Hàng loạt cán bộ hầu tòa vì lập hồ sơ khống chiếm đoạt 12 tỷ đồng
Biết cánh rừng tự nhiên nằm trong khu vực xây Thuỷ điện Sông Bung 2 (Quảng Nam), nhóm người này đã lập hồ sơ khống rồi nhờ các hộ đồng bào dân tộc đứng tên để nhận tiền đền bù gần 12 tỷ đồng.
Ngày 22/7, TAND tỉnh Quảng Nam xét xử sơ thẩm vụ án lập hồ sơ khống để chiếm đoạt tiền đền bù từ Thuỷ điện Sông Bung 2 (huyện Nam Giang, Quảng Nam). 9 bị cáo tại phiên toà bị truy tố về các tội: Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo tại phiên toà hôm nay. Ảnh: Tiến Hùng
Theo cáo trạng, tháng 3/2010 nhóm cán bộ của Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên môi trường Quảng Nam do Phan Tấn Nghĩa làm đội trưởng gồm Trương Hoành, Nguyễn Đức Tuấn, Phan Tấn Thịnh, Hứa Tấn Sỹ và Đinh Công Nhân được giao nhiệm vụ đo đạc khu vực lòng hồ Thuỷ điện Sông Bung 2 để lập hồ sơ đền bù cho các hộ dân thuộc 2 xã Chơ Chun và La Ê (huyện Nam Giang). Theo quy định, nhóm cán bộ này phải phối hợp với chính quyền địa phương cùng với những người có đất bị ảnh hưởng, tiến hành đo vẽ để lập hồ sơ đền bù.
Tuy nhiên, nhóm cán bộ này lại không làm theo quy trình mà đi gặp hai anh em Huỳnh Giao và Huỳnh Văn Hải (trú huyện Đại Lộc), đang kinh doanh tại đây. Biết được thông tin từ nhóm cán bộ, Giao và Hải tìm các hộ dân đồng bào thiểu số để nhờ đứng tên các thửa đất rừng trong khu vực lòng hồ thuỷ điện. Đây là những cánh rừng tự nhiên do Nhà nước quản lý, không có ai canh tác từ trước đến nay.
Video đang HOT
Để thực hiện hành vi, Hải và Giao nhờ các cán bộ xã Chơ Chun thu gom sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân của các hộ dân rồi cung cấp tên cho nhóm cán bộ đo đạc để lập hồ sơ khống. Sau khi hoàn thành thủ tục, Hải và Zơ Râm Pết, Phó chủ tịch UBND xã Chơ Chun yêu cầu những hộ dân này ký vào bản danh sách nhận tiền rồi đưa tiền lại cho Hải. Số tiền nhận được Hải đem cho Pết một ít để chia cho các cán bộ xã đã giúp anh ta và chỉ đem cho các hộ dân đứng tên rất ít so với khoản họ đã ký nhận.
Biết được việc lập hồ sơ khống để nhận tiền đền bù tại xã Chơ Chun, Nguyễn Xanh, Phó bí thư Đảng uỷ xã La Ê bàn bạc với cán bộ chủ chốt xã này nhờ anh em Hải lập hồ sơ khống, lấy tiền bỏ vào ngân sách của xã.
Tổng số hồ sơ khống Hải và Giao đã lập được là 52 với số tiền đền bù lên tới gần 12 tỷ đồng. Trong đó hai anh em này chia cho nhóm cán bộ đo đạc, làm hồ sơ 120 triệu đồng.
Cũng liên quan đến vụ việc, Nguyễn Văn Dũng – chuyên viên của Ban quản lý dự án Thuỷ điện Sông Bung 2 và Nguyễn Văn Hợp – cán bộ phụ trách đền bù giải toả huyện Nam Giang bị truy tố về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Hợp và Dũng được phân công xác định khối lượng tài sản đền bù, tuy nhiên trong quá trình kiểm kê đã không làm đúng quy định, gây thiệt hại cho chủ dự án.
Phiên toà dự kiến được xét xử trong 3 ngày.
Tiến Hùng
Theo VNE
Xét xử nguyên thiếu tá công an lập khống hồ sơ chiếm đoạt tiền đền bù
Hôm qua 17.6, TAND Hà Nội đã mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Ngô Văn Quảng, nguyên thiếu tá Công an Q.Ba Đình cùng 7 đồng phạm về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Đây là vụ án lừa đảo có tính chất đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến kẻ cầm đầu là một cán bộ công an đã được nhiều cấp tòa xem xét.
Bị cáo Ngô Văn Quảng (áo đen sọc) có hành động kỳ quặc tại phiên tòa hôm qua - Ảnh: Hoàng Anh
Trong ngày xét xử đầu tiên, HĐXX tập trung làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị cáo Ngô Văn Quảng (47 tuổi, ngụ tại P.Quang Trung, Q.Đống Đa) - kẻ chủ mưu, thời điểm phạm tội là thiếu tá công an thuộc Công an Q.Ba Đình. Trả lời thẩm vấn của HĐXX, bị cáo này luôn miệng chối bỏ hành vi phạm pháp của mình, việc bị cáo lập hàng loạt danh sách người dân không có thật để hưởng tiền đền bù là do "nhầm lẫn" chứ không phải cố ý. Đáng chú ý, bị cáo này cũng có những hành động khá kỳ quặc tại phiên tòa, như: khi có phóng viên chụp ảnh thì đứng nghiêm tạo dáng, đồng thời giơ ngón tay làm kiểu, nhưng sau đó lại la lối om sòm về việc người chụp ảnh không xin phép mình. Đến khi HĐXX nhắc nhở, việc cho chụp hay không là quyền của tòa thì bị cáo mới im lặng.
Theo cáo trạng, năm 1999, UBND TP.Hà Nội đã ra quyết định cấp gần 4.000 m2 đất thuộc phường Quang Trung và Ô Chợ Dừa thuộc quận Đống Đa cho Báo Thanh Niên để xây dựng Trung tâm kỹ thuật truyền dữ liệu, đường đi và nhà ở cho cán bộ công nhân viên của báo. Vào thời điểm này, trên diện tích đất Báo Thanh Niên được cấp phần lớn là đất ao hồ, chỉ có khoảng 9 hộ dân cư trú. Tuy nhiên sau đó đã có nhiều hộ dân tự ý lấp ao hồ lấn chiếm đất và dựng lên hàng chục căn nhà khác. Quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB) trên khu đất diễn ra khó khăn, phức tạp và kéo dài do sự chống đối quyết liệt, không hợp tác của các hộ dân. Năm 2007, Báo Thanh Niên (chủ đầu tư) xin chủ trương được tự thỏa thuận với người dân, trong đó ký hợp đồng tư vấn hỗ trợ giải phóng mặt bằng với Ngô Văn Quảng, lúc này đang cư ngụ trên khu đất. Theo đó, Quảng lập danh sách các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án; thay mặt họ thỏa thuận về phương án đồng thời nhận tiền đền bù từ chủ đầu tư để chi trả cho các hộ dân này và có trách nhiệm bàn giao mặt bằng sau khi nhận đủ tiền. Đến ngày 10.7.2007, chủ đầu tư và Quảng mới ký văn bản thỏa thuận đo đạc lập hồ sơ kỹ thuật (HSKT) nhưng cơ quan cảnh sát điều tra xác định, trước đó, từ tháng 5.2007, Quảng đã tự ký hợp đồng đo, vẽ lập HSKT với Công ty TNHH một thành viên địa chính Hà Nội. Lời khai của các bên liên quan cho thấy, Quảng tự hướng dẫn cán bộ địa chính đo vẽ, Quảng tự cung cấp tên chủ sử dụng đất cho cán bộ địa chính, tự đưa tên những người không có đất, không có nhà hoặc không có quyền lợi đứng tên chủ sử dụng đất, không chứng minh được họ là ai, ở đâu đứng tên, tạo lập hồ sơ đền bù giả. Sau khi có HSKT, Quảng lập và cấp danh sách các hộ giải phóng mặt bằng đợt 1 và đợt 2 cho chủ đầu tư và cùng soạn thảo biên bản thỏa thuận đền bù giải phóng mặt bằng cho 30 hộ.
Khi có HSKT và biên bản thỏa thuận, Quảng yêu cầu chủ đầu tư phải tạm ứng tiền với lý do để chi trả cho các hộ, Quảng đã trực tiếp nhận tổng số tiền của cán bộ, phóng viên Báo Thanh Niên hơn 16,6 tỉ đồng và hẹn đến 18.10.2008 sẽ bàn giao mặt bằng. Nhưng đến hạn, Quảng không thực hiện và không thể xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất hợp pháp của các hộ. Với số tiền đã nhận từ Báo Thanh Niên, Quảng không quyết toán cho các hộ trong diện được hưởng đền bù, cũng không trả lại cho báo.
Các cơ quan tố tụng xác định Ngô Văn Quảng và các đồng phạm, trong đó nhiều người có mối quan hệ mật thiết với Quảng đã chiếm đoạt hơn 14,8 tỉ đồng của Báo Thanh Niên; Quảng trực tiếp chiếm đoạt hơn 9,8 tỉ đồng thông qua việc làm giả các hồ sơ đền bù...
Theo dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra trong 3 ngày.
Tại phiên xử sơ thẩm lần 1 vào tháng 1.2013, TAND TP.Hà Nội đã tuyên phạt Ngô Văn Quảng mức án chung thân, phạt các đồng phạm với Quảng từ 24 tháng tù treo đến 9 năm tù giam, đồng thời yêu cầu các bị cáo phải trả lại số tiền đã chiếm đoạt, chiếm giữ của Báo Thanh Niên. Do các bị cáo kháng cáo, ngày 19.6.2013, Tòa phúc thẩm TAND tối cao đã mở phiên xét xử phúc thẩm và quyết định hủy án sơ thẩm để điều tra lại. Theo yêu cầu của TAND tối cao, Công an TP.Hà Nội đã điều tra lại và xác định các bị cáo không thay đổi về lời khai so với trước đây, cũng không bổ sung thêm các tài liệu chứng cứ gì khác. Một số nội dung khác đã được làm rõ và không thay đổi bản chất vụ án hay hành vi của Ngô Văn Quảng và các đồng phạm.
Thái Uyên
Theo Thanhnien
Bắt nguyên chủ tịch hội phụ nữ xã lập hồ sơ khống, tham ô tài sản Cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với bà Đinh Thị Tiến (49 tuổi, nguyên Chủ tịch hội phụ nữ xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ) về hành vi "tham ô tài sản". Công an huyện Đức Thọ lấy lời khai của...