Hàng không Việt Nam sắp đạt tiêu chuẩn mở đường bay tới Mỹ
Cục hàng không liên bang Mỹ dự kiến phê chuẩn cho cơ quan chức năng Việt Nam năng lực giám sát mức 1 trong năm nay, mở ra cơ hội để các hãng trong nước bay thẳng đến Hoa Kỳ.
Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng hàng không cho biết, trong tháng 5 tới, Cục hàng không Liên bang Mỹ (FAA) dự kiến phê chuẩn không chính thức với Việt Nam về năng lực giám sát mức 1 (CAT1).
“Từ đợt phê chuẩn không chính thức này, nếu kết quả tốt thì FAA sẽ lưu giữ để công nhận chính thức trong năm nay”, ông Thanh cho hay.
Cục hàng không Việt Nam đang duy trì các quy định an toàn của Tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO), nhưng để được FAA duyệt CAT1 thì phải nâng chuẩn nội dung liên quan, gồm việc hoàn thiện bộ quy chế, đảm bảo con người đủ về số lượng và năng lực giám sát…
Ông Thanh khẳng định, Việt Nam đã chuẩn bị kỹ càng năng lực giám sát an toàn hàng không trong nhiều năm và đến nay sẵn sàng để phía Mỹ rà soát các thủ tục quan trọng nêu trên.
Video đang HOT
Vietnam Airlines dự định mở đường bay thẳng đến Mỹ nhiều năm nay. Ảnh: Xuân Hoa
Sau khi đạt CAT1, Cục hàng không Việt Nam sẽ được phép giám sát các hãng có trụ sở tại Việt Nam, nhằm bảo đảm sự tuân thủ quy chế và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để có thể bay thẳng đến Mỹ, không phải quá cảnh ở nước thứ ba.
Năm 2003, Hiệp định hàng không Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, Hiệp định này cho phép các hãng mở đường bay thẳng giữa 2 nước. Chính phủ giao Bộ Giao thông xúc tiến lập đường bay thẳng đi Mỹ, nhưng đến nay chưa hiện thực hoá.
Từ năm 2004, Vietnam Airlines có kế hoạch khai thác chuyến bay thẳng tới bờ Tây nước Mỹ, tuy nhiên đến nay vẫn “vướng” những rào cản về tiêu chuẩn an toàn và năng lực giám sát theo quy định của FAA. Đại diện Vietnam Airlines cho biết, hãng đã nộp hồ sơ xin cấp phép bay thương mại lên Bộ Giao thông vận tải Mỹ và lập kế hoạch khai thác thị trường này vào năm 2018.
Đoàn Loan
Theo VNE
Nhiều chuyến bay chậm do quá tải không lưu
Máy bay tập trung với mật độ cao tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) đã tạo quá tải không lưu, khiến nhiều máy bay phải bay chờ trước khi hạ cánh.
Theo Cục Hàng không, 6 tháng đầu năm, trong số 128.000 chuyến bay của các hãng hàng không trong nước có 15% chuyến bị chậm, 0,6% chuyến bị hủy. Một trong những nguyên nhân gây chậm chuyến là quá tải không lưu tại cảng hàng không (chiếm tỷ lệ 11% tổng số chuyến chậm), cao hơn so với các năm trước. Lỗi của hãng hàng không, kỹ thuật tàu bay chiếm tỷ lệ 10%.
Theo lãnh đạo Cục Hàng không, các chuyến bay với mật độ cao tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất đã tạo quá tải không lưu, khiến nhiều máy bay phải bay chờ trước khi hạ cánh.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó giám đốc Cảng vụ miền Nam, dẫn ví dụ dịp cao điểm tháng 7, mỗi ngày sân bay Tân Sơn Nhất có khoảng 750 chuyến bay cất hạ cánh, tăng 1,5 lần so với thiết kế, lượng khách tập trung vào khung giờ cao điểm. Một biện pháp giảm quá tải không lưu sân bay Tân Sơn Nhất được đề ra là tăng cường khai thác bay đêm, nhằm giúp kéo giãn các chuyến bay giờ cao điểm.
Sân bay Tân Sơn Nhất rất đông đúc vào giờ cao điểm. Ảnh minh họa: Hữu Công
Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh đánh giá, so với năm trước, các hãng hàng không Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh về số chuyến bay, cụ thể là tăng 27.000 chuyến bay, song tỷ lệ chuyến bay chậm, hủy chỉ tăng thêm 1,3%. Điều đó cho thấy các hãng hàng không Việt Nam và đơn vị cung cấp dịch vụ đã nỗ lực để giảm chậm, hủy chuyến trong bối cảnh hạn chế về hạ tầng cảng hàng không.
6 tháng đầu năm, các hãng hàng không Việt Nam đã đẩy mạnh khai thác và tăng tần suất trên các đường bay nội địa nên lượng hành khách nội địa đạt 14 triệu, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.
Đoàn Loan
Theo VNE
Nguy cơ mất hàng không giá rẻ Áp giá sàn vé hàng không sẽ hạn chế khả năng đi lại của người dân, khó khả thi. Đặc biệt, áp giá sàn coi như "khai tử" hàng không giá rẻ. Theo các chuyên gia, việc áp giá sàn có thể tiêu diệt hãng hàng không giá rẻ và làm giảm khả năng đi lại của người dân. Trong ảnh: Khách lấy...