Hàng loạt cán bộ từ quan: Hội chứng hưu sớm hay cách mới hạ cánh an toàn?
Nhiều ý kiến cho rằng, việc nhiều quan chức “treo ấn, từ quan” sớm hơn quy định nên coi là chuyện bình thường, đáng hoan nghênh…
Sau sự việc ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An xin nghỉ hưu sớm hồi cuối tháng 5, hàng loạt lãnh đạo quận, huyện Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hải Dương, Bí thư tỉnh Quảng Nam cũng bất ngờ “treo ấn từ quan”.
Lãnh đạo các đơn vị này đã đưa ra rất nhiều lý do ( sức khỏe, nghỉ chờ hưu, tạo cơ hội cho lớp trẻ…) để giải thích cho việc “từ quan” của mình.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội (ảnh: Báo Dân trí)
Nhận định về vấn đề này, hôm 31/7, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, việc quan chức xin nghỉ hưu sớm là điều đáng hoan nghênh.
“ Xã hội chúng ta đang cần những người có đạo đức, chuyên môn giỏi.
Trong khi đó, một số cán bộ được bầu vào vị trí lãnh đạo, nhưng họ thấy mình không cáng đáng nổi công việc, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác, xin “từ quan” để nhường chỗ cho người khác là việc cần thiết, đáng hoan nghênh.
Cũng cần coi việc “từ quan” của những cán bộ đó là chuyện bình thường, giống như việc con người ta hít thở không khí hàng ngày để sống”, ông Kiên ví von.
Theo ông Nguyễn Đức Kiên, câu chuyện “quan” xin nghỉ hưu sớm, sẽ chẳng có gì đáng nói nếu
Ông Vũ Quốc Hùng: Từ bỏ danh lợi, rất đáng để ngưỡng mộ, hoan nghênh
dư luận coi việc các vị “treo ấn” là chuyện bình thường trong xã hội.
Nhưng điều “bất thường” lại xuất phát từ những suy nghĩ không bình thường ấy.
“Chuyện này không có gì mà phải đem ra bàn tán.
Còn ai đó cho rằng việc quan chức xin về hưu sớm là điều không bình là người ta “suy bụng ta ra bụng người”, ông Kiên nêu quan điểm.
Ông Nguyễn Đức Kiên cũng đưa ra nhận định, những suy nghĩ “không bình thường” như trên, xuất phát từ quan niệm truyền thống, tồn tại khá lâu trong đời sống, xã hội Việt Nam.
Video đang HOT
“Xã hội Việt Nam đi lên từ một nền giáo dục khoa cử. Theo quan niệm, người ta thi cử cốt để làm quan. Cho nên khi họ thấy người khác từ “quan”, từ bỏ danh lợi thì cho đó là chuyện gây “sốc”.
Tại sao chúng ta không ca ngợi đó là những tấm gương, thể hiện tinh thần nhường nhịn của người cộng sản trong thời kỳ đổi mới, mà cứ suy diễn sang một ý khác?”, ông Nguyễn Đức Kiên thắc mắc .
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng cho rằng, việc quan chức viết đơn xin nghỉ hưu sớm không ảnh hưởng tới công tác nhân sự tại cơ sở.
“Chúng ta đã có nguồn quy hoạch cán bộ các cấp rất rõ ràng và sẵn sàng chờ thay thế”.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình). Ảnh: Báo Tin tức)
Đồng quan điểm trên, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Đại biểu Quốc hội Quảng Bình) cũng cho rằng, việc quan chức xin về hưu sớm sẽ tạo bước đệm quan trọng, tiến tới văn hóa từ chức – thứ mà bấy lâu vẫn còn là thứ xa xỉ ở một bộ phận quan chức.
“Trong một số trường hợp cá biệt, việc xin nghỉ hưu sớm, hay từ chức là do mâu thuẫn cá nhân, nội bộ cơ sở bất ổn hay vì bất cứ một lý do nào khác, thì đó cũng quyền tự do dân chủ, cần được tôn trọng.
Việc này phải đáng hoan nghênh chứ không có gì để bới móc”, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho biết.
QUỐC TOẢN
Theo giaoduc
Đo mức dân hài lòng với cán bộ, khác gì đo biển nông, sâu?
Giới phân tích kỳ vọng về sự thay đổi căn bản nền hành chính công ở Việt Nam. Vậy đâu là yếu tố quyết định sự thay đổi đó?
Bình thường hay bất thường?
Ngày 6/7, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nội vụ và Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã ký kết chương trình phối hợp triển khai xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2015.
Theo đó, hơn 15.000 người dân tại 10 tỉnh, thành phố sẽ chấm điểm 6 dịch vụ hành chính công. Trong đó có 3 dịch vụ cấp huyện: cấp giấy chứng minh nhân dân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng nhà ở và 3 dịch vụ cấp xã: cấp giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh và chứng thực.
Lãnh đạo Bộ Nội vụ cho rằng, chỉ số khảo sát là thước đo đánh giá khách quan chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công. Qua đó, các cơ quan nhà nước nắm bắt được mong muốn của người dân để có biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ.
Cải cách thủ tục hành chính. Ảnh minh họa của Satế.
Trước đó (8/2014) một khảo sát tương tự tại 3 tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa và Bình Định đã cho kết quả bất ngờ.
Theo đó, trên 80% số người dân được điều tra đều cho rằng họ hài lòng và... rất hài lòng đối với các dịch vụ công hiện nay.
Liệu kết quả khảo sát trên có đáng tin cậy, trong khi thực tế cho thấy, việc thực hiện các dịch vụ hành chính công ở nước ta còn tồn tại không ít bất cập?
"Dư luận bất bình về một phận cán bộ,
Phiếu điều tra gồm 6 nhóm tương đương với 6 dịch vụ hành chính công, được thực hiện tại 108 đơn vị hành chính cấp xã và 36 huyện trên 10 tỉnh, thành: Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Đà Nẵng, TP.HCM, Tây Ninh, Cà Mau. Riêng 3 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng sẽ khảo sát tại 15 huyện, 15 xã. Bảy tỉnh còn lại sẽ khảo sát ở 3 huyện, 9 xã
công chức, viên chức có hành vi vòi vĩnh, nhũng nhiễu, quan cách, hách dịch, xa dân gần quan, lệch chuẩn văn hóa khi giao tiếp với dân...", Đại biểu Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu quan điểm tại phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII hôm 13/6.
Mặt khác, một số khảo sát trước đó cũng chỉ rõ, ngay bản thân "người trong cuộc" cũng thừa nhận quá trình điều tra còn nhiều bất cập.
"Không ít người trả lời có trình độ học vấn thấp, khó trả lời chính xác hết nội dung bảng hỏi. Đặc biệt, việc trả lời phỏng vấn của người dân còn được trả thù lao, dẫn đến có sự nghi ngờ về độ xác thực của câu trả lời.
Không những thế, tại Phú Thọ, 46% số người được phỏng vấn thừa nhận là... người thân quen của công chức...", (Báo Lao động hôm 21/8/2014).
"Chấm điểm dịch vụ hành chính công không phải chuyện dễ"
PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội (Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) hôm 29/7 cho rằng, độ tin cậy của đợt khảo sát này phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
"Việc phân nhóm đối tượng khảo sát thực hiện như thế nào? công cụ thu thập
thông tin được soạn thảo ra sao? Việc xây dựng các chỉ báo? Những chỉ báo đó phản ánh điều gì? Quy trình thực hiện thu thập thông tin có đảm bảo khách quan không?
Các khái niệm trong quá trình khảo sát có được làm rõ không?
Thực tế đã cho thấy, có những trường hợp, người thực hiện khảo sát và người được khảo sát, không cùng một cách hiểu. Điều này dễ dẫn tới kết quả, chất lượng khảo sát không sát thực tế...
PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội - Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Ảnh: Báo Infonet)
Do đó, tính thuyết phục, xác thực của khảo sát còn phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm... của người được giao nhiệm vụ", PGS.TS Trịnh Hòa Bình phân tích.
Cũng theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình, cần tổ chức hội thảo khoa học, với sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia...nhằm đảm bảo tính thuyết phục khi thực hiện khảo sát.
"Không loại trừ trường hợp người ta thực hiện khảo sát theo "khẩu vị" của mình. Tuy nhiên, chấm điểm dịch vụ hành chính công không phải chuyện dễ. Nếu làm không tốt sẽ rất bất ổn.
Do đó cần thiết phải có một hội thảo khoa học để đánh giá các vấn đề sẽ thực hiện khảo sát", PGS.TS Trịnh Hòa Bình lưu ý.
Thay đổi căn bản dịch vụ hành chính công là điều không dễ dàng
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng nhận định, việc thực hiện khảo sát, lắng nghe ý kiến của nhân dân về dịch vụ hành chính công là điều cần thiết .
"Qua một số khảo sát trước đó cho thấy, người dân rất công bằng khi họ đánh giá, cũng như nhìn nhận sự thay đổi tích cực của nền hành chính ở nước ta.
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh cũng đưa ra nhận định, việc thay đổi căn bản dịch vụ hành chính công ở nước ta hiện nay là điều không dễ dàng.
"Nhiều nước trên thế giới, vị trí trong xã hội của người có quyền lực đều do người dân tự quyết định thông qua việc bầu cử, úng cử. Do vậy, người ta rất ngại sự đánh giá của người dân.
Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng, làm thay đổi thể chế hành chính.
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh. Ảnh: (Tá Lâm/Vietnamnet)
Trong khi đó, ở Việt Nam, việc bổ nhiệm, đề bạt...là do cấp trên quyết định. Do vậy, tại các cơ quan công quyền người ta ngại nhất là việc cấp cấp trên đánh giá họ, chứ họ không ngại cách đánh giá của nhân dân...
Từ đó có thể thấy, những vấn đề liên quan đến việc tổ chức, vận hành nền hành chính hiện đại (giải trình, phúc đáp...) vẫn còn là thách thức không nhỏ. Vấn đề này không dễ thay đổi trong thời gian ngắn", PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nêu quan điểm.
QUỐC TOẢN
Theo giaoduc
"Có cán bộ không dám kê khai tài sản, vì sợ..." Công khai, minh bạch được cho là khâu đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng. Vậy, cần làm gì để thực hiện hiệu quả vấn đề này? "Công khai, minh bạch" nặng tính hình thức Hồi đầu tháng 6/2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên trả lời chất vấn (tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII) về...