Hàng Khay
Phố Hàng Khay dài 160 mét, đi từ ngã tư Hàng Bài – Tràng Tiền đến ngã tư Bà Triệu – Tràng Thi.
Nguyên là đất của thôn Thi Vật, Tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương. Đầu thời Pháp thuộc được gọi là phố Thợ Khảm, phố Hàng Khay từ xưa bao gồm cả phố Tràng Tiền ngày nay.
Hàng Khay là đất làng khảm xưa… Đồ khảm trước, dân thành thị các nhà quyền quý cũng chuộng. Ghế, bàn, sập gụ, tủ chè được khảm trai, khá đẹp… Thợ khảm, khảm hoa, chim, làm từng vẻ đẹp cho các đồ nội thất, phố dẫu ngắn nhưng trước còn có ngôi đền thờ ông tổ nghề. Người thì cho là gốc nghề khảm từ Thanh Hóa đem ra, ông tổ là Nguyễn Kim. Lại có thuyết ông tổ nghề khảm ở Phú Xuyên, gốc gác ở làng Chuôn (Chuyên Mỹ) nay là đất Hà Tây. Có nhà nghiên cứu lại cho tổ nghề khảm họ Trương, tên là Công Thành, lên lập làng nghề từ thời nhà Lý (Lý Nhân Tông).
Hàng khảm ở đây có tiếng từ thế kỷ thứ XIII. Thương nhân Trung Hoa buôn đem về, được các nhà quyền quý mua, coi là vật báu trong nhà… Sách cổ Trung Hoa có nhắc đến các loại khay, cơi trầu khảm, là đồ mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở bên nước đó.
Video đang HOT
Vào thế kỷ 18, khi quân Pháp bắt đầu chiếm Hà Nội, bởi đây là rẻo đất khá đẹp nên chúng cho san các nhà cửa cũ, từng bị đốt phá, xây những ngôi nhà tầng mới, hai tầng, thậm chí ba tầng. Đường xá cũng được mở mang, cùng với kế hoạch xây dựng, nhà hàng dinh thự quanh hồ Gươm… Phố Hàng Khay, lúc đầu được đặt tên Pháp: Rue des incrusteurs (phố Thợ Khảm) bao gồm cả phố Tràng Tiền bây giờ; rồi lại được đổi tên là phố Paul Bert, tên viên toàn quyền Pháp đầu tiên ở nước ta… Sau Cách mạng tháng Tám, được tách ra, mang tên phố Hàng Khay. Từ tháng 12 – 1946 đến 10 – 10 – 1954 thời Hà Nội bị tạm chiếm, Hàng Khay được đổi tên là phố Anh quốc. Khi Thủ đô giải phóng, phố lại được trả về tên cũ…
Trước đây, phố gồm những cửa hàng bán các đồ mỹ nghệ, áo kimono, áo thêu, phục vụ khách du lịch… Thời ảnh kỹ thuật số, có thêm nhiều hiệu ảnh khá đông khách, các cửa hàng mỹ nghệ, quán cà phê…
Từ sau ngày Thủ đô giải phóng, tháng 10 – 1954, phố mang tên mới: phố Hàng Khay. Phố có đặc điểm, chỉ có một dãy nhà bên số lẻ nằm phía nam hồ Hoàn Kiếm. Ở trung tâm Thủ đô, phố Hàng Khay trở thành “chứng nhân lịch sử”: Tháng 10 – 1954 “khi đoàn quân tiến về”, từ chiến khu, diễu hành qua Hàng Khay tỏa đi tiếp quản Tòa thị chính Thành phố, Bệnh viện ồn Thủy, trại Bảo an binh…Các đoàn đại biểu cấp cao, nguyên thủ quốc gia nhiều nước đến thăm Việt Nam đều qua Hàng Khay để về Nhà khách Chính phủ, khách sạn Metropole, dự mít tinh tại Nhà hát lớn…
Ngày nay, mặt hàng xuất hiện nhiều nhất ở phố Hàng Khay vẫn là các cửa hàng phát huy nghề truyền thống “gỗ khảm trai” được bày bán trong các Gallry: mỹ nghệ Hoàng Anh, Collcetion Shop, Moon Shop, Dịch vụ du lịch Hà Nội. Mẫu mã phong phú: Chân dung thiếu nữ, phong cảnh Văn Miếu, Khuê Văn Các, Chùa Một Cột, Cánh đồng quê lúa chín vàng, Nụ cười của lão nông say sưa nhả khói thuốc lào…
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hàng Giầy
Phố Hàng Giầy dài 228m, đi từ phố Lương Ngọc Quyến đến phố Hàng Chiếu.
Phố trước kia là hai phố: đoạn Hàng Chiếu đến Ngõ Gạch là phố Hàng Màn (tên tiếng Pháp là Rue Lataste) và đoạn phố Hàng Giầy, còn có tên là phố Nguyễn Duy Hàn, tên một tuần phủ Thái Bình.
Sau 1945, đổi là phố Tán Thuật. Đến 1947 đổi lại thành phố Hàng Giầy (cũng là tên mặt hàng kinh doanh chủ yếu lúc bấy giờ) và vẫn giữ nguyên tên gọi này cho đến ngày nay. Ngày nay, phố này không còn buôn bán giầy mà chỉ còn những cửa hàng bán bánh kẹo và hàng vặt. Đoạn Hàng Màn trước đây là phần đất thôn Cổ Lương, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương, nằm trên bờ Bắc sông Tô Lịch. Phần Hàng Giầy là đất thôn Hài Tượng, thuộc tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương.
Đoạn cuối phố từ Hàng Buồm đến đầu Lương Ngọc Quyến được coi là phần phụ thuộc của Hàng Buồm vì nơi đây cũng tập trung nhiều cửa hàng ăn uống của người Tàu, những hiệu ăn nhỏ không phải là cao lâu.
Đoạn phố này trước kia có tên là Hàng Giầy vì một thời có những cửa hàng bán giày da lộn dép quai ngang của thợ giày làng Chắm làm ra; những thứ giày dép đó không còn khách mua nữa và cửa hàng giày cũng không còn; chủ đất cho phá những ngôi nhà cũ kỹ xây lại thành dãy nhà gác cho Tàu thuê làm cửa hàng ăn uống, bên trên là chỗ gia đình họ ở.
Ngày nay giữa phố Hàng Giầy ở số nhà 30 còn giữ lại được một ngôi đền là Nội Miếu của thôn Hài Tượng. Đền này sau đã bán cho dân các phường Hàng Bạc làm nơi thờ vọng về Trâu Khê (vào năm 1895).
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hàng Giấy Phố Hàng Giấy dài 208 mét, đi từ phố Hàng Đậu đến phố Hàng Khoai, phố này nguyên là một con đường đất cũ từ góc đông bắc thành phố Hà Nội đi xuống, đã có từ lâu đời trên một đoạn đê cũ. Bên phía đông con đường đó là đất của thôn Huyền Thiên, bên phái tây là đất thôn Tân...