Hàng không Việt Nam bay tránh vùng tập trận của Trung Quốc gần Đài Loan
Ngày 3-8, Cục Hàng không Việt Nam đã họp với các hãng hàng không triển khai phương án: không bay qua, không bay gần, không chọn sân bay dự bị gần khu vực Trung Quốc tập trận quanh Đài Loan.
Bản đồ các khu vực Trung Quốc dùng để tập trận xung quanh Đài Loan từ ngày 4 đến 7-8 – Ảnh: TÂN HOA XÃ
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đinh Việt Thắng – cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam – cho biết sau khi có thông tin Trung Quốc thông báo tập trận ở các khu vực gần Đài Loan, Cục Hàng không Việt Nam đã họp với các hãng hàng không triển khai phương án bay tránh để đảm bảo an toàn.
Ông Thắng cho biết việc Trung Quốc tập trận gần Đài Loan ảnh hưởng tới các đường bay từ Việt Nam đi Mỹ (do Vietnam Airlines khai thác thường lệ), đường bay từ Việt Nam đến Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Để đảm bảo an toàn, các hãng hàng không sẽ điều chỉnh đường bay, tránh khu vực tập trận theo nguyên tắc: không bay qua, không bay gần, không chọn sân bay dự bị gần khu vực tập trận.
Video đang HOT
Hiện các đường bay thường lệ đã được các hãng hàng không xây dựng theo phương án tối ưu nhất về thời gian bay, nhiên liệu, khả năng đáp xuống sân bay dự bị gần nhất khi có sự cố.
Việc điều chỉnh các đường bay né vùng tập trận của Trung Quốc sẽ khiến quãng đường bay có thể xa hơn, thời gian bay dài hơn, tốn kém chi phí hơn vì tốn nhiều nhiên liệu trong bối cảnh giá nhiên liệu bay Jet A1 tăng liên tục từ đầu năm 2022.
Cục trưởng Đinh Việt Thắng cho biết nếu các hãng gặp khó khăn khi điều chỉnh đường bay qua không phận các nước, Cục Hàng không sẽ hỗ trợ xin phép bay cho các hãng.
Tuy nhiên với tình huống xấu, việc điều chỉnh đường bay khó khăn, tác động của tập trận lớn, các hãng hàng không cần chủ động hoãn, hủy chuyến bay để đảm bảo an toàn và thông báo sớm cho hành khách.
Trước đó, Tân Hoa xã đưa tin từ ngày 4-8 đến 7-8, quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành “các cuộc tập trận quân sự và hoạt động huấn luyện quan trọng” trong tổng cộng 6 khu vực quanh đảo Đài Loan.
Việc này khiến nhiều hãng hàng không có đường bay qua không phận Đài Loan phải thay đổi đường bay, tránh vùng tập trận để đảm bảo an toàn.
Hơn 51.000 lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), từ đầu năm đến thời điểm giữa tháng 6.2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 51.677 người.
Các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đi lao động ở nước ngoài tư vấn, giới thiệu về thị trường xuất khẩu lao động của đơn vị. Ảnh: TTXVN.
Trong đó, đông nhất là thị trường Nhật Bản có 32.053 lao động, Đài Loan (Trung Quốc) là 15.633 lao động; Hàn Quốc là 1.209 lao động; Singapore có 853 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...
Hơn hai năm qua, phần lớn các quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam đều có chính sách phòng chống dịch bệnh COVID-19. Cục Quản lý lao động ngoài nước đánh giá, điều này gây hạn chế hoặc đóng cửa tiếp nhận lao động nước ngoài đến làm việc.
Trong 2 năm qua, số lao động các doanh nghiệp đã tuyển và chờ xuất cảnh là hơn 80.000 người, trong đó có các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc...
Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nướcho rằng, việc nhiều lao động đã được tuyển chọn, đào tạo và làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài nhưng không xuất cảnh được, đã làm ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của bản thân và gia đình người lao động. Vì vậy, đã có một bộ phận người lao động phải tìm kiếm việc làm khác để ổn định cuộc sống.
Đến nay, một số thị trường các nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số thị trường lao động khác cũng đã có chính sách tiếp nhận lao động với các điều kiện và quy định phù hợp trong thời gian qua.
Nhu cầu tiếp nhận lao động ở các thị trường đang tăng lên. Do đó, Việt Nam đặt chỉ tiêu trong năm 2022 là đưa 90.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là hoàn toàn khả thi.
Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trực tiếp là Cục Quản lý lao động ngoài sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước có lao động Việt Nam để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trước diễn biến của dịch bệnh COVID-19 và tổ chức đưa lao động hết hạn hợp đồng về nước theo chỉ đạo của Chính phủ.
Theo đó, Cục kịp thời thông tin và hướng dẫn các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài an toàn trong tình hình dịch bệnh và theo quy định về tiếp nhận lao động nước ngoài của nước sở tại; Tiếp tục nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đẩy mạnh công tác gắn kế giữa doanh nghiệp dịch vụ với các Trường, Cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trong việc chuẩn bị, tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Cục Quản lý lao động ngoài nước tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác tuyển chọn và đào tạo người lao động đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động, tạo vị thế của người lao động ở nước ngoài; Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động, cũng như phòng tránh tình trạng người lao động bị lạm dụng, cưỡng bức khi đi làm việc ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Việt Nam phản ứng trước thông tin Trung Quốc tập trận trên Biển Đông Tại buổi họp báo chiều 7.4, phó phát ngôn Bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng đã nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc tổ chức tập trận trên trên Biển Đông Chiều 7.4, tại họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA)...