Hàng lậu dưới vỏ bọc ‘bưu phẩm’
Tuần qua, một tổng kho hàng ngay giữa Thủ đô Hà Nội của Cty chuyển phát nhanh đã bị phát hiện có nhiều hàng hóa vi phạm pháp luật.
Đáng nói, Công ty vận chuyển sở hữu kho này có liên quan đến việc phân phối hàng của tổng kho hàng lậu có diện tích lên đến hơn 10.000m2 ở Lào Cai mới được Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT Lào Cai phát hiện cách đây 2 tuần.
Lực lượng QLTT kiểm đếm kho hàng ở Cảng ICD Mỹ Đình
Vận chuyển hàng dưới vỏ bọc “ bưu chính”
Cụ thể, Đội quản lý thị trường (QLTT) số 1, Đội QLTT số 6 (Cục QLTT Hà Nội) cùng thành viên Tổ 368 (Tổ công tác về Thương mại điện tử – Tổng Cục QLTT) tiến hành kiểm tra Cơ sở dịch vụ bưu chính Thuận Phong của Công ty TNHH Một thành viên Chuyển phát nhanh Thuận Phong – Chi nhánh Hà Nội (người đứng đầu Chi nhánh là ông Fang Hong Yuan, quốc tịch Trung Quốc; Trụ sở chính Công ty tại 199 đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, TP HCM).
Video đang HOT
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh; Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh; Giấy phép hoạt động bưu chính, được cung ứng dịch vụ bưu chính với các nội dung: Dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 2kg; Cung ứng trong phạm vi liên tỉnh (63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Tuy nhiên, thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện số lượng hàng hóa rất lớn được đóng trong các thùng các tông, bao tải, túi ni lông… bên ngoài có dán các thông tin về chủ hàng như: Tổng kho Thanh Vân, Shop Hồng Thắm, Shop Hương Ngát…
Qua kiểm đếm, các mặt hàng gồm bao gồm chăn ga các loại mang nhãn Zara Home; Quần áo Adidas, ấm đun nước điện, mặt nạ đắp mặt, táo sấy khô đóng hộp, cao xoa bóp, kem đánh răng, xịt khoáng, mỹ phẩm dưỡng da, dầu gội đầu, dầu xả, sữa bột, bóng đèn ô tô, xe máy, đui đèn cảm ứng, máy tập thể lực, đồ gia dụng các loại…
Ngoài ra còn sản phẩm tiết kiệm điện (loại thiết bị đã được cơ quan chuyên môn cảnh báo là lừa dối người tiêu dùng), các loại miếng dán giảm cân, tiêu mỡ được để dời chưa đóng bao bì và có bao bì kèm theo thể hiện mã vạch và sản xuất tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Tổng số hàng hóa có số lượng trên 100.000 sản phẩm và hơn 20 bao hàng hóa đang được tiếp tục kiểm đếm.
Được biết, doanh nghiệp chỉ cung cấp được một hóa đơn giá trị gia tăng liên quan đến 340 máy tập bụng TOSHIKO. Nhưng thực tế đối chiếu đối với hàng hóa cụ thể thì không trùng khớp về chủng loại, kích thước. Ngoài ra cơ sở không xuất trình được hóa đơn chứng từ gì khác.
Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh, làm rõ chủ hàng cụ thể của từng lô hàng lậu, hàng có dấu hiệu giả sở hữu trí tuệ, hàng có dấu hiệu giả xuất xứ cũng như các hàng hóa không đúng với bản chất, công dụng của hàng hóa (lừa dối người tiêu dùng) và các vi phạm khác.
Công ty bưu chính tham gia hoạt động phân phối?
Kho hàng này nằm trong khuôn viên Cảng ICD Mỹ Đình (số 17 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Theo đại diện Tổng cục QLTT, cảng ICD Mỹ Đình là cảng chuyên dụng, nơi đặt trụ sở của cơ quan Hải quan nhằm thực hiện hoạt động kiểm tra hàng hóa, thông quan cho các hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam bằng đường hàng không. Do đó, hoạt động của tổng kho này dễ bị nhầm lẫn với hoạt động hải quan.
Ông Nguyễn Kỳ Minh, Tổ trưởng Tổ 368 chia sẻ với Báo PLVN, việc phát hiện các tổng kho chứa hàng hóa này thực sự rất khó khăn. Do các chủ hàng dùng các kênh của các công ty chuyển phát chuyên nghiệp để vận chuyển hàng hóa, rất khó để phát hiện vì các công ty này có kho riêng biệt, lại tinh vi trong lựa chọn địa điểm đóng kho hàng như Cảng ICD Mỹ Đình nói trên.
Ngoài ra, còn một vướng mắc do Luật Bưu chính quy định khiến cho lực lượng QLTT không thể dừng đỗ các loại xe bưu chính khi đang lưu thông nên việc kiểm tra các xe bưu chính khi đang vận chuyển bưu phẩm hàng hóa là không thể. Còn một yếu tố gây khó khăn trong việc phát hiện kho hàng ở Cảng ICD Mỹ Đình là do công ty chuyển phát có yếu tố nước ngoài nên việc xác minh thông tin phải rất kỹ càng, cẩn thận.
Cũng theo ông Minh, Công ty vận chuyển sở hữu kho ở Cảng ICD Mỹ Đình cũng có liên quan đến việc phân phối hàng của tổng kho hàng lậu có diện tích lên đến hơn 10.000m2 ở Lào Cai mới được Tổng cục QLTT và Cục QLTT Lào Cai phát hiện cách đây 2 tuần.
Hiện các lực lượng chức năng đang tìm hiểu sự liên quan giữa các công ty chuyển phát chuyên nghiệp với hoạt động của các chủ kho hàng. “Không loại trừ trường hợp các công ty chuyển phát cũng tham gia phân phối hàng hóa nên vụ việc đang được kiểm tra, xem xét rất cẩn thận” – ông Minh nói.
Đây là vụ việc điển hình của lực lượng QLTT trong việc chủ động phát huy nội lực bằng cách phối hợp giữa các đơn vị trong lực lượng cụ thể như Tổ 368, Đội QLTT cơ động và Đội QLTT địa bàn, Cục QLTT Hà Nội. Đồng thời nhận diện rõ hơn trong việc phát hiện thêm thủ đoạn rất tinh vi khi lợi dụng kẽ hở của luật pháp để vận chuyển buôn bán hàng vi phạm pháp luật.
Phát hiện 3 kho hàng lậu, hàng giả ở chợ trung tâm Móng Cái
Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh phát hiện 3 kho hàng tại chợ trung tâm TP Móng Cái chứa nhiều mặt hàng không giấy tờ, nguồn gốc, giả mạo nhãn hiệu.
Kiểm tra 3 kho hàng tại Chợ Trung tâm Móng Cái (phường Trần Phú, Móng Cái, QN), Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh) phát hiện nhiều vi phạm về hành vi hàng hóa nhập lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền.
410 chiếc máy tính xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Casio tại kho hàng của chị Vũ Thị Hợi (sinh năm 1992).
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 410 chiếc máy tính xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Casio tại kho của chủ hàng Vũ Thị Hợi (SN 1992); 580 đơn vị mỹ phẩm nhập lậu tại kho của chủ hàng Hoàng Thị Nhâm (SN 1982) và 1.200 đôi giày giả mạo nhãn hiệu Converse của chủ hàng Phạm Thị Huệ (SN 1991)
Phát hiện kho hàng lậu số lượng lớn tại cảng Mỹ Đình Sau hơn một ngày kiểm đếm, lực lượng chức năng mới thống kê được hơn 100 nghìn sản phẩm gồm nhiều chủng loại mặt hàng không có giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ, nghi bị làm giả tại một kho hàng trong khu vực Cảng ICD Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Một phần số lượng hàng hóa không có nguồn...