Hàng loạt báo Nhật lên kịch bản chiến tranh với Trung Quốc
Ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập “Vùng phòng không” trên biển Hoa Đông, 5 trong số 7 tuần báo quốc gia của Nhật Bản đã đưa ra các kịch bản về chiến tranh Nhật – Trung ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trang blog có tên Chiến tranh thật buồn tẻ (War is Boring) dự báo về cuộc không chiến công nghệ cao trên biển Hoa Đông với sự tham gia của chiến đấu cơ Đại bàng F-15 (F-15 Eagle) của Nhật Bản, Chim ăn thịt F-22 (F-22 Raptors) của Mỹ và các máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Theo kịch bản này, một số chiến đấu cơ của Nhật Bản – và một chiếc của Mỹ – sẽ bị bắn hạ, nhưng số máy bay Trung Quốc bị tiêu diệt sẽ lớn hơn. Chiến thắng trong “vòng 1″ sẽ thuộc về “đội” Mỹ – Nhật.
Tàu hải giám Trung Quốc và tàu của Lực lượng canh gác bờ biển Nhật Bản thường xuyên đối đầu nhau ở vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Tuần báo Shukan Gendai dự báo chiến tranh sẽ nổ ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra lệnh bắn hạ một chiếc máy bay dân dụng Nhật Bản sau khi chiếc máy bay này từ chối cung cấp thông tin nhận dạng cho Bắc Kinh khi tiến vào “Vùng phòng không”. Trung Quốc yêu cầu tất cả các máy bay tiến vào “Vùng phòng không” đều phải cung cấp lịch trình bay và thông tin nhận dạng đồng thời tuân thủ mọi yêu cầu của nước này.
Tờ Sunday Mainichi, một trong những tờ báo cấp quốc gia của Nhật Bản, đăng tải một bài báo với dòng tít: “Chiến tranh Trung – Nhật sẽ nổ ra vào tháng Một”. Tờ báo này dự báo rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ, khiến các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh cho rằng cần phát động một cuộc chiến tranh với Nhật Bản xấu xa để đánh lạc hướng chú ý của dư luận khỏi các vấn đề nội bộ nước này.
Nhiều nhà phân tích quân sự bình luận về điểm mạnh và điểm yếu của 2 “phe” trong cuộc xung đột này. Theo đó, Trung Quốc có lợi thế về số lượng căn cứ không quân và các căn cứ ở khá gần “chiến trường” còn Nhật Bản có lợi thế về độ tinh nhuệ và chất lượng so với các máy bay và tàu hải quân của Bắc Kinh.
Hiện tại không quân Nhật Bản chỉ duy trì một phi đội gồm 20 chiếc F-15 tại Naha, thủ phủ và thành phố lớn nhất đảo Okinawa, và máy bay cùng các phi công nước này đang phải “gồng mình” để tiến hành tuần tra hàng ngày ở không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để canh chừng những máy bay nước ngoài xâm nhập. Trong năm tới, Nhật Bản sẽ bổ sung thêm một phi đội 20 máy bay F-25 nữa cho Naha.
Nhật Bản có thể huy động máy bay tiếp viện từ các khu vực khác ở nước này, nhưng điều đó vẫn bị hạn chế vì nước này thiếu căn cứ ở gần chiến trường. Tất nhiên điểm yếu này có thể đướgiari quyết bằng một hoặc một vài tàu sân bay Mỹ, nếu Mỹ bị lôi kéo vào cuộc xung đột này. Mỗi tàu sân bay Mỹ chở theo khoảng 70 máy bay chiến đấu.
Và có khả năng, Mỹ sẽ bị lôi kéo vào cuộc xung đột này. Việc Washington tuyên bố trung lập về Senkaku/Điếu Ngư có vẻ không lôgíc. Theo hiệp ước quốc phòng song phương Mỹ – Nhật, Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ quần đảo này, cũng giống như toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, nếu có xung đột xảy ra.
Theo tác giả Todd Crowell, sẽ là kì quặc nếu Mỹ bị lôi kéo vào một cuộc chiến với một Trung Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân chỉ vì một quần đảo không có người ở và không có vai trò chiến lược gì. Tuy nhiên, trong 60 năm qua, Tokyo đã “đầu tư” để sử dụng hiệp ước này bằng cách cung cấp các căn cứ quân sự cho Mỹ đặt quân đội ở nước này và có thể Nhật Bản sẽ “thu hồi vốn” bằng cách kêu gọi Mỹ thực thi nhiệm vụ của nước này.
Mặc dù hầu hết các kịch bản chiến tranh trên đây chỉ là giả định và là kết quả của sự tưởng tượng, có rất nhiều biến cố đã thực sự xảy ra trong suốt 12 tháng qua.
Các tàu hải giám Trung Quốc đều đặn xuất hiện tại vùng biển mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cho tới nay, Trung Quốc mới chỉ điều động các con tàu bán quân sự và Nhật Bản cũng chỉ đáp trả bằng lực lượng canh gác bờ biển mà chưa dùng tới lực lượng hải quân . Tuy nhiên, máy bay chiến đấu Nhật – Trung đã đối đầu nhau trên không phận của quần đảo này một vài lần.
Video đang HOT
Trong khi đó, chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe bị Trung Quốc và một số nước nhìn nhận là chính quyền có tư tưởng hiếu chiến. Trong năm nay, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua kế hoạch thành lập một Hội đồng an ninh quốc gia mới, bản sao Hội đồng an ninh quốc gia của Mỹ, và luật về bí mật quốc gia nhằm trấn an Mỹ về nguy cơ rò rỉ thông tin quốc phòng.
Vừa qua, Nhật Bản đã thông qua kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng để đối phó với cái gọi là mối đe dọa từ Trung Quốc.
Trong năm qua đã xảy ra những biến cố dưới đây trong căng thẳng Nhật – Trung.
Trong tháng Một, Trung Quốc ngắm bắn ra đa tên lửa vào tàu khu trục Nhật Bản. Thông thường hành động này ám hiệu tàu chiến Trung Quốc sẽ bắn tên lửa vào tàu Nhật Bản. Trong vụ việc này, tàu Nhật Bản đã quyết định tránh tàu Trung Quốc.
Hải quân Nhật Bản hạ thủy tàu chiến lớn nhất, Izumo, còn có thể sử dụng làm tàu chở máy bay trực thăng và một số nước coi đây là tàu sân bay hạng nhẹ.
Khoảng 1.000 quân bộ binh Nhật Bản đã tham gia vào cuộc tập trận Dawn Blitz với lính thủy đánh bộ Mỹ để rèn luyện kĩ năng bảo vệ hoặc nếu cần thiết sẽ lấy lại một hoặc cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong một cuộc tập trận, Nhật Bản đã đặt các tên lửa chống tàu trên đảo Miyako, hòn đảo nằm bên Kênh Miyako, con đường hàng hải chiến lược đủ độ sâu và rộng để các tàu chiến đi qua. Đôi khi Hải quân Trung Quốc điều tàu đi qua kênh này để tham gia các cuộc tập trận ở Thái Bình Dương.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết bộ này đang xem xét phương án bắn hạ bất kỳ máy bay không người lái nào của Trung Quốc xâm phạm không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bộ này cho rằng không giống máy thông thường, máy bay không người lái không thể đáp trả lại các cú bắn cảnh cáo.
Rõ ràng, có nhiều điều phải lo ngại cho năm sắp tới.
Theo Infonet
Nhật lên kịch bản chiến tranh Trung Quốc trong 10-15 năm
Để đối phó với vùng nhận diện phòng không mà Trung Quốc vừa lập, cũng như người láng giềng hung hăng, Nhật Bản đã tổ chức hội nghị và lên sẵn 3 kịch bản cho điều tệ hại nhất: chiến tranh.
Sẵn sàng cho tương lai 10 - 15 năm
Tờ Người lao động dẫn tin của Wantchinatimes cho biết Nhật Bản đã đáp trả hành động thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc bằng cách tổ chức một cuộc hội nghị qua truyền hình ngày 26/11 để bàn về phương pháp đối phó với Bắc Kinh.
Theo đó, Tokyo sẽ mở rộng 3 mặt trận đấu tranh với Trung Quốc về ADIZ bao gồm Đài Loan, tuyến đường thủy Miyako và tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong vòng 10-15 năm tới.
Tờ Sankei Shimbun (trụ sở tại Tokyo) cho biết tham gia hội nghị có các lãnh đạo cao cấp của đơn vị Phòng không phía Bắc Nhật Bản, lực lượng Phòng không trung ương, Quân chủng Phòng không phía Nam và sư đoàn Không quân hỗn hợp Tây Nam đóng tại Yokota.
Theo Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF), từ đầu năm đến nay, máy bay chiến đấu F-15J của đơn vị này đã tiến hành tập trận để kiểm tra khả năng phòng thủ của các hệ thống radar Trung Quốc. JASDF đưa ra kết luận kết luận hệ thống radar trên có thể phát hiện sự chuyển động của máy bay ở một độ cao nhất định.
Máy bay F-15J của Nhật Bản
Hệ thống radar Nhật Bản ở quận Kyoto có tầm bao phủ toàn bộ không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong khu vực tranh chấp, bao gồm cả tuyến đường thủy Miyako, qua đó chiếm lợi thế trước cuộc xung đột với Bắc Kinh thời gian tới.
Nhận thấy lợi thế này có thể sẽ bị mất nếu quần đảo tranh chấp rơi vào tay Trung Quốc, cuộc họp đã soạn ra 3 kịch bản cho cuộc chiến.
Thứ nhất là kiểm tra khả năng Trung Quốc chỉ có thể tấn công vào quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà không ra ngoài các khu vực khác. Thứ hai là Trung Quốc tấn công đồng thời vào quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và tuyến đường thủy Miyako. Thứ ba, cả 2 mục tiêu trên cùng với Đài Loan đều là các mục tiêu tiềm năng.
Mỹ có cùng Nhật kề vai sát cánh?
Cuộc họp kết thúc trong căng thẳng trước dự đoán xung đột giữa các máy bay quân sự của 2 nước sẽ tăng lên trong tương lai, khi Bắc Kinh gửi máy bay chiến đấu thường xuyên tuần tra khu vực ADIZ.
Tuy nhiên, trong những kịch bản được dựng lên, Nhật Bản không nói tới vai trò của Mỹ, người đồng minh luôn tuyên bố sẽ kề vai sát cánh với đảo quốc mặt trời.
Việc không nhắc tới sự hiện diện của quân đội Mỹ nếu trường hợp xấu nhất xảy ra đã cho thấy, người Nhật hoàn toàn chủ động trước Trung Quốc và tin tưởng vào sức mạnh quân sự của mình.
Mỹ - Nhật tập trận hôm 25/11
Xét về tương quan lực lượng giữa hai quốc gia Đông Bắc Á này, thì có thể dùng câu kẻ tám lạng người nửa cân là hợp lý. Bởi lẽ, Nhật Bản có lợi thế về một quân đội tinh luyện, trang thiết bị hiện đại, tính kỹ chiến thuật cao, đồng thời thường xuyên có sự phối hợp huấn luyện với quân đội Mỹ - quốc gia thiện chiến nhất thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc có thể kém Nhật Bản về tính hiện đại, tức kém về chất, nhưng Trung Quốc lại hơn hẳn về lượng, kể cả trên không, trên bộ, trên biển.
Tuy nhiên, Nhật Bản có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc nếu xảy ra cuộc đối đầu thực sự. Bởi lẽ, quân đội Nhật Bản từng trở thành một thế lực hùng mạnh trong thế chiến thứ hai, đã kinh qua đánh đông dẹp bắc. Còn Trung Quốc, khả năng thực chiến của quân đội hiện đại nước này không có gì nhiều ngoài những cuộc tập trận.
Một yếu tố then chốt khác là quân đội Trung Quốc tuy giàu về lượng, nhưng lại trải dài trên một lãnh thổ rộng lớn, gấp nhiều lần Nhật Bản. Đồng thời, Trung Quốc còn rất nhiều mối lo, để xuất toàn lực đánh với Nhật Bản, quốc gia này sẽ phải mất thời gian điều động binh lực, chưa kể đến những thách thức vấp phải khi quân đội dồn đọng vào một vị trí. Còn Nhật Bản, lãnh thổ nhỏ, Nhật Bản sẽ nhanh chóng có thể dốc toàn lực mà đánh đòn phủ đầu với Trung Quốc.
Chưa kể, trong 10 - 15 năm tới, nếu Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự, thì Nhật Bản cũng là nền kinh tế thứ ba, giữa việc đầu tư dàn trải của Trung Quốc và việc đầu tư tập trung, thì trong trường hợp này, chưa biết được chiến thuật "lấy thịt đè người" có phát huy tác dụng?
Radar Xband Mỹ triển khai tại Nhật Bản
Còn về yếu tố Mỹ trong chiến tranh Trung - Nhật, có thể Nhật Bản không đề cập tới, nhưng Trung Quốc chắc chắn không thể bỏ qua. Việc Mỹ - Nhật thường xuyên tập trận, Mỹ trang bị vũ khí, tăng cường căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản không phải để đứng nhìn đồng minh bị bắt nạt.
Gần đây nhất, chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận diện phòng không, Mỹ - Nhật Bản đã có cuộc tập trận quy mô lớn AnnualEx 2013 để khẳng định khả năng tác chiến, bảo vệ lãnh thổ của Nhật Bản của liên quân này.
Nhưng thực tế, liệu kịch bản mà Nhật đưa ra đã phải áp dụng trong thời gian 10 - 15 năm hay chưa, thì câu trả lời lại thuộc về Trung Quốc. Quốc gia này đã sẵn sàng cho chiến tranh với kình địch hay chưa?
Mặc dù Trung Quốc hung hăng, đơn phương, tuy nhiên, biết địch biết ta, bản thân truyền thông nước này, tờ Thiết Huyết đã có bài bình luận, cho rằng trong 40 năm tới, Trung Quốc mới đủ sức mạnh để một đòn chiếm gọn Senkaku/Điếu Ngư.
Như vậy, với tiềm lực hiện tại, Nhật Bản đã sẵn sàng cho một cuộc đụng độ. Còn trong tương lai, ở cạnh một người láng giềng dã tâm, chắc chắn Nhật cũng không quên đề phòng.
Theo Báo Đất Việt
Trung Quốc vẽ kịch bản chiến tranh với Mỹ-Nhật Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 07/12 vừa đăng tải một loạt ảnh với tiêu đề: "Trung-Mỹ đại chiến, Mỹ đặt J-20 vào thiết bị ngắm bắn".. Loạt ảnh này được trích trong video mang tiêu đề Trung Quốc quật khởi, giới thiệu trò chơi Battlefield-4 do công ty sản xuất trò chơi điện tử nổi tiếng của Mỹ là Electronic...