Hàng loạt bình cứu hỏa nổ trong ô tô: Tất cả đều đúng…
Cơ quan chức năng xác định, các vụ nổ bình cứu hỏa trong xe ô tô gần đây là do người dân mua bình kém chất lượng, để không đúng cách.
Nhiều vụ nổ nhưng không điều tra
Chiều ngày 18/1/2016, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Tươi – Trưởng Công an xã Song Bình, huyện Chợ Gạo – Tiền Giang xác nhận vụ việc nổ bình cứu hỏa đặt trong chiếc xe ô tô 4 chỗ tại nhà ông Ngô Hiếu Thuận. Rất may vụ việc chỉ làm hỏng một bộ phận của chiếc xe, không có thiệt hại về người.
Nói về nguyên nhân vụ nổ, ông Tươi cho biết, nguyên nhân khách quan là do thời tiết, còn chủ quan là do ông Thuận – chủ chiếc xe ô tô nên công an xã chỉ làm báo cáo gửi lên công an huyện Chợ Gạo mà không điều tra.
“Chúng tôi ghi nhận trường hợp chiếc bình cứu hỏa ông Thuận đặt trong ô tô là loại bình mini, còn hạn sử dụng đến tháng 11/2017. Trên bình có ghi dòng chữ tiếng Anh nhưng lại có xuất xứ từ Trung Quốc, không có giấy chứng nhận của cơ quan PCCC.
Rất có thể đây là bình nhập lậu, bán trôi nổi trên thị trường. Ông Thuận đặt chiếc bình cạnh cửa xe (đây là điều nên tránh mà chuyên gia đã cảnh báo – PV) nên khi có ánh nắng chiếu vào đã làm tăng nhiệt độ trong xe, áp suất trong bình mà phát nổ” – ông Tươi cho biết.
Ông Thuận và chiếc bình cứu hỏa phát nổ trong xe ô tô của mình.
Cũng trong ngày 18/1, anh Nguyễn Hoàng Hải (Q. Ba Đình, TP. Hà Nội) lái chiếc xe BMW, bên trong có chở chiếc bình cứu hỏa loại nhỏ. Khi đang lưu thông trên đường thì chiếc bình cứu hỏa phát nổ, bọt trắng bắn tung tóe khắp chiếc xe của anh Hải.
Video đang HOT
Được biết, chiếc bình này được anh Hải mua ở phố Yết Kiêu, TP. Hà Nội hơn 1 tuần trước khi xảy ra vụ việc. Anh Hải chia sẻ: “Sau sự việc này, tôi thà chịu phạt chứ không dám để bình cứu hỏa trên xe ô tô của mình nữa.
Trước đó, ngày 14/1, tại tỉnh Bến Tre cũng xảy ra một vụ nổ bình chữa cháy trên xe ô tô. Ông Trần Sĩ Nhân (ngụ xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) kể, chiếc xe tải loại 3,5 tấn của ông được cơ quan chức năng hướng dẫn trang bị bình chữa cháy loại lớn hơn so với bình mini của xe ô tô 4-9 chỗ ngồi.
Hôm đó ông tháo chiếc bình ra để vệ sinh xe thì chiếc bình bỗng phát nổ và bay lên làm thủng cả nóc nhà. Ông Nhân lo ngại, không trang bị bình chữa cháy thì sợ bị phạt, nhưng có bình mà lại đối mặt rủi ro nổ như thế này thì còn nguy hiểm hơn.
Ai chịu trách nhiệm?
Cũng trong chiều ngày 18/1, ông Trần Hoài Bảo – Trưởng phòng CSGT tỉnh Tiền Giang cho biết, đã nắm được thông tin nổ bình cứu hỏa xảy ra tại nhà ông Thuận. Nhưng chưa thể xác định rõ nguyên nhân vì sao.
“Việc trang bị bình cứu hỏa cho xe ô tô đã được các đơn vị hành chính của tỉnh Tiền Giang thực hiện nghiêm chỉnh. Còn với người dân, vẫn có nhiều người chưa chấp hành. Hiện nay, chúng tôi chưa nhận được văn bản của Cục CSGT thông báo tiến hành xử phạt hành vi trang bị bình cứu hỏa trên xe ô tô hay không. Chính vì thế, bây giờ người dân trang bị cũng được, không trang bị cũng được” – ông Bảo cho biết.
Nói về hàng loạt bình cứu hỏa nổ trong xe ô tô, Đại tá Nguyễn Thế Từ – Nguyên Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH PCCC cho rằng, việc để một chiếc bình chứa khí, hoạt chất hóa học trong xe chẳng khác nào đặt “quả bom” bên cạnh mình. Bởi, trên thị trường Việt Nam hiện nay, có tới 99% số lượng bình cứu hỏa là loại hàng trôi nổi, không có giấy kiểm định, xuất xứ từ bên Trung Quốc tràn vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau.
“Với bình cứu hỏa đủ tiêu chuẩn, sẽ được thiết kế chịu gấp 3 lần yếu tố thông thường ngoài môi trường. Nhưng với bình không rõ nguồn gốc, kém chất lượng thì nó sẽ nổ bất cứ lúc nào. Với vụ nổ ở Tiền Giang, thời tiết hiện tại trong đó dao động từ 24 – 32 độ C, mức đó chưa đủ để gây nổ bình cứu hỏa được. Còn vụ ở Hà Nội, càng không thể vì nhiệt độ ngoài trời rất thấp. Như vậy chỉ có thể là do người dân mua phải bình kém chất lượng” – ông Từ phân tích.
Theo ông Từ, việc trang bị bình cứu hỏa trên lý thuyết là đúng nhưng chưa thể thực hiện được ở Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam chưa tự sản xuất được bình cứu hỏa mà phải nhập khẩu toàn bộ từ nước ngoài nên nguồn hàng sẽ luôn khan hiếm.
Thứ hai, chưa có sự đồng bộ từ các cơ quan liên ngành. Phía Cục Đăng kiểm – Bộ GTVT nói không có chức năng để kiểm duyệt điều này. Phía Cục Quản lý thị trường – Bộ Công thương cũng từ chối trách nhiệm kiểm tra mặt hàng liên quan tới bình cứu hỏa. Trong khi, phía Bộ Công an cũng chưa có đủ lực lượng để giám sát việc thực hiện bình cứu hỏa đúng quy định.
Việc người dân ồ ạt mua bình cứu hỏa đặt trong xe ô tô trong thời gian qua chỉ mang tính chất đối với lực lượng giám sát, kiểm tra nên xảy ra tâm lý “mua bừa”; “mua cho có”… Từ đó, ông Từ đề xuất Bộ Công an thu lại Thông tư trang bị bình cứu hỏa, chú trọng vào việc đào tạo, nâng cao kỹ năng xử lý tình huống cho người lái xe.
Theo Phu nư TPHCM
Bình chữa cháy "nóng như đám cháy, sốt như vàng"
Nhiều người nói vui rằng, có lẽ nhờ Thông tư 57 mà có dịp được chứng kiến sự rối ren của thị trường... bình chữa cháy "nóng như đám cháy, sốt như vàng". Có vẻ như câu nói đùa này cũng chứa đựng phần nào sự thật...
Loạn giá thị trường, nhập nhằng xuất xứ
Nhận thấy việc trang bị bình cứu hỏa là điều bắt buộc phải làm, những người sở hữu xe ô tô ngay lập tức tìm mua sản phẩm này. Thị trường bình cứu hỏa đột nhiên "sốt xình xịch" cũng là điều dễ hiểu. Theo ghi nhận, suốt hơn một tuần qua, các cửa hàng bán đồ bảo hộ lao động Hà Nội luôn trong tình trạng khan hiếm hàng và bị "thổi" giá gấp 2, 3 lần.
Số lượng người tranh thủ bán sản phẩm bình chữa cháy online cũng tăng lên đột biến. Một chủ cửa hàng trên phố Yết Kiêu cho biết: "Bình 1kg bình thường bán giá 120 nghìn đồng, bình 2kg giá 160 nghìn đồng. Tuần trước nghe đâu có nhiều nơi bán 300 - 500 nghìn đồng/bình. Bây giờ hàng có sẵn nhiều rồi, giá ổn định nên không phải lo lắng".
Nói là vậy nhưng theo khảo sát riêng của người viết, hiện giá cả bình chữa cháy tại các cửa hàng và ở chợ chênh lệch nhau khá lớn. Trên một số trang mạng bán hàng online, giá bán loại bình 500ml, xuất xứ Trung Quốc, Ý dao động từ 120 - 180 nghìn đồng/bình. Riêng đối với bình chữa cháy dạng rắn SR kích cỡ 25cm, 610g, xuất xứ Trung Quốc giá trung bình từ 900 đến 1 triệu đồng. Cùng mặt hàng này, khi hỏi tại các cửa hàng ở Yết Kiêu thì được chào bán với giá 150 nghìn/bình.
Chủ một cửa hàng ở phố Thịnh Yên cho hay: "Người mua chủ yếu tìm loại mini, nhỏ gọn như bình xịt muỗi. Loại này bán chạy nhất vì người ta vốn có tâm lý đối phó, thích các bình gọn nhẹ. Những ngày đầu thấy loại này tiện dụng, nhiều nơi bán 200.000 đồng. Bây giờ bình này chỉ có 70 nghìn thôi". Theo tìm hiểu được biết, loại bình chữa cháy mini khi các chủ hàng nhập vào chỉ có giá 35.000 đồng.
Nói sâu hơn về xuất xứ của bình cứu hỏa ở Hà Nội, anh L - chủ một cửa hàng bán đồ bảo hộ lao động tại đường vành đai 3 không giấu giếm: "Bình cứu hỏa hiện nay trên thị trường không có hàng xịn đâu. Nhiều người bảo là hàng Ý, Hàn Quốc, ở đâu ra mà có. Chủ yếu bình chữa cháy là hàng Trung Quốc".
Không phải ai cũng biết cách sử dụng bình chữa cháy.
Trên một diễn đàn giao lưu về xe ô tô, nhiều người tiêu dùng tỏ ý quan ngại về chất lượng của bình cứu hỏa mini này. Câu hỏi bình cứu hỏa có trở thành "bom nổ chậm" trong xe ô tô hay không đã trở thành vấn đề "nóng", được bàn tán khắp nơi.
Anh Phạm Đức Bảo (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Bình chống cháy mà Bộ Công an yêu cầu lái xe ô tô mang theo xe có ghi những cảnh báo bằng cả chục thứ tiếng, trong đó có đoạn tiếng Anh đại ý là "chất chứa bên trong có áp suất, tránh phơi ra nắng hay đặt trong nhiệt độ cao hơn 50 độ C, không đục cũng như đốt bình sau khi dùng, giữ xa khỏi trẻ con, tránh những nguồn tạo tia lửa". Như vậy, nếu đặt một cái bình trên một chiếc xe ô tô chạy rung lắc suốt ngày, phơi nắng nóng (vì phải để ngoài đường) thì khác gì mang quả bom đặt trong xe. Vì thế nên các nhà sản xuất ô tô không khuyến cáo đem theo bình cứu hoả vì xe con thể tích rất nhỏ, khó có chỗ nào an toàn để tránh nhiệt độ cao".
Đồng quan điểm, anh Phạm Khiêm (thành viên diễn đàn otofun) chia sẻ: "Lý thuyết chỉ là lý thuyết thôi, có những cái không lường hết được. Cứ lý thuyết đấy mà đủ thì chẳng có bình áp suất nào nổ được vì làm gì có bình áp suất nào không có van an toàn? Đến nồi áp suất dùng hàng ngày, cứ thử đun liên tục xem van xả có xả kịp không? Còn ví dụ về bình chưa nổ thì không có nghĩa các bình khác cũng không thể nổ, dù chỉ xác suất 0,1% số bình nổ thì liệu có ai dám để trong xe không?".
Theo tìm hiểu của người viết, những người mua mặt hàng bình chữa cháy tại chợ Thịnh Yên cũng thừa nhận, việc để bình cứu hỏa trong xe ô tô chỉ mang tính đối phó và bản thân vẫn nơm nớp lo sợ chính bình cứu hỏa sẽ phát nổ.
Một vấn đề khác được nhiều người quan tâm là bình cứu hỏa mini có chữa cháy hiệu quả hay không?. Để trả lời câu hỏi này, một thành viên diễn đàn autopro đã quay clip thử nghiệm. Thử nghiệm đầu tiên là dập một đám cháy do xăng gây ra với lượng xăng khoảng 100ml. Chiếc bình cứu hỏa mini khá "vất vả" mới có thể dập tắt được đám cháy. Sau khi sử dụng hết khoảng 2/3 lượng bọt chữa cháy trong bình cứu hỏa, đám cháy nhỏ mới tạm thời được dập tắt, một phần là do lượng xăng đã mau chóng cháy hết vì gió to. Thử nghiệm thứ 2 (từ giây thứ 40) trong đoạn video, họ sử dụng một lượng xăng khoảng 300ml. Với lượng bọt chữa cháy còn lại khá khiêm tốn và đám cháy to hơn, việc dập tắt ngọn lửa là bất khả thi.
Chứng kiến thí nghiệm này, nhiều ý kiến cho rằng câu chuyện bình chữa cháy đang dần có thiên hướng giống với chất lượng mũ bảo hiểm đạt chuẩn âm ỉ suốt nhiều năm nay mà không phương cách giải quyết.
Tạm gác lại câu chuyện chất lượng, hiện nay tình trạng chung mà ai cũng dễ dàng thấy là thị trường bình cứu hỏa đang phải tự điều tiết giá cả. Người tiêu dùng không hề quan tâm đến chất lượng sản phẩm, phần lớn họ đều "nhắm mắt" mua các sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, chỉ để phục vụ mỗi một mục tiêu là để tránh bị xử phạt, qua mặt công an.
Theo Pháp luật Việt Nam
Bình cứu hỏa trên ô tô: Quốc gia nào như Việt Nam? Thông tư 57 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 6/1/2016 quy định chữa cháy bắt buộc đặt trên xe hơi từ 4 chỗ ngồi trở lên đã trở thành tâm điểm nóng nhất trong tuần qua. Liệu trên thế giới, các quốc gia có quy định bắt buộc phải có bình cứu hóa trên xe ô tô? Quả thật, ngay...