Hàng không đã chuẩn bị những gì cho ngày “mở cửa bầu trời”?
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam khẳng định, tất cả hãng bay đều đã sẵn sàng cho thời điểm “mở cửa bầu trời” sau thời gian dài tạm đóng vì Covid-19.
Ngành hàng không đã sẵn sàng cho ngày “mở cửa bầu trời”. (Ảnh: Hòa Thắng).
Trong cuộc họp của Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra sáng 11/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ GTVT chỉ đạo các hãng hàng không xem xét mở lại đường bay thương mại giữa Việt Nam với một số quốc gia, khu vực. Như vậy, thời điểm “mở cửa bầu trời” đối với ngành Hàng không đang rất cận kề.
Cục Hàng không sẵn sàng
Trước thông tin chỉ đạo mới của Thủ tướng về việc mở lại đường bay thương mại giữa trong thời gian tới, ngay từ bây giờ, ngành hàng không đã sẵn sàng cho thời điểm chính thức “mở cửa bầu trời”.
Về phía Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục hàng không Đinh Việt Thắng cho biết, theo đề xuất mới của Bộ GTVT thì từ 15/9 sẽ mở 4 đường bay quốc tế thường lệ giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến Đài Loan, Quảng Châu (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc. Giai đoạn tiếp theo vào cuối tháng 9/2020 sẽ mở tiếp đến hai đường bay thường lệ đến Campuchia, Lào.
Theo phương án được Bộ GTVT đưa ra, mỗi tuần sẽ có 2 chuyến khứ hồi TP Hồ Chí Minh – Quảng Châu; chặng Hà Nội/TP Hồ Chí Minh – Tokyo có 4 chuyến khứ hồi; Hà Nội/TP Hồ Chí Minh – Seoul có 4 chuyến; Hà Nội/TP Hồ Chí Minh – Đài Bắc (Đài Loan) có 4 chuyến. Các hãng bay của Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đối tác sẽ chia đôi số chuyến bay.
Công tác kiểm dịch vẫn sẽ được duy trì nghiêm ngặt. (Ảnh: Lê Thanh).
Video đang HOT
Hành khách trên các chuyến bay là nhà ngoại giao, nhân viên công vụ, công dân Việt Nam ở các quốc gia, vùng lãnh thổ nêu trên có nhu cầu về nước; người Việt đi lao động, người nước ngoài chuyên gia trình độ cao sang Việt Nam; chưa áp dụng với khách du lịch. Hành khách sau khi nhập cảnh sẽ được kiểm soát, cách ly.
Ông Đinh Việt Thắng khẳng định, hiện tại tất cả các hãng hàng không của Việt Nam đều đã sẵn sàng cho thời điểm “mở cửa bầu trời”. “Các hãng hàng không Việt Nam đã sẵn sàng và mong chờ nối lại đường bay quốc tế để giảm khó khăn. Nhu cầu đi lại của hành khách trên đường bay quốc tế cũng rất lớn” – ông Đinh Việt Thắng nói.
Các hãng bay lên sẵn lịch trình
Vietnam Airlines là hãng bay mới nhất đưa ra thông báo chính thức về việc khai thác trở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ đến Nhật Bản từ ngày 18/9/2020. Đây là chuyến bay nhằm phục vụ nhu cầu của hành khách từ Việt Nam đến Nhật Bản lao động, học tập và sinh sống.
Cụ thể, trong tháng 9/2020, các chuyến bay từ Hà Nội đi sân bay Narita (Tokyo) khởi hành lúc 23h45 các ngày 18/9, 25/9, 30/9; từ TP Hồ Chí Minh đi Narita khởi hành lúc 00:00 ngày 30/9. Các chuyến bay được khai thác bằng tàu bay Boeing 787, một trong những dòng tàu bay thân rộng lớn nhất, hiện đại nhất của Vietnam Airlines hiện nay.
Vietnam Airlines đã công bố lịch khai thác đường bay đến Nhật Bản. (Ảnh: Lê Thanh).
Các chuyến bay chở khách chiều từ Nhật Bản về Việt Nam sẽ được thực hiện sau khi có quyết định chính thức của các nhà chức trách. Toàn bộ phi hành đoàn được kiểm tra sức khỏe và tổ chức cách ly theo quy định sau khi về Việt Nam. Máy bay được phun khử khuẩn toàn bộ khoang hành khách, buồng lái bằng hóa chất theo tiêu chuẩn quốc tế.
Lịch bay Việt Nam – Nhật Bản trong những tháng tiếp theo sẽ được Vietnam Airlines cập nhập trong thời gian sớm nhất. Vietnam Airlines cũng có kế hoạch nối lại đường bay chiều từ Nhật Bản về Việt Nam, trên cơ sở diễn biến dịch bệnh thực tế và sự chấp thuận của các cơ quan chức năng liên quan.
Bên cạnh đó, Vietnam Airlines đang xây dựng phương án khôi phục các đường bay đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Lào, Campuchia trong thời gian tới.
Thủ tướng: Chống dịch COVID-19 là cuộc chiến trường kỳ
Thủ tướng nhấn mạnh, chống chống dịch COVID-19 là cuộc chiến trường kỳ, cho đến khi nào có thuốc đặc trị và vaccine phòng dịch.
Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống COVID-19 chiều nay, 21/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: " Chúng ta xác địch chống dịch COVID-19 là một cuộc chiến trường kỳ, chừng nào chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng dịch thì chúng ta vẫn phải chung sống với dịch bệnh".
Thủ tướng nêu rõ, dịch vẫn còn phức tạp nhưng đang trong tầm kiểm soát, kể cả ở địa bàn phức tạp nhất như Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương và các thành phố lớn.
Qua đợt dịch này, chúng ta rút ra nhiều bài học trong quá trình chỉ đạo, trong đó có tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa" trong chỉ đạo, thực hiện; xét nghiệm nhanh, rộng, ứng dụng các phần mềm như Bluezone, truyền thông thông tin kịp thời, người dân ủng hộ, nhất là hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt. Trung ương và địa phương chỉ đạo quyết liệt nhưng linh hoạt, bảo đảm an toàn, kiểm soát nhưng vẫn thực hiện mục tiêu kép.
Dịch bệnh vẫn lây lan mạnh trên toàn cầu, nước ta hội nhập sâu rộng, do đó, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu, các cấp, các ngành, đặc biệt ngành y tế không được chủ quan, không được coi thường trong quá trình chỉ đạo mà phải tập trung, làm hết sức mình để không có ổ dịch lây lan rộng trong cộng đồng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống COVID-19.
Trong bối cảnh toàn cầu sụt giảm, tăng trưởng âm, là nước mới thoát nghèo, chúng ta phải thực hiện mục tiêu kép, vừa đề phòng, khống chế bằng được COVID-19, phong tỏa kiên quyết, chặn đứng nguồn lây ở các ổ dịch thì vẫn phải duy trì hoạt động kinh tế-xã hội ở mức độ cần thiết.
Các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần phải cương quyết, sát sao, tỉnh táo chỉ đạo 2 nhiệm vụ này để làm sao đạt hiệu quả tối ưu. Không được để dịch bệnh lây lan bùng phát, đồng thời không để người dân quá lo lắng, bất ổn về cách ly xã hội.
Ngành y tế cần suy nghĩ về việc nhận diện, chẩn đoán sớm nguy cơ mắc COVID-19 đối với các bệnh nhân có biểu hiện dù là nhẹ nhất. Cần tập trung bảo vệ nhóm rủi ro cao, là người có bệnh lý nền, người cao tuổi dễ bị tử vong. Không được để xảy ra ổ dịch, nhất là tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Các cơ sở y tế phải làm nhanh hơn, làm sớm hơn, cương quyết hơn bởi vì đường nào thì đây cũng là nơi chữa bệnh, dễ lây nhiễm.
Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh, xuất hiện ca bệnh thì phải khoanh gấp, kịp thời, không để xảy ra ổ dịch lây lan diện rộng. Xác định trách nhiệm người đứng đầu trong bao quát công tác phòng, chống dịch. Cần có văn hóa ứng xử trong bối cảnh có dịch, đặc biệt là văn hóa đeo khẩu trang trong trường học, bệnh viện, trên phương tiện công cộng, ở nơi đông người.
Thủ tướng nhất trí với ý kiến cho rằng cần có chế tài bắt buộc phải đeo khẩu trang ở những nơi cần thiết. Cần tuyên truyền, vận động nhân dân cài đặt các ứng dụng phần mềm phòng chống dịch như Bluezone.
Hệ thống khai báo y tế cần phải thuận lợi, tránh mất thời gian. " Văn hóa ứng xử trong thời kỳ dịch bệnh cần được phổ cập hơn nữa, kể cả rửa tay thường xuyên, giãn cách xã hội phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, tinh thần cảnh giác với dịch bệnh", Thủ tướng nêu rõ. Kiểm soát chặt chẽ người nhập cư trái phép trong nội địa và quản lý biên giới; xử lý các chủ khách sạn, các cơ sở lưu trú sử dụng lao động nhập cư trái phép.
Theo dõi, nắm chắc tình hình, không để dịch bùng phát, nếu có phải nhanh hơn, nhạy cảm hơn, chính xác, kịp thời hơn đối với mọi đối tượng có nguy cơ lây nhiễm là một yêu cầu đặt ra đối với công cuộc phòng, chống dịch. Các chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý vào Việt Nam phải được cách ly phù hợp, trong đó có trách nhiệm của người mời, đặc biệt chính quyền địa phương.
Về kỳ thi tốt nghiệp THPT, Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên thảo luận với các địa phương, sớm có phương án để giải quyết vấn đề này, trong đó bàn với Chủ tịch UBND Quảng Nam, Đà Nẵng và một số địa phương có học sinh thuộc diện F1, F2 để tiếp tục tổ chức tốt đợt thi tới trên tinh thần bảo đảm an toàn; chuẩn bị cho khai giảng năm học mới linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mỗi địa phương.
Thủ tướng cho biết, sẽ sớm sửa đổi chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc, không có thu nhập một cách thuận lợi hơn nữa, phương án này Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ sớm trình Chính phủ.
Thủ tướng: "Đợt dịch này , nhân dân có sự bình tĩnh hơn" Thủ tướng lưu ý, tuần này đến giữa tuần sau sẽ là đỉnh dịch nên các bộ, ban, ngành phải thực hiện quyết liệt công tác phòng dịch. Chiều nay, 12/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các địa phương theo hình thức trực tuyến về công tác phòng, chống Covid-19....