Hàng không tăng chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc
Tổng cục Hàng không dân dụng Trung Quốc thông báo cho phép tăng số chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong bối cảnh nước này tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19.
Các hãng hàng không Việt Nam và Trung Quốc tăng tần suất khai thác giữa 2 thị trường lên 2 chuyến/tuần – Ảnh: TUẤN PHÙNG
Cục Hàng không Việt Nam cho biết ngày 16-6, Tổng cục Hàng không dân dụng Trung Quốc có thư gửi Cục Hàng không Việt Nam thông báo đã nhất trí cho phép các hãng hàng không của hai nước được khai thác 2 chuyến bay/tuần, thay vì chỉ được khai thác 1 chuyến bay/tuần như trước đây.
Lý do các hãng được tăng tần suất khai thác là Trung Quốc từng bước khôi phục các chuyến bay quốc tế trong bối cảnh tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19.
Cục Hàng không Việt Nam đánh giá việc tăng tần suất khai thác chuyến bay giữa hai nước là một tín hiệu tốt cho thấy công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả của hai nước. Đồng thời là dấu hiệu tích cực hồi phục thị trường hàng không Trung Quốc – một thị trường quan trọng của các hãng hàng không Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu, du lịch của nhân dân hai nước.
Theo phân tích của Airbus phối hợp với Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế – IATA, dựa trên kết quả thống kê số chuyến bay từ flightrada 24 and Airbus estimate, thị trường hàng không nội địa Việt Nam phục hồi nhanh nhất thế giới, với đà tăng trưởng là 123% so với cùng kỳ năm 2019.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết hàng không nội địa Việt Nam đã có sự bứt phá trong 6 tháng đầu năm 2022. Lượng hành khách và sản lượng hàng hóa tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2021.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, lượng hành khách thông qua các sân bay đạt 40,7 triệu khách, tăng 56,8% so với cùng kỳ 2021. Trong đó khách quốc tế đạt 1,8 triệu khách, tăng 904,6%, khách nội địa đạt 38,9 triệu khách, tăng 52,6%.
Video đang HOT
Dự kiến trong năm 2022, các sân bay Việt Nam sẽ đón khoảng 87,8 triệu khách, tăng 190% so với năm 2021. Riêng khách quốc tế dự kiến đạt khoảng 5 triệu khách, tăng 844% và khách nội địa đạt khoảng 82,8 triệu khách, tăng 178,4%.
Đối với hàng hóa, trong 6 tháng đầu năm 2022 sản lượng hàng hóa thông qua các sân bay Việt Nam ước đạt 765.000 tấn, tăng 30,6% so với cùng kỳ 2021. Dự kiến trong năm 2022, sản lượng sẽ đạt khoảng 1,5 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2021.
Ông Thắng bày tỏ hy vọng với đà tăng trưởng của thị trường nội địa, dự kiến tổng thị trường toàn mạng bay sẽ sớm khôi phục tương đương như trước đại dịch COVID-19.
Ngày 15-6, Vietnam Airlines cũng đã khai trương đường bay thẳng Việt Nam và Ấn Độ. Theo đó, các chuyến bay giữa Hà Nội và New Delhi cất cánh vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu hằng tuần; các chuyến bay giữa TP.HCM và New Delhi cất cánh vào các ngày thứ năm, thứ bảy hằng tuần.
Các chuyến bay được khai thác bằng máy bay thân rộng Boeing 787 và Airbus A350.
Vị "thần đèn cổ" Nguyễn Hữu Triết và những 'tâm huyết một đời người' dang dở
Linh mục Nguyễn Hữu Triết được nhiều người biết đến là một trong những nhà sưu tập cổ vật hàng đầu ở Việt Nam với gần 30 năm tâm huyết với nghề. Vì vậy, tin buồn về sự ra đi của ông đã làm nhiều người bàng hoàng.
Trước đó, nhân kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2022); 136 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2022) và hướng đến kỷ niệm ngày Quốc tế Bảo tàng 18.5.2022 với chủ đề Sức mạnh của Bảo tàng; Bảo tàng Lịch sử TP.HCM phối hợp cùng Hội Cổ vật TP.HCM tổ chức trưng bày chuyên đề Sưu tập Nguyễn Hữu Triết - Tâm huyết một đời người, theo mong ước cuối đời của ông khi nằm trên giường bệnh, đã tạo tiếng vang lớn.
Suốt hàng chục năm đam mê và tìm tòi, ông đã có một bộ sưu tập đồ sộ với hơn 1.500 đèn dầu cổ. Ảnh TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM
Lần đầu tiên, những hiện vật quý đa dạng về chủ đề, loại hình và phong phú về chất liệu, đề tài trang trí, có xuất xứ từ Việt Nam cùng nhiều quốc gia trong khu vực: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar, Campuchia... và trên thế giới, có niên đại trải dài từ khoảng 2.500 năm đến trước năm 1975, được ông sưu tầm từ năm 1994 đến nay, ra mắt công chúng cùng giới cổ vật.
Được biết, linh mục Nguyễn Hữu Triết sinh ngày 5.8.1942 tại Hải Dương. Bắt đầu từ năm 1994, cha Triết bắt đầu sưu tập những chiếc đèn cổ. Đi đến đâu, dù trong hay ngoài nước, hễ tìm được chiếc đèn xưa cũ ông lại mua mang về. Có cái giá rẻ, nhưng cũng có cái hàng chục triệu đồng. Góp nhặt những đồng tiền tiết kiệm được, linh mục Triết mua đèn dầu cổ về trưng bày trong căn phòng bảo tàng do chính ông cất công gầy dựng.
Đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cho biết: "Suốt hàng chục năm đam mê và tìm tòi, ông đã có một bộ sưu tập đồ sộ với hơn 1.500 đèn dầu cổ. Chúng được xem như kho tàng quý lưu giữ nét văn hóa truyền thống vùng miền của Việt Nam và nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nổi bật là cây đèn gốm Sa Huỳnh có niên đại hơn 2.500 năm. Dù mất bao công sức sưu tầm, bỏ không ít tiền của và thời gian, nhưng linh mục Triết không giữ cho riêng mình mà có nguyện vọng đem bộ sưu tập của mình phục vụ mọi người. Hiện giờ, gần 1.000 cây đèn trong số hơn 1.500 cây đã được ông chuyển cho giáo phận TP.HCM và thánh địa La Vang để mọi người có thể thưởng ngoạn".
Linh mục Nguyễn Hữu Triết lúc sinh thời. Ảnh T.L
Khách tham quan trưng bày chuyên đề Sưu tập Nguyễn Hữu Triết - Tâm huyết một đời người. Ảnh QUỲNH TRÂN
Tại triển lãm Sưu tập Nguyễn Hữu Triết - Tâm huyết một đời người, Tổng ại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân kể nhiều kỷ niệm với cha Giuse Nguyễn Hữu Triết. Ngài nói lại kỷ niệm về thời đồng hành với cha Triết ở xứ Gia ịnh trong 18 năm (từ 1975 đến 1993) và niềm say mê sưu tầm cổ vật của cha: "Ngay từ khi còn ở Gia ịnh, tôi đã thấy cha Triết có niềm yêu thích sưu tập đồ cổ, khi về Tân Sa Châu thì ngài có điều kiện bộc lộ rõ nét hơn niềm đam mê này. Bên cạnh công việc mục vụ, củng cố đức tin cho bà con giáo dân, cha để ý sưu tầm rất nhiều cổ vật. Ngài cũng đã mở những cuộc triển lãm tại Nhà truyền thống Tổng Giáo phận...".
Cũng theo ghi nhận của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam: "Ngoài ra có nhiều chiếc đèn được làm từ thời Đông Sơn, thời Lý, Trần, Lê, Mạc... lại có chiếc xuất xứ từ nền văn minh Ả Rập. Những chiếc đèn bằng sứ thời nhà Lý chỉ là một chiếc đĩa đơn giản, đến những chiếc đèn Pháp chứa được 7,5 lít dầu, chiếc đèn Ấn Độ cao 1,5 m, có tới 5 ngọn. Rồi có chiếc đèn bằng sứ thời vua Đạo Quang (nhà Thanh, Trung Quốc) và cả những chiếc đèn Chăm-pa của các thế kỷ VII, VIII. Đó còn là những chiếc đèn cổ của các nước Nhật, Anh, Mỹ, Đức, Malaysia... Những chiếc đèn cổ trong và ngoài nước đều góp mặt nơi đây làm phong phú cho bộ sưu tập đèn cổ này. Những chiếc đèn dầu với nhiều kiểu dáng lạ mắt, chạm trổ tinh xảo và độc đáo không chỉ thu hút được khách trong nước mà còn làm say mê du khách nước ngoài".
Một số hiện vật quý tại triển lãm Nguyễn Hữu Triết - Tâm huyết một đời người tại TP.HCM tổ chức gần đây. Ảnh T.L
Được biết, nghi thức tẩm liệm diễn ra lúc 8 giờ ngày 15.6. Thánh lễ an táng sẽ cử hành tại Nhà thờ Tân Sa Châu (387 Lê Văn Sỹ, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM) vào lúc 8 giờ ngày 17.6, sau đó linh mục Nguyễn Hữu Triết sẽ được đem đi hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa (TP.HCM)
Vĩnh biệt vị "thần đèn cổ" Nguyễn Hữu Triết với những 'tâm huyết một đời người' đồ sộ gởi lại cho hậu thế.
"Giá xăng dầu Việt Nam thấp hơn nhiều nước, tăng chậm hơn thế giới" Mặc dù giá xăng dầu tăng liên tục và đang ở mức cao nhưng giá xăng dầu của Việt Nam hiện nay vẫn ở mức thấp hơn so với những nước có chung biên giới như Lào, Campuchia và Trung Quốc. Đây là nội dung Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời phóng viên tại cuộc Họp báo Chính phủ...