Hàng không quốc gia lãi 1.400 tỷ, lập công ty dịch vụ mặt đất
Trong năm 2015, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) ước lãi đến 1.400 tỷ đồng. Tổng Công ty này cũng vừa quyết định thành lập công ty chuyên về dịch vụ mặt đất.
Tại hội nghị tổng kết năm tổ chức ngày 30/12, VNA cho biết, năm 2015, tổng công ty thực hiện 127.500 chuyến bay an toàn, tăng gần 3,5% so với cùng kỳ, vận chuyển được trên 17,4 triệu lượt khách, tăng 4,8% so với kế hoạch năm. Hệ số sử dụng ghế trên toàn mạng ước đạt 80,7%, tăng 2,2 điểm so với kế hoạch, đạt mức cao so với trung bình của khu vực.
Máy bay mới A 350 – một trong 2 những dòng máy bay mới, hiện đại được VNA đưa vào khai thác trong năm 2015
Tổng công ty cũng dự kiến chỉ tiêu tài chính hợp nhất với kết quả ước đạt 69.300 tỷ đồng doanh thu và 1.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 129% so với kế hoạch. Trong đó, công ty mẹ (Vietnam Airlines và VASCO) ước đạt 57.100 tỷ đồng lợi nhuận. Tuy nhiên doanh thu từ công ty mẹ chỉ đạt 260 tỷ đồng lợi nhuận.
Đáng chú ý, thu nhập từ tiền lương của người lao động năm 2015 tăng trung bình 28% so với năm 2014.
Video đang HOT
Tại hội nghị tổng kết, Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá: Vietnam Airlines đã đạt được rất nhiều chỉ số ấn tượng, đạt và vượt ở tất cả các chỉ tiêu. Sự chuyển mình mạnh mẽ và những thành tích của Vietnam Airlines đạt được trong bối cảnh cực kỳ khó khăn hiện nay là dấu ấn đặc biệt trong lịch sử, đóng góp quan trọng vào thành tích chung của ngành GTVT.
VNA đặt mục tiêu trong năm 2016 sẽ vận chuyển được 19,2 triệu lượt khách, tăng 10,6% so với 2015. Tổng doanh thu hợp nhất đạt trên 77,8 ngàn tỷ, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt hơn 2,3 ngàn tỷ, nộp ngân sách 4,7 ngàn tỷ.
Cũng trong ngày 30/12, VNA chính thức ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (viết tắt là VIAGS) trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại ba Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất của Tổng công ty.
Theo đó, VIAGS do VNA đầu tư 100% vốn điều lệ, dự kiến chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2016, chuyên cung cấp các dịch vụ mặt đất sân bay theo dây chuyền đồng bộ cho các hãng hàng không tại các cảng hàng không, sân bay lớn (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng) và hướng đến các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam. Các dịch vụ VIAGS cung cấp bao gồm: Dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa, các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay; Dịch vụ phục vụ kỹ thuật, thương mại mặt đất cho hành khách và tàu bay của các hãng hàng không; Dịch vụ thương mại, du lịch, khách sạn, bán hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không và các tỉnh, thành phố; cùng các dịch vụ chuyên ngành hàng không khác.
Theo_24h
Mất tiền tỷ với chiêu "bán rồi thuê lại xe ô tô"
Thành lập công ty chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô, buôn bán ô tô, Bùi Duy Hùng nhận tiền và ô tô của nhiều cá nhân đưa vào kinh doanh, nhưng thực tế đã đem bán để chi tiêu cá nhân.
Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Phương Trung (Phương Trung) được thành lập năm 2007. Người đứng lên thành lập Công ty là Bùi Duy Hùng (SN 1960, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), nhưng Hùng nhờ một cá nhân khác đứng tên Giám đốc. Bản thân Hùng làm Phó giám đốc và điều hành mọi hoạt đông kinh doanh thực tế của Công ty.
Quá trình kinh doanh phát sinh thua lỗ, vì thế Bùi Duy Hùng đã dùng tiền, xe ô tô của nhiều người đưa vào Công ty kinh doanh. Sau đó, Hùng đem bán cho nhiều người, bán cả xe ô tô thế chấp tại ngân hàng để chiếm đoạt tiền.
Chẳng hạn, trường hợp bà Đặng Phương Lan mất hơn 14 tỷ đồng cho Hùng. Năm 2007, khi Công ty mới bắt đầu hoạt động, bà Lan đã đưa cho Hùng một chiếc Toyot Inova để Hùng quản lý, kinh doanh, cho thuê; hàng tháng, Hùng sẽ trả tiền thuê cho bà Lan. Nhưng đến năm 2012, Hùng đem xe của bà Lan đi cầm cố để lấy tiền.
Trong thời gian đó, bà Lan còn nhiều lần đưa tiền cho Hùng để đầu tư mua xe ô tô kinh doanh. Tổng số tiền là hơn 14 tỷ đồng, gồm 4,2 tỷ đồng tiền mặt, 330.500 USD, 4.000 EUR, 13 lượng vàng và hơn 3 tỷ đồng tiền thuê xe bà Lan được trả.
Hai bên thỏa thuận số tiền này sẽ dùng để mua 14 xe ô tô và để tiện cho các văn phòng nước ngoài thuê, các xe tô tô đăng ký mang tên chủ sở hữu là Công ty Phương Trung, hoặc giữ tên chủ cũ nhưng làm giấy ủy quyền cho Hùng. Sau đó, Hùng dùng danh nghĩa Công ty Phương Trung ký hợp đồng thuê lại xe với bà Lan và hàng tháng quyết toán số tiền kinh doanh cho thuê 14 ô tô này.
Trên thực tế, Hùng chỉ dùng một phần tiền của bà Lan để 11 mua ô tô. Đồng thời, Hùng làm thủ tục thế chấp 3/11 số ô tô này cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) để vay tiền, thế chấp 5/11 xe ô tô để vay tiền của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (nay là Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam).
Sau khi thế chấp xe ô tô cho hai tổ chức tín dụng nêu trên, Hùng đã đem bán cho nhiều cá nhân. Khi mua bán, Hùng chỉ đưa giấy tờ đăng ký xe phô tô và hứa hẹn sẽ làm thủ tục sang tên đổi chủ sau, người mua không hề biết ô tô đã được thế chấp cho các ngân hàng. Bùi Duy Hùng còn ký hợp đồng bán 5 xe ô tô cho Công ty TNHH Du lịch thương mại Thu Hiền.
Sau khi ký hợp đồng bán xe, Hùng ký hợp đồng thuê lại luôn 5 xe ô tô này. Trong đó, có nhiều xe ô tô được Hùng bán nhiều lần cho nhiều cá nhân (bán xe xong, Hùng ký luôn hợp đồng thuê xe, bên mua không được giao xe nên không biết việc xe đã bị bán cho những cá nhân khác trước đó).
Trong số hàng loạt xe ô tô mà Bùi Duy Hùng đã nhận để đưa vào Công ty Phương Trung kinh doanh rồi đem bán để chiếm đoạt, cơ quan điều tra thu hồi được 8 xe, trong đó trả cho VPBank 3 xe (Ngân hàng tiến hành bán đấu giá để thu hồi 1,6 tỷ đồng nợ gốc, tạm quản lý hơn 225 triệu đồng tiền lãi và nộp hơn 800 triệu đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra); trả cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam 4 xe (Ngân hàng đã bán đấu giá thu hồi nợ 1,1 tỷ đồng và nộp hơn 443 triệu đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra).
Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2008 đến tháng 10/2012, Hùng đã nhận tiền, nhận ô tô để kinh doanh cho thuê, nhưng lại đem ô tô bán cho nhiều người, bán các tài sản thế chấp tại ngân hàng để chiếm đoạt hơn 29 tỷ đồng. Với hành vi này, Bùi Duy Hùng bị tuyên phạt mức án tù chung thân.
Hoàng Duy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Tỷ phú Trung Quốc chơi ngông thế nào trong năm 2015? Đây là những hành động và thú chơi ngông nhất của các đại gia tỷ phú Trung Quốc trong năm 2015. 1) Thú chơi đảo của doanh nhân Trung Quốc: Lin Dong, 42 tuổi, là một "chúa đảo" ở Trung Quốc. Lin mua hòn đảo đầu tiên vào năm 2006, đó là một hòn đảo nhỏ ở quê nhà. Từ đó đến nay,...