Hàng không VN “vung tay” mua sắm tàu bay hiện đại
3 hãng hàng không Việt Nam đồng loạt “vung tay” mua sắm hàng loạt tàu bay hiện đại như: Boeing B787, Airbus A350, B787, Airbus 321… Các loại tàu bay này sẽ được nhập về và đưa vào khai thác từ cuối năm 2014 và đầu 2015.
Ông Phạm Ngọc Minh – Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết: hiện nay VNA có 83 máy bay các loại và đội tàu bay của hãng được đánh giá thuộc loại trẻ trong khu vực. Ngoài máy bay ATR72 (30 ghế) và A321 (180 ghế) được sử dụng phục vụ các tuyến ngắn, VNA còn có đội tàu bay thân rộng Boing777 phục vụ đường bay dài xuyên lục địa.
Tuy nhiên, theo ông Minh, trong tương lai gần VNA sẽ là hãng hàng không đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á tiến hành thay đội tàu bay thân rộng đang sử dụng tương đối phổ cập trên thế giới bằng đội tàu bay mới hiện đại.
Chiếc máy bay A350 được Vietnam Airlines đặt mua sắp được lắp ráp hoàn thiện và đưa vào khai thác trong tháng 5/2015.
Theo kế hoạch, từ tháng 5/2015 VNA sẽ bắt đầu thay thế bằng đội tàu bay thế hệ mới hiện đại nhất thế giới như: Airbus A350 và Boeing B787. Hai loại tàu bay thế hệ mới này ngoài tiết kiệm nhiên liệu, thận thiện với môi trường còn được trang bị tiện nghi hiện đại với ghế hạng C có thể bấm nút tự động ngả xuống thành giường, có Wifi intenet… phục vụ khách hàng có thu nhập cao.
Điều đáng nói, kế hoạch thay đổi đội tàu bay thân rộng của VNA diễn ra chỉ trong vòng 3 năm. Theo đó, từ giữa năm 2015 đến đầu năm 2019 VNA sẽ tiếp nhận 33 tàu bay thế hệ mới, trong đó có 19 tàu Boeing B787 và 14 tàu Airbus350. Đội tàu bay thế hệ mới này sử dụng cho các chặng bay đường dài: Châu Âu, Châu Mỹ…
Không chỉ chú trọng vào đội tàu bay thế hệ mới hiện đại phục vụ các tuyến bay đường dài, tháng 7 vừa qua VNA và cổ đông Qantas đã quyết định đầu tư thêm 35 triệu USD cho hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific, với tỷ lệ 25 triệu USD (Vietnam Airlines) và 10 triệu USD (Qantas) nhằm thực thi chiến lược tái cấu trúc toàn diện hãng giá rẻ này.
Để hiện thực hóa kế hoạch đặt ra, ngày 5/11 vừa qua, tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP. HCM), Jetstar Pacific đã nhận thêm 1 máy bay Airbus A320 thế hệ Sharklet mới xuất xưởng của Tập đoàn Airbus để đưa vào phục vụ hành khách trên đường bay nội địa và quốc tế.
Video đang HOT
Cũng ngay trong tháng 11 và 12 này Jetar Pacific sẽ đưa về thêm hai tàu bay A320 và A321 để nâng tổng số đội tàu bay của hãng lên con số 10.
Đại diện Jetar facific cho biết: Dự kiến sang năm 2015 đội tàu bay của hãng sẽ tăng lên từ 13 đến 15 chiếc cùng với việc mở thêm các đường bay quốc tế TP.HCM – Singapore, TP.HCM – Macao, TP.HCM – Thái Lan…
Ông Lê Hồng Hà – Tổng Giám đốc Jetstar Pacific cho biết, việc trẻ hóa đội bay là chủ trương đã được các cổ đông ủng hộ nhằm đem đến cho đông đảo khách hàng tại Việt Nam sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn, giá cả vừa với túi tiền.
Chiếc máy bay đầu tiên trong đơn đặt hàng của Vietjet Air sẽ được đưa về nước trong tháng 11 tới.
Như vậy, kể từ thời điểm phần vốn Nhà nước mà đại diện là SCIC (nắm giữ gần 70%) tại hãng này đã được chuyển sang cho VNA hồi năm 2012, hoạt động thương mại của Jetstar Pacific đang dần được cải thiện theo hướng tích cực.
Trong khi đó, dù là hãng hàng không còn khá non trẻ nhưng Vietjet Air đã thực hiện kế hoạch phát triển đội tàu bay thông qua việc ký thỏa thuận nguyên tắc đặt mua 92 máy bay và thuê 8 chiếc của nhà sản xuất máy bay Airbus với giá trị giao dịch vào khoảng 9,1 tỷ USD.
Ông Vũ Phạm Nguyên Tùng – Giám đốc phát triển của VietjetAir cho biết: Trong 100 chiếc máy bay Vietjet Air ký kết hợp đồng mua và thuê của Airbus có 6 chiếc A321 còn lại là A320. Hiện tại, Vietjet Air đang khai thác 16 tàu bay các loại phục vụ các đường bay trong nước và quốc tế.
Theo kế hoạch đến cuối năm nay hãng sẽ nhận thêm 3 tàu bay mới và ngay trong tháng 11 này hãng sẽ nhận chiếc máy bay đầu tiên trong tổng số 100 chiếc đã ký kết thỏa thuận mua với nhà sản xuất máy bay Airbus.
Cùng với việc phát triển đội tàu bay hiện đại, Vietjet Air đã và đang phát triển thêm các đường bay đi Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và một số nước Đông Âu.
Không dừng lại ở đó, ông Tùng cho biết hãng cũng đang nghiên cứu mở các đường bay dài sang các nước châu Âu và có thể sẽ ký kết hợp động mua sắm các loại tàu bay thân rộng, hiện đại với các nhà sản xuất máy bay.
Theo VietNamNet
Bộ trưởng Thăng bức xúc vì bã kẹo cao su ngập Nội Bài
"Giám sát thì đứng chắp tay sau lưng còn nhân viên chuyển đồ thì đứng thõng lưng ném đồ xuống. Bã kẹo cao su ngập từ tầng 1 đến tầng 4 không quét dọn", Bộ trưởng Thăng bức xúc.
Nói về chất lượng dịch vụ tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất trong cuộc họp chiều 6/11, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Hàng không Việt Nam cho hay, dù một số dịch vụ như hệ thống nước lọc, wifi đã được lắp đặt phục vụ hành khách; giá cả dịch vụ ăn uống đã giảm... nhưng vẫn còn những tồn tại. Đáng kể nhất là tình trạng quá tải và tắc nghẽn cục bộ tại các quầy làm thủ tục, soi chiếu an ninh, kiểm tra hải quan.
Bên cạnh đó, phòng vệ sinh một số thiết bị xuống cấp chưa được thay thế kịp thời, thiếu giấy nhà vệ sinh. Một số trang thiết bị trong nhà ga đã xuống cấp, wifi đã có nhưng chất lượng chưa cao; lộn xộn trong việc cung cấp dịch vụ taxi...
Ông Thanh cũng thừa nhận việc thái độ phục vụ, kỹ năng giao thiếp của các nhân viên hàng không còn thiếu chuyên nghiệp, nhiều biểu hiện vô cảm, hách dịch gây bức xúc cho hành khách.
Khách hàng mệt mỏi vì thời gian lấy hành lý quá lâu. Ảnh: Đ.T.
Còn ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho rằng, chất lượng dịch vụ của Nội Bài chỉ trên được một sân bay ở Rome do họ đang sửa chữa.
"Theo đánh giá của liên minh Skyteam, trong số 20 sân bay cửa ngõ thuộc Skyteam thì Tân Sơn Nhất xếp thứ 18, Nội Bài xếp thứ 19, chỉ trên được một sân bay ở Rome về chất lượng dịch vụ do họ đang sửa chữa. Vào giờ cao điểm, hành khách quốc tế phản ánh có khi phải chờ cả tiếng đồng hồ để lấy hành lý, ông Minh phát biểu.
Về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, ông Vũ Thế Phiệt, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nhận xét, cách vận hành ở Nội Bài "chẳng giống ai".
"Thay vì phải điều nhân viên đi tìm hành khách thất lạc thì họ lại thông báo lên hệ thống phát thanh của sân bay. Có khi chỉ 5 phút/lần gây khó chịu, ô nhiễm tiếng ồn cho hành khách", ông Phiệt nói. Trong tháng 12 sau khi nhà ga quốc tế T2 đi vào hoạt động thì toàn bộ hệ thống loa phát thanh sẽ chuyển về thuộc sự quản lý của cảng hàng không.
Nhận xét về chất lượng của sân bay Nội Bài, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay, bản thân ông cũng phải chịu cảnh "ngồi chuyến bay mấy tiếng đồng hồ về lại phải chờ để lấy hành lý".
"Trong khi mấy ông giám sát thì đứng chắp tay sau lưng còn 2 nhân viên chuyển đồ thì đứng thõng lưng ném đồ xuống. Bã kẹo cao su ngập từ tầng 1 đến tầng 4 không quét dọn, tôi nhắc mới thấy chuyển biến", Bộ trưởng bức xúc.
Bộ trưởng Thăng: "Không thể để tình trạng hành khách thiếu nước rửa tay cũng nhắn tin cho Bộ trưởng".
Bộ trưởng khẳng định, tình trạng quá tải về người ở sân bay không phải vì thừa người mà thiếu người có chuyên môn, năng lực điều hành. Ông ví dụ, trong khi trung bình một kiểm soát viên không lưu quốc tế giờ cao điểm có thể điều hành 50-55 chuyến bay thì kiểm soát viên không lưu của Việt Nam chỉ được hành được 30-35 chuyến.
Bộ trưởng yêu cầu phải đào tạo lại nhân viên, nếu đào tạo lại mà không đạt thì sa thải đối với nhân viên. Còn lãnh đạo không đủ năng lực thì điều chuyển sang làm nhiệm vụ khách hoặc cách chức.
"Không thể để tình trạng hành khách thiếu nước rửa tay cũng nhắn tin cho Bộ trưởng. Lãnh đạo các Cảng phải quan tâm, sát sao, phân trách nhiệm, mỗi người phụ trách mấy cái toilet giao cụ thể ra thì làm gì có nhà vệ sinh bẩn, thiếu giấy".
Trong tháng 11, Cục Hàng không Việt Nam phải ban hành quy chế phối hợp tại các sân bay, phải quy trách nhiệm cho từng đơn vị cụ thể, trong đó Tổng giám đốc các cảng sân bay phải chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng dịch vụ tại các cảng.
"Có bom đấy"; dọa bắn hạ máy bay; mở cửa máy bay để hóng khí trời, sử dụng điện thoại... là các vụ việc điển hình minh chứng cho sự hồn nhiên đáng sợ của người Việt khi đi máy bay.
Theo Zing News
Cổ phần hóa Vietnam Airlines, muốn bay chuyên cơ Chính phủ phải đặt hàng Hậu cổ phần hóa (CPH), Vietnam Airlines được trưng dụng theo yêu cầu của Chính phủ như đơn hàng dịch vụ công, khi Chính phủ trưng dụng vận tải hàng không thì phải đấu thầu... Tương lai Vietnam Airlines sẽ là hãng hàng không 4 sao và đứng thứ 3 khu vực cuối năm 2015. Được định giá 2,7 tỷ USD, phương án...