Hàng không mẫu hạm Pháp – ác mộng mới của IS
Tàu sân bay Charles de Gaulle mà Pháp vừa điều động để tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq là tàu chiến lớn nhất còn được triển khai ở Tây Âu, từng tham gia nhiều cuộc tập trận và một số hoạt động can thiệp quân sự.
Một nhân viên dưới quyền Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian hôm qua cho biết Paris điều tàu sân bay Charles de Gaulle đến Vùng Vịnh để tham gia chiến dịch quân sự do Mỹ dẫn đầu, nhằm tiêu diệt IS ở Iraq. Tàu sân bay này là tàu nổi năng lượng hạt nhân duy nhất của Pháp. Ảnh: Reuters
Charles de Gaulle bắt đầu được chế tạo vào năm 1987. Ngân sách hạn chế vì khủng hoảng kinh tế từng làm quá trình đóng tàu phải tạm dừng 4 lần trong thập niên 90, cho đến khi hoàn thành vào năm 1994. Trong ảnh, hải quân Pháp đứng gác, bảo vệ tổng thống Pháp và các lãnh đạo khác trong lễ khánh thành tàu sân bay tháng 5/1994. Ảnh:Reuters
Trong cuộc kiểm tra khả năng đi biển cuối cùng tại Tam giác Bermuda (Tam giác Quỷ) tháng 11/2000, một cánh của chân vịt tàu bị hỏng. Telegraph gọi vụ việc là “một bước phát triển nữa” trong “chuỗi đáng xấu hổ nhất của lịch sử hàng hải Pháp”.
Pháp mất nhiều tháng để sửa chữa hỏng hóc. Các nhà phê bình dự án chỉ ra rằng đây là lần đầu tiên kể từ Thế chiến II Paris không còn tàu sân bay có thể hoạt động. Trong ảnh, tàu được sửa chữa tại căn cứ hải quân Toulon tháng 12/2000. Ảnh: Reuters
Charles de Gaulle bắt đầu được hải quân triển khai tới Ấn Độ Dương vào năm 2001, cùng với một tàu ngầm tấn công hạt nhân và một tàu khu trục nhỏ. Trong ảnh, Charles de Gaulle đi qua kênh đào Suez, gần thành phố Ismailia. Người Ai Cập đứng xem con tàu trên một boong phà tháng 12/2001. Ảnh: AP
Trong 6 tháng sau đó, tàu đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động do Mỹ dẫn đầu tại Afghanistan. Thuyền viên Pháp (ảnh trên) nói chuyện trước chiến đấu cơ Super Etendard trên tàu sân bay ở biển Arab, cách Afghanistan khoảng 2.500 km vào tháng 2/2002. Trước khi Charles de Gaulle lần đầu tiên được triển khai, hải quân Pháp quyết định thiết lập một hạn ngạch, đảm bảo có nữ quân nhân trong thủy thủ đoàn. Ảnh: AFP
Hải quân Pháp năm 2004 tổ chức diễn tập, kỷ niệm 60 năm Chiến dịch Dragoon, khi quân Đồng minh đổ bộ bờ biển Địa Trung Hải của miền nam Pháp, nơi bị Phát xít Đức chiếm đóng. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Charles de Gaulle đóng vai trò trung tâm trong loạt tập trận định kỳ Varuna giữa Pháp và Ấn Độ. Trong ảnh, chiến đấu cơ Super Etendard cất cánh từ boong Charles De Gaulle trong một hoạt động thuộc Varuna, ngoài khơi bờ biển Goa, tháng 4/2004. Ảnh: AFP
Năm 2005, Charles de Gaulle cùng tàu từ 35 quốc gia tập hợp tại cảng Portsmouth, Anh, để kỷ niệm 200 năm trận Trafalgar, trận đánh mang tính quyết định trong các cuộc chiến của Napoleon. Ảnh: Reuters
Charles de Gaulle năm 2007 cập cảng Toulon để đại tu trong vòng 15 tháng. Tàu được trang bị động cơ hạt nhân, một bước cần thiết sau 6 năm hoạt động, có thể lênh đênh 900 ngày trên biển, di chuyển tương đương 12 vòng quanh thế giới và thực hiện 19.000 lần phóng máy bay. Một số bộ phận như chân vịt và kho vũ khí, bảo trì phi cơ được thay mới và cải tiến. Ảnh: AFP
Pháp điều tàu sân bay đến ngoài khơi bờ biển Libya để hỗ trợ chiến dịch ném bom của liên quân quốc tế, góp phần lật đổ Tổng thống Libya Muammar Gaddafi năm 2011.
Trong ảnh, tên lửa Mica được cài đặt trên một chiến đấu cơ Rafale tại boong bay của tàu Charles de Gaulle tháng 3/ 2011. Theo Defense News, hạm đội trên tàu sân bay xuất kích 1.350 lần trong hoạt động can thiệp quân sự ở Libya. Charles de Gaulle sau đó rút về để bảo trì vào tháng 8/2011. Ảnh: Reuters
Thông số kỹ thuật của tàu khi được triển khai làm nhiệm vụ tại Libya. Charles de Gaulle có khả năng phóng một máy bay trong 30 giây. Đồ họa: Reuters
Các chiến đấu cơ trên boong tàu tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hồi tháng một. Trong nhiệm vụ của Charles de Gaulle tại Iraq, chiến đấu cơ Rafale đầu tiên xuất kích khi con tàu ở cách bờ biển phía bắc Bahrain 200 km về hướng Iraq. Việc sử dụng tàu sân bay này sẽ giúp giảm một nửa thời gian cho chiến đấu cơ tới Iraq, tấn công các mục tiêu IS so với việc xuất kích từ căn cứ ở UAE. Ảnh: Reuters
Phương Thảo
Theo Business Insider
Trung Quốc đang đóng đồng loạt tới 2 tàu sân bay?
Chuyên gia TQ cho rằng, thông tin về việc nước này đang đóng tàu sân bay thứ 2 là không chắc chắn, vì không phải do Bộ quốc phòng tuyên bố.
Sự mập mờ về thông tin Trung Quốc đang đóng tàu sân bay thứ 2
Ngày 31 tháng 1 trang mạng xã hội SinaWeibo của quan chức phòng thông tin chính quyền thành phố Thường Châu và "Nhật báo buổi tối Thường Châu" đưa tin, một xí nghiệp cáp điện của thành phố "lại trúng thầu chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai". Theo tin có liên quan, xí nghiệp cáp điện này đã từng cung cấp sản phẩm cho tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh.
Tiếp đó, ngày 1 tháng 2 các trang mạng của Trung Quốc dồn dập đưa tin xung quanh việc "giới quan chức lần đầu chính thức xác nhận" đang chế tạo chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của nước này.
Nhưng điều kỳ lạ là những tin tức liên quan được công bố trước đó của Thành phố Thường Châu đều bị xóa bỏ, và hai đơn vị đưa tin đều tỏ ra không muốn trả lời thêm bất cứ thông tin nào cho truyền thông.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt trong buổi trả lời phỏng vấn của phóng viên ngày 1 tháng 2 đã cho biết, không nên kết luận tin tức trên là xác nhận của quan chức, vì chỉ khi nào người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thì mới được coi là giới quan chức chính thức xác thực. Lần này chỉ có thể coi là thông tin bị rò rỉ, nhưng qua đó cũng thấy được xu thế và chiều hướng nhất định.
Ông Lý Kiệt còn cho biết, tàu sân bay là một hệ thống vũ khí tổng hợp lớn và vô cùng phức tạp. Vì vậy, nhìn từ quy luật thao tác vận hành thì hàng không mẫu hạm bắt buộc phải duy trì ở một số lượng nhất định mới đảm bảo tác chiến có hiệu quả. Một cường quốc muốn duy trì bảo vệ quyền làm chủ trên không và trên biển theo một phương hướng chiến lược nào đó, thì thông thường cần phải có 3 chiếc hoặc ít nhất 2 chiếc tàu sân bay.
Thông thường, hàng không mẫu hạm được sử dung theo nguyên tắc "tam tam chế", tức là 1 chiếc trực tiếp tham gia chiến đấu, 1 chiếc huấn luyện, 1 chiếc tu sửa bảo dưỡng, như vậy mới có thể đảm bảo lúc nào cũng sẽ có một chiếc tàu sân bay sẵn sàng tham gia tác chiến trên biển.
Tuy nhiên trên thực tế, do khó khăn về tài chính, cộng thêm chiến lược chưa cần lớn như vậy nên có một số nước lớn chỉ duy trì ở mức hai chiếc. Cho dù muốn duy trì quy mô 3 chiếc hàng không mẫu hạm, thì vẫn có những khó khăn về thời gian chế tạo. Lấy ví dụ như lớp tàu sân bay mới Queen Elizabeth (lớp QE) của Anh chỉ chế tạo hai chiếc mà thời gian từ khi chế tạo đến khi đưa vào phục vụ cũng phải mất đến vài năm.
Mô hình đồ họa của dân mạng Trung Quốc về tàu sân bay tương lai
Hơn nữa, tàu sân bay là một thể tổng hợp của nhiều hệ thống, cần phải bảo dưỡng định kỳ tại xưởng, thời gian tu sửa đó cũng tương đối dài. Ngoài ra, các phi hành viên tiêm kích hạm cần phải duy trì việc huấn luyện cất, hạ cánh trên tàu sân bay bay ở mức độ nhất định thì mới giữ được độ thành thạo của kỹ năng bay thành thục.
Cuối cùng, Lý Kiệt cho rằng, một nước lớn để duy trì lợi ích ở những vùng biển xa, khi ứng phó với những xung đột quân sự ở mức độ cỡ vừa trở lên ít nhất phải có hơn một chiếc hàng không mẫu hạm. Cho dù là Hoa Kỳ, khi ứng phó với xung đột khu vực ở mức độ tương đối cao, thì cũng sẽ phải sử dụng hai chiếc hàng không mẫu hạm động cơ hạt nhân siêu lớn hoặc thậm chí nhiều hơn.
Hơn nữa, so với Hoa Kỳ thì số lượng tiêm kích hạm trên hàng không mẫu hạm tầm trung của các nước khác đều tương đối ít, để ứng phó với vấn đề lợi ích hải dương, đặc biệt là các vùng biển xa và tương đối xa thì một chiếc chắc chắn là không đủ, ít nhất phải hai chiếc hoặc hơn hai chiếc.
Trung Quốc đang chế tạo 2 tàu sân bay quốc nội
Vào tháng 1-2014, ông Vương Dân - Bí thư tỉnh ủy Liêu Ninh đã đề cập đến việc đóng tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc tại Đại Liên và khả năng hoàn thành sau 6 năm. Điều này đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của dư luận quốc tế.
Hiện nay, nhiều nguồn tin cho biết, Trung Quốc đã đồng thời bắt đầu đóng hai tàu sân bay trong năm 2013. Một chiếc được ông Vương Dân nhắc đến ở Đại Liên, chiếc thứ hai đang thi công tại Thượng Hải, nhưng ban lãnh đạo Thượng Hải im lặng về điều này. Theo các dự đoán, cả hai con tàu đang đóng theo dự án mà Trung Quốc phát triển trên cơ sở đề án 1143.5 của Liên Xô.
Hàng không mẫu hạm đô đốc Kuznetsov của Nga là chiếc duy nhất được chế tạo trong đề án 1143.5, chiếc thứ hai là tàu sân bay Varyag chưa hoàn thành được Trung Quốc mua lại từ tay Ukraina từ năm 1998 với giá vẻn vẹn 20 triệu USD, khi đó nó không có động cơ, bánh lái, hầu hết các hệ thống hoạt động và được đưa ra bán đấu giá.
Phía Nga đã chuyển cho Trung Quốc khối lượng lớn tài liệu liên quan từ những năm 1990. Dưới sự trợ giúp không chính thức của Ukraina, 14 năm sau Trung Quốc đã "mông má" con tàu này thành tàu sân bay Liêu Ninh và được biên chế cho hải quân nước này vào tháng 9-2012.
Tàu sân bay tương lai của Trung Quốc sẽ được đóng theo mô hình của Liêu Ninh
Theo nguồn tin của trang mạng Tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, tàu sân bay mới của Trung Quốc được định danh thuộc kiểu 001A, được chế tạo với mục đích khai phá công nghệ nên có khả năng chỉ có lượng giãn nước 55.000 tấn với kinh phí khoảng 3 tỷ USD.
Tàu sân bay này sẽ sử dụng hệ thống đường băng máy bay kiểu cầu bật tương tự Liêu Ninh và có khả năng sẽ được trang bị 2 máy phóng hơi nước. Đồng thời, nó chỉ sử dụng động cơ thông thường, các chiếc sau sẽ là phương án cải tiến và tăng kích thước so với tàu Liêu Ninh.
Qua phân tích một vài số liệu, họ nhận thấy tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc có thể mang theo tối đa 40-45 chiếc tiêm kích hạm J-15. Tuy nhiên, chỉ cần như thế cũng đã đủ giúp Trung Quốc chiếm ưu thế trước Nhật Bản với các tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH như DDH-183 Izumo.
Theo trang mạng Tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga tháng 7-2014 cho biết, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc mang mã số 001A (số hiệu 18), có trọng tải lớn hơn 5% so với tau sân bay Liêu Ninh, đang đươc Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc đong tại thành phố Đại Liên, phía đông bắc tỉnh Liêu Ninh nươc nay.
Trong khi đó, tàu sân bay thứ hai mang mã số 002 với trọng tải lên tới 61.351 tấn cung đang được đóng mơi tại Nhà máy đóng tàu Giang Nam trên đảo Trường Hưng - Thượng Hải. Đây có khả năng sẽ là tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc với 4 máy phóng hơi nước, nhiều gấp đôi so với 001A.
Trước đây, các quan chức quốc phòng cao cấp Trung Quốc từng tuyên bố, quân đội Trung Quốc sẽ không hài lòng với chỉ 1 tàu sân bay duy nhất là "Liêu Ninh" và lần lượt vào các năm 2013 và 2015, Trung Quốc sẽ triển khai chế tạo 2 hàng không mẫu hạm nội địa, dự kiến đến năm 2020 sẽ đưa vào biên chế trong lực lượng hải quân.
Còn có những nguồn tin cho rằng Bắc Kinh sẽ chế tạo tới 10 chiếc tàu sân bay, nhưng chủ yếu các bình luận đều thiên về ý kiến là Trung Quốc sẽ chế tạo 4 hàng không mẫu hạm, trong đó có thể có cả tàu sân bay hạt nhân. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ thực hiện sau khi 2 tàu sân bay đầu tiên hoàn tất.
Thanh Tâm
Theo_Báo Đất Việt
Phong tước cho Hoàng thân Anh: Cơn 'ác mộng' của Thủ tướng Úc Abbott Câu chuyện 'ác mộng tước Hiệp sĩ' giờ đã thành cơn 'ác mộng' thực sự cho Thủ tướng Úc Tony Abbott. Nhiều cơ quan truyền thông nước này đồng loạt nhắc đến chuyện phế truất ngôi vị lãnh đạo của ông. Đảng Tự do ở Úc đang "đẩy mạnh các phương án thay thế lãnh đạo" trong bối cảnh Thủ tướng Tony Abbott...