Hàng loạt biện pháp đối phó ngập của TP HCM
Gắn chip cảnh báo, lắp camera theo dõi, cập nhật lên cổng thông tin giao thông… là những biện pháp TP HCM làm để đối phó ngập trong mùa mưa năm nay.
Nam Bộ chính thức bước vào mùa mưa. TP HCM được dự báo có lượng mưa lớn hơn những năm trước, tình trạng ngập cũng rất khó lường.
Từ nhiều tháng nay, các đơn vị liên quan đến công tác chống ngập như Sở Giao thông Vận tải, Trung tâm chống ngập, Công ty thoát nước đô thị… đã lên các phương án đối phó trong mùa mưa này.
Vài cơn mưa đầu mùa nhưng nhiều đoạn đường ở TP HCM đã bị ngập nặng. Ảnh: A.X
Hiện, có 40 điểm ngập do mưa và 9 điểm ngập do triều ở những tuyến đường lớn do trung tâm chống ngập giám sát; 171 điểm ngập ở những tuyến đường hoặc hẻm do quận huyện quản lý.
Các đơn vị đã sẵn sàng nhân sự, trang thiết bị, dụng cụ… phục vụ công tác điều tiết giao thông, triển khai lực lượng sẵn sàng ứng phó, phối hợp điều tiết, phân luồng khi xuất hiện ngập.
Các rào chắn đang được dựng lên, biển báo chỉ dẫn, cảnh báo để điều tiết giao thông tại các giao lộ lân cận các điểm ngập nước. Sửa chữa, trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn điện tại các điểm ngập.
Ông Đỗ Tấn Long (Trung tâm chống ngập TP HCM) cho biết, đơn vị đã trình Sở Tài chính kế hoạch lựa chọn nhà thầu lắp 35 camera theo dõi các tuyến đường có nguy cơ ngập nặng, kinh phí gần 500 triệu đồng.
“Tác dụng của các camera tương tự trong ngành giao thông. Nó sẽ cung cấp những thông tin về thời điểm mưa, lúc bắt đầu ngập, tình trạng nặng hay nhẹ… từ đó trung tâm sẽ lên phương án ứng phó”, ông Long nói.
Video đang HOT
Nước chảy cuồn cuộn trên đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức) sau cơn mưa đầu mùa. Ảnh: A.X
UBND TP HCM cũng vừa đồng ý giao Khu công nghệ cao TP (SHTP) phối hợp các sở ngành triển khai dự án Ứng dụng chip cảm biến áp suất vào hệ thống giám sát cảnh báo ngập.
Động thái này được đưa ra bởi lâu nay trước mỗi trận mưa hay triều cường, nhân viên Công ty Thoát nước đô thị phải xuống tận nơi, dùng thước đo mực nước rồi báo về công ty triển khai xử lý. Cách làm này rất thụ động vì thường lâm vào tình cảnh “nước đến chân mới nhảy”. Và dù đã lắp camera ở các điểm ngập để quan sát khi có mưa, triều cường nhưng để đo mực nước trong các cửa cống, hố ga, đường ống thì phải có thiết bị đặc biệt.
“Về nguyên lý hoạt động, đầu dò như thiết bị nội soi đặt ngập trong hố ga, mực nước lên xuống sẽ làm thay đổi áp suất tác động lên đầu dò. Tín hiệu từ đầu dò được truyền đến hộp điều khiển có gắn chip cảm biến áp suất. Con chíp sẽ xử lý và truyền phát về máy chủ điều khiển đặt tại công ty”, đại diện Công ty thoát nước đô thị miêu tả ứng dụng.
Sau đó, một phần mềm chuyên dụng sẽ vẽ biểu đồ chính xác độ cao lưu lượng nước trong hố ga và đưa ra cảnh báo. Khi kết hợp số liệu dự báo mưa, triều cường và kết quả quan trắc thực tế mực nước trong hệ thống hố ga, đường ống, công ty sẽ dự đoán được nơi nào, thời điểm nào sẽ bị ngập và ngập sâu bao nhiêu.
Thông tin dự báo ngập nước được Sở GTVT cập nhật qua hệ thống camera và các nguồn khác để đưa lên Cổng thông tin giao thông để người dân sớm nắm bắt. Ảnh: H.C
Trong khi đó, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Trần Quang Lâm cho biết, trong tháng 5 sẽ hoàn thành phương án chi tiết xử lý các khu vực ngập, đặc biệt là các tòa nhà có tầng hầm. Thông tin cho người dân về cảnh ngập và tình trạng ngập.
“Chúng tôi phối hợp với trung tâm chống ngập đưa thông tin lên cổng thông tin giao thông để người dân tiện theo dõi, chọn lộ trình di chuyển cho phù hợp”, ông Lâm nói.
Các thông tin này được cập nhật tức thời qua hệ thống camera quan sát trên các tuyến đường, từ lực lượng tuần tra của Công ty thoát nước, dự báo của Trung tâm chống ngập, hệ thống cảm biến của Công ty Thoát nước đang xây dựng. Nó cung cấp cho người dân biết đoạn đường ngập dài bao nhiêu, sâu bao nhiêu.
Tình trạng ngập mỗi khi mưa và triều cường là nỗi ám ảnh của người dân TP HCM từ nhiều năm nay. Hàng chục nghìn tỷ đồng đã được thành phố đầu tư để chống ngập, song hiệu quả vẫn chưa nhiều.
Cơn mưa lớn kéo dài hơn hai tiếng chiều 15/5 khiến nhiều tuyến đường ngập nặng. Nghiêm trọng nhất là khu vực quận Bình Tân, Tân Phú, quận 6, quận 11, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức…
Tại nút giao Tô Ngọc Vân với đường sắt và đại lộ Phạm Văn Đồng (quận Thủ Đức), nước ngập sâu hơn 0,5 m khiến giao thông hỗn loạn, hàng trăm ôtô, xe máy di chuyển qua vùng ngập nước rất khó khăn.
Mưa ngập cũng gây kẹt xe trầm trọng trên Quốc lộ 1. Đoạn từ ngã tư Bình Phước đến ngã tư An Sương hàng nghìn ôtô xếp hàng di chuyển rất chậm. Nhiều đoạn, xe tải, xe container lưu thông vào làn xe gắn máy dù có dải phân cách…
Hữu Nguyên
Theo VNE
Mùa mưa 2017 cận kề, người dân TP.HCM có thể phải lội nước ngập
Thạc sĩ (ThS) Lê Đình Quyết, Phó Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ cho biết dự báo mùa mưa năm nay, TP.HCM sẽ có những trận mưa trên 100 mm trong vài giờ và có nguy cơ gây ngập.
Dự báo trong mùa mưa có năm nay ở TP.HCM, có những cơn mưa lớn bất chợt sẽ gây ngập lụt.
Chiều 5.5 vào giờ tan tầm, TP.HCM bất ngờ xuất hiện mưa to khiến nhiều người không kịp trở tay, giao thông cũng trở nên ùn tắc cục bộ tại các gầm cầu vượt do người dân đúng trú mưa.
Liên tiếp nhiều ngày trước đó, TP.HCM cũng xuất hiện mưa dông vào nửa đêm hoặc rạng sáng.
Giải thích hiện tượng trên, ThS Lê Đình Quyết cho biết mấy ngày qua trên tầng cao áp cao cận nhiệt đới hoạt động ổn định và có xu hướng nâng trục lên phía bắc. Dưới tầng thấp, từ mặt đất đến mực 1,5km tồn tại rãnh thấp xích đạo cũng có xu hướng nhích dần lên phía bắc (càng gần Nam bộ), ngay trên khu vực Nam bộ có những hội tụ gió tầng thấp.
Do vậy, những ngày qua TP.HCM và Nam bộ thường có mưa về đêm hoặc chiều tối.
Một người dân bất lực kéo xe chết máy giữa nước ngập
Cụ thể, chiều 5.5, tại TP.HCM đã xuất hiện mưa vừa, mưa to, một số quận mưa rất to kèm dông sét mạnh vào giờ tan tầm như: quận 7: 62,3 mm, quận 8: 56,8 mm. Dự báo hai, ba ngày tới mưa sẽ còn lớn hơn không chỉ ở TP.HCM và khoảng trên 2/3 tỉnh thành của Nam bộ.
Theo ThS Quyết, nếu tính trên phạm vi toàn khu vực Nam bộ thì chắc chắn chưa là thời kỳ bắt đầu mùa mưa.
Một số tỉnh như: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, TP.HCM, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang thì đã có dấu hiệu thời kỳ bắt đầu mùa mưa.
Tuy nhiên chưa đủ cơ sở để kết luận đã bắt đầu mùa mưa hay chưa tính đến thời điểm này vì cần phải theo dõi thêm trong vài ngày nữa.
Ngoài ra, ThS Quyết cho biết mùa mưa ở TP.HCM năm nay dù chưa xác định đã bắt đầu hay chưa như đã nói ở trên thì những tháng 5,6,7,8 mưa sẽ nhiều, lượng mưa đạt cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 30%.
Những tháng 9,10,11 sẽ thấp hơn trung bình nhiều năm, cũng khoảng 30%. Những tháng đầu mùa mưa diễn biến phức tạp, sẽ có những trận mưa đạt trên 100 mm trong vòng vài giờ có nguy cơ gây ngập, kèm dông sét, gió giật mạnh.
(Theo Thanh Niên)
Lối thoát khỏi 'ma trận' kẹt xe ở sân bay Tân Sơn Nhất Cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất liên tục ùn tắc nghiêm trọng dù chưa đến cao điểm phục vụ Tết Đinh Dậu. Lối thoát nào để các xe có thể thoát khỏi "ma trận" này? Trưa nay 9/1, hàng nghìn ôtô, xe máy xếp hàng từ sân bay Tân Sơn Nhất đến vòng xoay Lăng Cha Cả (quận Tân Bình, TP.HCM). Hướng...