Hàng không Mỹ, Pháp quên bồi thường cho người hùng
Một công dân Mỹ đòi các hãng hàng không Mỹ – Pháp bồi thường 10 triệu USD vì giúp khống chế, vô hiệu hóa tên khủng bố trên máy bay vào dịp Giáng sinh 2009.
Tên khủng bố người Niger Umar Farooq Abdulmutallab (trái) và vị công dân dũng cảm Theophilus Maranga (phải).
Ông Theophilus Maranga, công dân thành phố New York, đã kiện các hãng hãng không Delta (Mỹ) và Air France (Pháp) vì những tổn thương chưa được đền bù khi liều mạng khống chế tên khủng bố người Niger, tên là Umar Farooq Abdulmutallab.
Tên này định làm nổ tung chiếc máy bay đi từ Amsterdam đến Detroit. Hắn đã giấu bom dưới đồ lót, nhưng khi định kích nổ thì quần áo của tên này đã bốc cháy.
Maranga đã quật ngã tên khủng bố liều chết xuống sàn, do đó đã giúp ngăn chặn được thảm hoạ. Kết cục ông này bị mất một chiếc răng, chấn thương sương sườn và bị một số vết thương phần mềm khác.
Theophilus kết tội các hãng hàng không đã để cho tên khủng bố lọt lên máy bay của họ và muốn được đền đáp các vết thương tinh thần và sức khoẻ.
Theo Báo Đất Việt
Video đang HOT
Khi người hùng phim ảnh bước vào thế giới game
Có vẻ nó như một định lý đó là bất cứ tựa game nào dựa trên kịch bản phim đều trở thành những sản phẩm tệ hại. Thông thường thì cũng có đôi chút lý do để chữa cháy cho điều này. Đầu tiên, vì chỉ được coi như một "tấm bưu thiếp" đính kèm, nhà sản xuất game thường phải đảm bảo ngày ra mắt trùng hoặc gần sát so với ngày bộ phim ra mắt tại rạp. Một khoảng thời gian có thể nói là viễn tưởng để có thể xây dựng được bất cứ thứ gì cho ra hồn.
Hơn nữa, nhà sản xuất cần phải đối mặt với một thực tế đó là kịch bản phim thường rất hạn hẹp. Rất khó dựa trên đó để phân ra màn chơi hay ít nhất là nghĩ ra điều gì đó mới mẻ mà vẫn gói gọn trong nội dung phim. Và cuối cùng, khi đem ra cân đo đong đếm giữa doanh thu và chất lượng, doanh thu và lợi nhuận bao giờ cũng đứng lên hàng đầu.
Khi mà tựa game đã có tiếng tăm nhờ hơi của "anh em", thì cần gì phải lo đến việc quảng bá game nữa, và vô hình chúng cũng không cần luôn cái gọi là thể loại hay nội dung game gì cả. Tất cả đều bị gạt hết sang một bên và dành chỗ cho túi tiền của các ông lớn.
Điều gì khiến game dựa trên phim thường hay thất bại?
Trong thế giới ảo nói chung, khi cho ra mắt bất cứ sản phẩm game nào, nhà sản xuất luôn chú trọng đến nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng và tất nhiên, họ sẽ đánh vào nơi đâu có sức cầu mạnh nhất. Thị trường game bản quyền phim là một miếng mồi không thể béo bở hơn. Khi mà tên tuổi của sản phẩm đã trở nên rất rất nổi tiếng, không ít người sẽ sẵn sàng mở hầu bao để đổi lại một hi vọng mong manh đó là được thưởng thức một tựa game "như trong phim".
Nhưng rồi hi vọng cũng chỉ để thất vọng. Nhìn vào danh sách game đã phát hành năm nay, Captain America: Super Soldiervà Thor: God of Thunder có lẽ là hai minh chứng cụ thể nhất. Hai người hùng cứu thế giới bỗng chốc bị biến thành những hình nộm buồn tẻ trong một thế giới đồ họa nghèo nàn. Không còn gì tồi tệ hơn!
Và nếu nói đến sản phẩm game bản quyền phim thành công nhất, có lẽ đó chính là người hùng màn đêm Batman với 2 phiên bản Arkham Asylum và Arkham City. Nhưng xét đến cùng thì Rocksteady cũng chỉ mượn cái giấy tờ trên danh nghĩa Người Dơi, và họ cần thiết phải làm như vậy để được cấp phép, còn thì tất tần tật nội dung đều được xào xáo lại và được vun đúc thành một sản phẩm gần như là mới hoàn toàn. Một số thành công bằng phương pháp tương tự cũng rất đáng ghi nhận nữa đó là Riddick, The Warriors và Ghostbusters.
Nhưng rồi mãi thì cũng thành quen, cộng đồng ai cũng dần nhận ra cái mặt trái đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng kia. Nhanh chóng nhận ra điều này, gần đây THQ đã quyết định đóng cửa một số studio tại Úc. Giám đốc kiêm CEO của THQ Brian Farrell cho biết: "chúng tôi đang có sự thay đổi để cắt giảm một số tựa game tạp nham dựa trên phim và game bản quyền dành cho trẻ em, những thứ đang mất dần tiềm năng lợi nhuận trong tương lai."
Liệu rằng có phải thể loại game ăn theo phim ảnh đang dần chết đi? Dù cho chúng ta cũng không ưa gì nó cho lắm nhưng cũng không hay ho gì nếu như chúng ta đánh mất cơ hội được đóng vai những người hùng mà mình luôn hằng mơ ước.
Những sự thay đổi đáng mừng
Thật may mắn thay là không hẳn là như vậy. Mọi thứ chỉ đang dần đi theo chiều tích cực hơn với tốc độ phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp giải trí ảo. Sự phát triển không ngừng của các dịch vụ trực tuyến như Xbox Live Arcade, PSN Store, Steam....buộc những nhà chiến lược kinh doanh thế giới ảo phải thay đổi cái nhìn thực dụng của mình về thị trường game bản quyền phim.
Các studio và nhà phát hành bắt đầu phải có những chiến lược đúng đắn hơn với những tựa game thể loại này. Một ví dụ gần đây nhất có lẽ là Scott Pilgrim vs. the World: The Game dựa trên bộ phim cùng tên của đạo diễn Edgar Wright. Game là một hình mẫu sống động, nhân vật được thiết kế với phong cách hoạt hình phá cách, không đi theo lối mòn bắt chước nguyên mẫu trên màn hình TV. Một ý tưởng độc đáo đem lại một thành công tốt đẹp.
Những tựa game tương tự có thể học hỏi nhiều điều từ thành công này. Thông qua những dịch vụ download game qua mạng đặc biệt trên các hệ điều hành iOS hay Android, game có thể được làm một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo được nội dung và hình thức. Giải pháp tuyệt vời cho những deadline hạn hẹp và nguồn ngân sách bị hạn chế.
Một số lựa chọn khác đó là tung ra phiên bản mở rộng với những tựa game đã và đang có được những thành công. Angry Birds Rio và Fruit Ninja: Puss in Boots là những phương án đầy khôn ngoan. Họ không cần đầu tư quá nhiều, chỉ cần thay đổi một chút hình họa, thiết kế, và như thế là đã có hẳn một phiên bản game vừa lòng hợp ý người tiêu dùng.
Chúng ta - những người tiêu dùng với đòi hỏi chính đáng, đã chờ đợi quá lâu để có được những sản phẩm trò chơi ăn theo phim hoàn hảo như đúng với những gì nó nên như vậy. Có lẽ, có lẽ thôi, chúng ta sẽ không còn phải chờ đợi lâu hơn nữa. Ngành công nghiệp game đang dần có sự thay đổi lớn trong quan niệm và game thủ hãy hy vọng rằng trong tương lai gần những người hùng phim ảnh sẽ không phải tiếp tục trở thành những chú hề khi bước sang thế giới game.
Hơn nữa, nhà sản xuất cần phải đối mặt với một thực tế đó là kịch bản phim thường rất hạn hẹp. Rất khó dựa trên đó để phân ra màn chơi hay ít nhất là nghĩ ra điều gì đó mới mẻ mà vẫn gói gọn trong nội dung phim. Và cuối cùng, khi đem ra cân đo đong đếm giữa doanh thu và chất lượng, doanh thu và lợi nhuận bao giờ cũng đứng lên hàng đầu.
Khi mà tựa game đã có tiếng tăm nhờ hơi của "anh em", thì cần gì phải lo đến việc quảng bá game nữa, và vô hình chúng cũng không cần luôn cái gọi là thể loại hay nội dung game gì cả. Tất cả đều bị gạt hết sang một bên và dành chỗ cho túi tiền của các ông lớn.
Theo Game Thủ
Batman: Arkham City - Xuất hiện crack "hàng Tàu" cho PC Nếu bạn chưa biết, Batman - Arkham City là phần tiếp theo của Series game về người dơi Bruce Wayne. Batman có lẽ là một trong số những siêu anh hùng hiếm hoi vượt ra khỏi cái dớp game rẻ tiền ăn theo phim ảnh hay truyện tranh. Cùng với siêu phẩm màn bạc: The Darknight, người hùng bóng đêm của chúng ta...