Hàng loạt cán bộ hầu tòa vì rút ruột dự án
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, hàng loạt cán bộ xã Cư Elang đã mua đất của người dân nằm trong dự án. Sau đó, các cán bộ này nhờ hộ nghèo đứng tên để trục lợi tiền bồi thường.
Ngày 28/5, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa xét xử Đỗ Văn Hưu (SN 1970, nguyên Chủ tịch UBND xã Cư Elang, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
4 cán bộ xã Cư Elang tại tòa.
3 cán bộ địa chính dưới quyền ông Hưu lúc bấy giờ là Lê Thành Nguyên (SN 1983), Hoàng Trọng Nghĩa (SN 1984), Lê Sơn (SN 1985) và 6 người dân gồm Y Thoai Byă (SN 1962), H’Blút Niê (SN 1967), Y Wem Byă (SN 1971), H’Nĩ Niê (SN 1965), Y Thiên Ktla (SN 1962) và H’Nút Byă (SN 1965, cùng trú tại xã Cư Elang, huyện Ea Kar) cùng bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo cáo trạng, dự án hồ chứa nước Krông Pắk Thượng (nằm trên địa bàn hai huyện Ea Kar và Krông Pắk được phê duyệt đầu tư năm 2009) có tổng mức đầu tư gần 3 nghìn tỷ đồng, từ vốn trái phiếu Chính phủ.
Video đang HOT
Trong đó, diện tích đất thực hiện điểm tái định cư số 1 thuộc địa giới hành chính xã Cư Elang do UBND huyện Ea Kar làm chủ đầu tư.
Khi biết được chủ trương thu hồi đất và bồi thường, từ năm 2016 – 2017, các ông Nghĩa, Sơn, Nguyên và Hưu đã góp tiền cùng nhau mua đất. Sau đó, các cán bộ này nhờ các hộ nghèo nói trên đứng tên trên hồ sơ nhận bồi thường, hỗ trợ và ký xác nhận về nguồn gốc đất, quá trình canh tác sử dụng đất không đúng dẫn đến gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 4,6 tỷ đồng.
3 cặp vợ chồng gồm Y Thoai Byă- H’Blút Niê, Y Wem Byă- H’Nĩ Niê, Y Thiên Ktla- H’Nut Byă là đồng phạm với vai trò giúp sức cho các cán bộ địa chính này thực hiện hành vi phạm tội.
Riêng ông Hưu đã thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các công việc của cán bộ địa chính thuộc quyền, đã ký xác nhận vào hồ sơ đề nghị bồi thường đất và hỗ trợ trái quy định gây thiệt hại hơn 3,5 tỷ đồng cho Nhà nước.
Tại phiên tòa sơ thẩm, các luật sư bào chữa cho các bị cáo đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để triệu tập đại diện UBND huyện Ea Kar cùng một số cơ quan đơn vị liên quan.
Các luật sư cũng đề nghị trưng cầu giám định tâm thần đối với bị cáo Y Wem Byă. Vì tại phiên tòa, bị cáo này có nhiều biểu hiện bất thường như không trả lời được các câu hỏi, không biết địa chỉ nhà…
Sau khi hội ý, HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa để trưng cầu giám định tâm thần đối với bị cáo Y Wem Byă.
Liên quan đến vụ án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã tách các vụ việc như: 30 hộ dân được nhận bồi thường, hỗ trợ hơn 32 tỷ đồng không đúng quy định; vụ việc có dấu hiệu sai phạm của nhiều cán bộ thuộc UBND xã Cư Elang và UBND huyện Ea Kar trong thực hiện nhiệm vụ… để tiếp tục điều tra.
Ngày 21/5, mở lại phiên tòa sơ thẩm vụ gian lận thi cử ở Sơn La
Tại phiên tòa này, sẽ có 87 người liên quan và người làm chứng trong vụ án được triệu tập.
Ngày 21/5 tới đây, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La sẽ mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Trần Xuân Yến và đồng phạm về tội: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại địa phương.
Theo đó, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La đã tiến hành triệu tập 3 bị cáo tại ngoại và trích xuất 9 bị cáo tại trại tạm giam Công an tỉnh và 87 người liên quan, người làm chứng. 15 luật sư sẽ tham gia bào chữa tại phiên tòa.
Ngày 15/10/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã mở phiên tòa xét xử 8 bị cáo về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Trước đó, ngày 15/10/2019, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La đã mở phiên tòa xét xử vụ gian lận thi tại Sơn La, tuy nhiên, nhiều người làm chứng, người liên quan đã vắng mặt, trong đó có ông Hoàng Tiến Đức, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La.
Để phiên tòa xét xử đúng người, đúng tội, tránh oai sai, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La đã đề nghị các cơ quan có liên quan phối hợp tạo điều kiện cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng có điều kiện thuận lợi nhất tham gia phiên tòa. Đối với những trường hợp cố tình vắng mặt mà không vì lý do hoặc không do trở ngại khách quan, và việc vắng mặt gây trở ngại cho việc xét xử có thể bị dẫn giải.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sơn La, vụ án này có 12 bị can được đưa ra xét xử. Trong đó, 8 bị can bị đề nghị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ" theo khoản 1, khoản 2, Điều 356, Bộ luật Hình sự.
Các bị cáo đưa ra xét xử tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm: Trần Xuân Yến - cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, Lò Văn Huynh - cựu Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Cầm Thị Bun Sọn - cựu Phó Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Nguyễn Thanh Nhàn - cựu Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Nguyễn Thị Hồng Nga - cựu cán bộ Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, Đặng Hữu Thủy - cựu Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Tô Hiệu, Đỗ Khắc Hưng, Đinh Hải Sơn- cựu cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La.
Bốn bị can bị đề nghị truy tố về tội "Đưa hối lộ" theo khoản 2 và khoản 4, Điều 364, Bộ luật Hình sự năm, gồm: Hoàng Thị Thành - cựu Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; Trần Văn Điện - cựu cán bộ Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Chiềng Cơi, thành phố Sơn La; Lò Thị Trường - nông dân ở thành phố Sơn La; Nguyễn Minh Khoa - cựu Phó Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La.
Ngoài ra, các bị can Lò Văn Huynh, Nguyễn Thị Hồng Nga, Cầm Thị Bun Sọn bị đề nghị truy tố thêm về tội "Nhận hối lộ" theo khoản 2 và khoản 4, Điều 354, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo cáo trạng, tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 tỉnh Sơn La, 12 người vì động cơ vụ lợi và lợi dụng chức vụ nên cùng nhau nhận thông tin, tác động nâng điểm cho 44 thí sinh.
Bị can Nguyễn Thị Hồng Nga khi thực hiện nhiệm vụ đã nhận 1,04 tỷ đồng của Trần Văn Điện để nâng điểm cho 4 thí sinh. Bị can Lò Văn Huynh là phó ban chấm thi nhưng khi làm nhiệm vụ đã thỏa thuận, nhận 1,3 tỷ đồng từ Lò Thị Trường và Nguyễn Minh Khoa để nâng điểm cho 3 thí sinh.
Hành vi của Nga và Huynh bị cáo buộc phạm tội "nhận hối lộ". Với số tiền nhận hơn 1 tỷ đồng, 2 bị can bị truy tố tới mức tử hình.
Trong khi đó, bị can Cần Thị Bun Sọn trước khi chấm thi trực tiếp thỏa thuận và nhận nâng điểm cho con trai bị can Hoàng Thị Thành với giá 440 triệu đồng.
Giúp Phan Văn Anh Vũ mua đất công, Trương Duy Nhất hầu tòa Ông Trương Duy Nhất bị VKSND cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xin mua đất công ở Đà Nẵng rồi chuyển tài sản cho Phan Văn Anh Vũ. TAND Hà Nội dự kiến ngày 28/2 sẽ xét xử sơ thẩm ông Trương Duy Nhất (56 tuổi, quê Đà Nẵng) về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi...