Hàng không mở ‘hết nấc’, vẫn khó đón khách quốc tế
Bắt đầu từ hôm nay (15.2), Việt Nam dỡ hoàn toàn hạn chế điểm đến, tần suất bay quốc tế. Bầu trời đã mở, song, ngành du lịch vẫn chưa thể “ngọ nguậy”.
Hàng không đi trước một bước
Trả lời báo chí, ông Đinh Việt Sơn, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết Bộ GTVT đã chỉ đạo cục triển khai mở lại tất cả các thị trường trước đây đã khai thác, bình thường như trước khi có dịch Covid-19. Việc dỡ bỏ hạn chế tần suất khai thác thực hiện với toàn bộ các thị trường đã khai thác trước khi có dịch, không chỉ với các thị trường đã khai thác thí điểm thời gian qua. Như vậy, toàn bộ các thị trường sẽ mở lại, không còn hạn chế về tần suất bay và điểm bay.
“Tại thời điểm này, ngành hàng không đã sẵn sàng mọi mặt để khai thác toàn mạng bay quốc tế. Tần suất các đường bay sẽ được tăng dần theo lộ trình bảo đảm nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Thủ tướng yêu cầu chậm nhất trước ngày 30.3 phải mở lại du lịch quốc tế, mà muốn mở lại du lịch quốc tế thì hàng không phải đi trước một bước”, ông Sơn nói.
Hiện nay việc mở cửa cho khách du lịch phụ thuộc nhiều vào Bộ Y tế. Chính phủ và Bộ Y tế cần nhanh chóng cam kết một thời điểm chính thức mở cửa, gỡ bỏ mọi hạn chế và có hướng dẫn cụ thể đối với ngành du lịch. Mọi sự chậm trễ đều đang góp phần “giết chết” du lịch VN, đẩy các DN sâu thêm vào tình cảnh khốn cùng
Ông Ngô Minh Đức (Chủ tịch HG Holdings – thành viên Hội đồng tư vấn du lịch VN)
Ngay sau thông tin chính thức tháo bỏ mọi rào cản đối với hàng không quốc tế, các hãng hàng không đã rục rịch triển khai loạt kế hoạch tăng tần suất, kết nối lại nhiều mạng bay sau 2 năm gián đoạn. Đại diện Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (Việt NamA) cho biết giai đoạn từ ngày 1.1 – 15.2, Việt NamA đã triển khai nối lại các đường bay quốc tế thường lệ đến và đi từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ. Cũng ngay tuần đầu tháng 2, Việt NamA đã tiến hành mở lại đường bay giữa Hà Nội và Viêng Chăn với tần suất 2 chuyến/tuần để đáp ứng nhu cầu đi lại của đối tượng khách công vụ, chuyên gia và du học sinh. Từ ngày 17.2, đường bay giữa Kuala Lumpur (Malaysia) và TP.HCM với tần suất 2 chuyến/tuần để vận chuyển lượng khách người Việt tại Malaysia có nhu cầu về nước cũng chính thức được nối lại. Cùng lúc, Việt NamA đã triển khai tăng thêm tuần suất 1 – 2 chuyến/tuần khai thác đến các điểm châu Âu như: Frankfurt (Đức), Moscow (Nga), Sydney (Úc) để phục vụ nhu cầu đi lại giữa 2 nước.
“Việc Việt Nam không hạn chế tần suất khai thác các đường bay quốc tế thường lệ đến tất cả thị trường là tiền đề thuận lợi để các hãng hàng không khôi phục, mở rộng mạng bay quốc tế, chuẩn bị đón đầu nhu cầu du lịch quốc tế trong thời gian tới. Theo nhận định, tới hết tháng 4, khách nhập cảnh vào Việt Nam vẫn sẽ tập trung chủ yếu là khách Việt hồi hương và một số ít khách công vụ, chuyên gia. Việt NamA sẽ tiếp tục duy trì khai thác các đường bay như trước 15.2, đồng thời tiến tới phục hồi hoàn toàn mạng bay quốc tế”, vị này thông tin.
Tương tự, Bamboo Airways cũng đã lên kế hoạch mở “hết nấc” gần 40 đường bay quốc tế đến các thị trường khách trọng điểm của Việt Nam. Cụ thể, đối với khu vực châu Á nói chung, Đông Bắc Á nói riêng, Bamboo Airways triển khai khai thác đường bay quốc tế thường lệ Hà Nội tới Narita (Nhật), Đài Bắc (Đài Loan) và Incheon (Hàn Quốc). Với các đường bay dài đến châu Âu, châu Úc, châu Mỹ, thì Bamboo Airways sẽ triển khai các chặng bay kết nối Việt Nam với Đức, Úc, Anh và đặc biệt là đường bay thẳng đến Mỹ. Trong khu vực Đông Nam Á, TP.HCM – Singapore, Thái Lan cũng dự kiến sẽ triển khai ngay trong tháng 3 tới.
Video đang HOT
Hàng không VN sẵn sàng đón khách quốc tế. Ảnh TL
Du lịch vẫn ngóng hướng dẫn
Hàng không tháo rào, song quy định về nhập cảnh, phòng chống dịch với hành khách vào Việt Nam vẫn thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế. Ông Nguyễn Hữu Y Yên, Tổng giám đốc Công ty du lịch lữ hành Saigontourist, chia sẻ đây là nút thắt lớn nhất khiến du lịch quốc tế vẫn chưa thể trở lại.
Các quy định xuất nhập cảnh chưa mở, khách quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân mang hộ chiếu nước ngoài muốn về Việt Nam du lịch hiện vẫn phải đi theo chương trình thí điểm tại 7 địa phương. Các doanh nghiệp (DN) đón khách vẫn phải làm đầy đủ hồ sơ gửi Sở Du lịch địa phương, Bộ VH-TT-DL để xin cấp phép cho từng đoàn. Dù các bộ, ngành dự kiến chậm nhất là ngày 31.3 sẽ mở cửa du lịch quốc tế, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản chính thức. Vì thế, DN vẫn chưa có thông tin chính xác để gửi cho các hãng du lịch nước ngoài để lên lịch bán tour ra thị trường. Trong khi nếu đón khách quốc tế từ tháng 3 thì thị trường châu Âu mới có thể làm sản phẩm cho đối tác Việt Nam, tới mùa du lịch tháng 10 mới có khách. Khách tàu biển cũng cần lên lịch trước từ 6 tháng đến 1 năm.
Bộ VH-TT-DL đã có báo cáo gửi Thủ tướng đề xuất từ ngày 31.3 mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế, đón khách du lịch quốc tế đến VN và đưa khách đi du lịch nước ngoài qua tất cả các cửa khẩu quốc tế. Trong báo cáo, Bộ đề xuất cần ban hành Hướng dẫn thủ tục nhập xuất cảnh, đảm bảo an toàn y tế tại các cửa khẩu quốc tế và triển khai thống nhất trên toàn quốc, phù hợp với việc mở cửa đón khách du lịch quốc tế đến VN. Đồng thời, tăng cường đàm phán nhằm gia tăng số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận Giấy chứng nhận tiêm chủng – “hộ chiếu vắc xin” của VN để phục vụ đưa khách đi du lịch nước ngoài trong điều kiện bình thường mới.
Cũng theo ông Yên, nguyên tắc là nếu mở bay bình thường thì du lịch outbound (đưa người Việt Nam đi du lịch nước ngoài) cũng sẽ lập tức trở lại bình thường. Nhiều nước đã nới lỏng các điều kiện nhập cảnh rất thông thoáng, thậm chí không cần chứng nhận, hộ chiếu vắc xin. Các thị trường như UAE, Mỹ hiện đều đã có thể tổ chức được tour outbound. Thế nhưng, hồi đầu năm 2020, Tổng cục Du lịch đã ra văn bản yêu cầu các DN không tổ chức tour tới vùng dịch, vận động người dân không đi du lịch đến vùng có dịch. Đến nay, vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn hay điều chỉnh lại yêu cầu này.
“Hiện nhu cầu người dân đi du lịch nước ngoài rất lớn, đặc biệt là các DN, tổ chức, cơ quan. Rất nhiều đoàn khách MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch…) có nhu cầu mua tour nước ngoài, nhưng DN còn vướng quy định, chưa chốt được lịch. Nếu vẫn cứ chần chừ ở mức dự kiến thế này thì mở hàng không vẫn không có ý nghĩa gì với du lịch, các cơ hội lớn trong năm 2022 sẽ tiếp tục bị bỏ lỡ”, ông Yên cảnh báo.
Đồng tình, ông Ngô Minh Đức, Chủ tịch HG Holdings – thành viên Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam, kiến nghị việc mở cửa hạn chế đi lại phải đồng bộ với các quy định xuất nhập cảnh, chính sách xét duyệt visa cho khách nước ngoài và có hướng dẫn chi tiết về yêu cầu, quy định đón khách…
“Hiện nay việc mở cửa cho khách du lịch phụ thuộc nhiều vào Bộ Y tế. Chính phủ và Bộ Y tế cần nhanh chóng cam kết một thời điểm chính thức mở cửa, gỡ bỏ mọi hạn chế và có hướng dẫn cụ thể đối với ngành du lịch. Mọi sự chậm trễ đều đang góp phần “giết chết” du lịch Việt Nam, đẩy các DN sâu thêm vào tình cảnh khốn cùng”,vị này nhấn mạnh.
Sớm khôi phục toàn bộ đường bay quốc tế phục vụ phát triển kinh tế
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và ngành Hàng không Việt Nam đã sẵn sàng và chủ động kế hoạch mở lại sớm đường bay thường lệ chở khách quốc tế.
Tuy nhiên, việc "mở cửa bầu trời" phụ thuộc vào điều kiện hành khách quốc tế nhập cảnh và giám sát y tế trong nước.
Các quốc gia đã đồng ý nối lại đường bay với Việt Nam
Bộ GTVT vừa giao Cục Hàng không Việt Nam (CHKVN) trao đổi với nhà chức trách hàng không các nước đối tác có đường bay đến Việt Nam để quyết định nối lại các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ như trước đây và kết quả khai thác tới các thị trường quốc tế trong tháng 1/2022 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo lãnh đạo CHKVN, đến thời điểm này, ngoại trừ Trung Quốc, tất cả các quốc gia Việt Nam đề nghị khôi phục đường hàng không đều đã đồng ý nối lại chuyến bay thường lệ. Hiện các đường bay tới châu Âu, Úc, Mỹ... các hãng hàng không nội địa đều đã có hoạt động khai thác. Đáng chú ý, những đường bay quốc tế tới các thị trường mới như Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ... đang được ngành Hàng không lên kế hoạch khai thác.
Sớm khôi phục toàn bộ đường bay quốc tế phục vụ phát triển kinh tế.
Đại diện Vietnam Airlines khẳng định, nếu chậm triển khai, hàng không Việt Nam sẽ mất lợi thế cạnh tranh về điểm đến, không chỉ với khách du lịch, mà còn với các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang "rót" vốn đầu tư tại Việt Nam. Thêm vào đó, các doanh nghiệp hàng không, du lịch vừa bị suy yếu, mất khả năng cạnh tranh với các hãng, doanh nghiệp trong khu vực, vừa khó phục hồi sau đại dịch.
Về phía các hãng hàng không, hiện Vietnam Airlines, Vietjet, Pacific Airlines, Bamboo Airways đã khôi phục lại các đường bay quốc tế thường lệ tới các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Úc, châu Âu, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chỉ chiều về được phép chở công dân Việt Nam về nước, khách công vụ, chuyên gia và thí điểm một số chuyến bay đón khách du lịch quốc tế...
Thực tế hoạt động bay quốc tế vẫn hạn chế, trong khi các hãng hàng không đều khẳng định, đã sẵn sàng về phương tiện, nhân sự để bay chở khách quốc tế ngay khi được phép và mong sớm được triển khai. Vì vậy, các hãng hàng không hiện nay đều mong muốn sớm có lộ trình mở cửa hàng không quốc tế thường lệ rõ ràng.
Phụ thuộc điều kiện giám sát y tế
Thực tế, với tỷ lệ tiêm vaccine tăng cao, các nước trên thế giới đã nhanh chóng đưa ra nhiều chính sách cạnh tranh để thu hút khách quốc tế, đón đầu nhu cầu đi lại sau khi đại dịch đang từng bước được kiểm soát. Chính sách chủ yếu của các quốc gia là không hạn chế đối tượng và mục đích đi lại, bao gồm cả khách có quốc tịch nước sở tại, kiều bào và khách quốc tế (chỉ cần có hộ chiếu và thị thực hợp lệ).
Theo chỉ đạo của Chính phủ, chậm nhất là ngày 30/3 mở lại các đường bay quốc tế và tinh thần là mở cửa sớm được ngày nào tốt ngày đó. Thời điểm này phải mở cửa và phát động lại thị trường để các hãng hàng không lên kế hoạch, phương án khai thác, kế hoạch bán vé máy bay. Vấn đề hiện nay là tập trung tiếp thị và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn về các điều kiện nhập cảnh để hành khách quốc tế đi/đến Việt Nam.
Qua tìm hiểu, do yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 xâm nhập từ bên ngoài, Việt Nam đã có quy định mọi người nhập cảnh phải cách ly theo quy định của Bộ Y tế. Vì vậy, các hãng hàng không có kế hoạch cách ly cho hành khách. Điều này dẫn đến việc các hãng hàng không buộc phải bay rỗng (không chở khách) vào Việt Nam, chỉ chở khách đi.
Trước đó, tháng 12/2021, Bộ Y tế đã có văn bản số 10688 dỡ bỏ các quy định cách ly và tạo điều kiện để khôi phục bay thương mại quốc tế. Bộ GTVT đã triển khai ngay việc đàm phán nối lại đường bay và đã triển khai khôi phục một số đường bay thương mại thường lệ ngay từ dịp Tết Dương lịch 2022. Ngay sau đó, các hãng hàng không nội địa đã thực hiện thí điểm các chuyến bay thường lệ quốc tế và thí điểm đón khách du lịch quốc tế tới Việt Nam.
Qua các chuyến bay thí điểm thời gian qua, rà soát của ngành Hàng không cho thấy, việc khôi phục lại đường bay thương mại thường lệ quốc tế góp phần hiệu quả thúc đẩy đầu tư, khôi phục du lịch, phát triển kinh tế, nhất là giúp doanh nghiệp hàng không giảm bớt khó khăn; đồng thời, đáp ứng nhu cầu đi lại của các chuyên gia, nhà đầu tư, công dân Việt Nam... Khi bay thương mại quốc tế thường lệ có lịch trình biết trước, người có nhu cầu đi lại có thể lên kế hoạch thuận lợi, nhiều hãng cùng bay giúp giá vé cạnh tranh. Ngành Hàng không luôn sẵn sàng bay quốc tế, chỉ có vấn đề là phải bỏ rào cản kỹ thuật người nhập cảnh phải cách ly.
Thực tế, Việt Nam đã tiêm phủ vaccine diện rộng. Bên cạnh đó, dịp Tết Nguyên đán vừa qua, sau khi Chính phủ chỉ đạo địa phương không tạo thêm rào cản, ngay lập tức, du khách đi lại và du lịch tăng đột biến, khiến các lĩnh vực liên quan như lưu trú du lịch, dịch vụ vận tải... bị động. Vì vậy, lộ trình mở cửa hàng không, du lịch phục vụ phát triển kinh tế cần sớm được các cơ quan quản lý Nhà nước có giải pháp rõ ràng, để các doanh nghiệp liên quan chủ động chuẩn bị nhân lực, nguồn lực, đảm bảo dịch vụ phục vụ an toàn trong phòng chống dịch bệnh.
Phục hồi vận tải đường bộ đáp ứng nhu cầu du lịch Để đảm bảo yêu cầu phục hồi ngành Du lịch trong nước trước tháng 4/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ, ngành Giao thông vận tải (GTVT) cũng cần khẩn trương khôi phục toàn bộ vận tải hành khách đường bộ để đáp ứng. Phục hồi vận tải khách Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia...