Hàng không Mỹ ‘né’ vùng phòng không biển Hoa Đông
Theo CNN, ba hãng hàng không lớn của Mỹ xác nhận sẽ tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc về vùng phòng không trên biển Hoa Đông
Bản đồ vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc áp đặt hôm 23/11.
Hôm thứ bảy, 30/11, ba hãng hàng không United, American và Delta cho biết sẽ tuân thủ các quy định tại vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc áp đặt hôm 23/11.
Trước đó, hôm 29/11, một quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng các hãng hàng không thương mại sẽ đồng ý yêu cầu của Trung Quốc, ngay cả khi Mỹ không công nhận vùng phòng không này.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, hai hãng hàng không từ chối tuân theo yêu cầu của Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo hãng tin Kyodo, hôm 30/11, chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) có ý kiến chính thức về tuyên bố của Trung Quốc trên vùng phòng không này.
Trong kiến nghị được đưa ra tại hội nghị ICAO ở Canada, Bộ Ngoại giao Nhật Bản gọi vùng phòng không Trung Quốc là mối đe dọa cho sự an toàn hàng không.
Úc, Anh và Mỹ cũng ủng hộ kiến nghị này, theo hãng tin Kyodo.
Theo CNN
Lập vùng phòng không Hoa Đông: Trung Quốc đã tự leo lên lưng hổ
Không rõ TQ có bao nhiêu phần cứng hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ của ADIZ, nhưng theo báo chí thì thấy sau khi tuyên bố thành lập ADIZ, nước này mới "điều hai đợt máy bay tuần tra..."
Theo tờ Tín báo của Hong Kong (Trung Quốc), với việc thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ), Trung Quốc đã ở vào thế "cưỡi hổ", đồng thời trợ giúp Mỹ thực hiện chiến lược "trở lại châu Á". Theo tờ này, xem ra, Bắc Kinh chưa suy nghĩ chu toàn khi đưa ra ADIZ.
Thứ nhất là về cơ sở vật chất phục vụ cho vùng phòng không. Nhằm thực thi nhiệm vụ của ADIZ, ngoài sự hỗ trợ của các căn cứ không quân, Nhật Bản đã xây dựng 28 căn cứ giám sát bằng radar chính xác cường độ mạnh, riêng ở quần đảo Ryukyu đã có 4 trạm radar, trong đó 1 trạm radar đặt ở đảo Miyako, chỉ cách đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai bên đều tuyên bố chủ quyền khoảng 200 km.
Phần cứng hỗ trợ thực thi nhiệm vụ của ADIZ do Mỹ thiết lập thậm chí còn mạnh hơn nhiều. Chỉ riêng ở miền Đông nước này, Mỹ đã xây dựng 178 trạm radar trong hệ thống ADIZ, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm AWACS, 8 căn cứ không quân và hàng loạt căn cứ tên lửa đạn đạo dọc bờ biển.
Hiện nay, người ta không rõ Trung Quốc có bao nhiêu phần cứng hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ của ADIZ, nhưng từ những gì báo chí đưa tin thì thấy sau khi tuyên bố thành lập ADIZ, Trung Quốc đã "điều hai đợt máy bay tuần tra một lượt."
Mấy trăm nghìn kilômét vuông mặt biển mà chỉ có tuần tra như vậy thì không khác nào "mò kim đáy biển". Trừ trường hợp Trung Quốc không muốn xây dựng ADIZ thành hệ thống "một giọt nước cũng không lọt qua", nếu không, việc Trung Quốc làm như vậy chỉ có thể hi vọng mang lại sự răn đe nào đó, không đạt được hiệu quả đầy đủ của ADIZ.
Thứ hai, liệu Trung Quốc đã đủ năng lực chấp pháp để đối phó với nước lớn từ chối hợp tác (đáp ứng yêu cầu về ADIZ do Trung Quốc đặt ra) hay chưa? Bất chấp tất cả cưỡng chế chấp pháp và không ngại xảy ra xung đột do cưỡng chế chấp pháp gây ra, nói thì hay, nhưng cái giá phải trả lại quá lớn.
Giả thiết 99,99% máy bay của Mỹ tiến vào ADIZ do Trung Quốc thiết lập ở biển Hoa Đông sẽ không đi tiếp vào không phận của Trung Quốc, nhưng nếu vì phán đoán sai lầm, hoạt động chấp pháp dẫn tới xung đột và xung đột leo thang thành chiến tranh khu vực, hơn nữa, cuộc chiến tranh đó lại xảy ra ngay trước cửa ngõ của Trung Quốc còn lãnh thổ của Mỹ thì ở cách xa hàng vạn dặm. Ai sẽ là người chịu thiệt?
Cuối cùng là về mặt kĩ thuật. Vì một nguyên nhân nào đó như khí tài bị hư hỏng, phương tiện bay tiến vào ADIZ do Trung Quốc thiết lập trên biển Hoa Đông không thể làm theo yêu cầu của phía Trung Quốc, không thể liên lạc vô tuyến được. Trong trường hợp đó, làm thế nào để bắn tín hiệu cảnh báo cho đối phương như chao nghiêng hay bật đèn sáng, tất cả đều phải làm rõ.
Trong trường hợp buộc phải hạ cánh, động tác chỉ thị và trả lời sẽ khá phức tạp, càng không thể không nói rõ.
Tuy nhiên, văn bản chính thức do Trung Quốc đưa ra lại thiếu chỉ dẫn cho những trường hợp này, đó cũng là một biểu hiện của sự thiếu chuyên nghiệp./.
Theo Tri Thức Trẻ
Nhật muốn cùng ASEAN phản đối vùng phòng không mới của Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc vào ngày 29.11 đã phản ứng dữ dội với thông tin cho rằng Tokyo sẽ tìm cách hợp tác với các nước ASEAN để phản đối vùng nhận dạng phòng không mới tại biển Hoa Đông của Bắc Kinh. Vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc tại biển Hoa Đông bao trùm cả quẩn đảo Senkaku/Điếu Ngư...