bị cuốn trôi.
Cây cầu bị sập.
Cầu gỗ An Hải có chiều dài 128m, sử dụng hơn 12 năm, đã hết hạn hợp đồng khai thác. Theo người dân địa phương, mỗi lần qua cầu, đi xe máy phải trả 8.000 đồng/người, đi bộ phải trả 2.000 đồng/người. Tuy nhiên, đơn vị khai thác thiếu trách nhiệm trong quản lý và bảo trì, nên cầu bị xuống cấp nghiêm trọng dẫn đến sự cố trên.
Theo Dân Việt
Bạc Liêu: Đường nghìn tỷ vừa sử dụng đã hỏng Với kinh phí đầu tư hơn 2.200 tỉ đồng, đường Quản Lộ - Phụng Hiệp nối một số tỉnh ĐBSCL được kỳ vọng mang đến nhiều thay đổi tích cực về kinh tế xã hội cho cả vùng. Nhưng chưa đầy 1 năm sau ngày khánh thành, con đường đã xuống cấp nghiêm trọng. Tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp (QLPH) chạy...