Hàng hoá tại các tỉnh phía Nam được cung ứng đủ và không tăng giá
Theo báo cáo nhanh từ Tổng cục Quản lý trường, tại TP Hồ Chí Minh do người dân mua hàng giảm so với những ngày trước đây nên từ chiều hôm qua 9/7 việc cung ứng hàng hoá tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích tương đối đầy đủ, chỉ còn một vài siêu thị, cửa hàng tiện ích thiếu rau.
Nhân viên siêu thị TP Hồ Chí Minh bổ sung hàng hóa đầy các quầy phục vụ người tiêu dùng. Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN
Đến 9 giờ ngày hôm nay 10/7, người đến siêu thị mua hàng vẫn bình thường, giá không tăng so với hôm qua, hàng hoá đầy đủ.
Tại một chợ truyền thống các quầy bán thực phẩm tươi sống vẫn hoạt động, nhưng người mua, bán ít, giá vẫn cao như 2 ngày trước đây. Các mặt hàng thực phẩm chế biến khác nguồn cung đầy đủ, giá ổn định.
Cũng theo Tổng cục Quản lý thị trường, tại Bình Dương sau 1 ngày thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, đến nay tình hình thị trường tương đối ổn định, không còn tình trạng người dân đổ xô mua hàng. Hàng hoá được cung ứng đầy đủ, giá vẫn như ngày hôm qua, có tăng nhẹ so với những ngày trước khi thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg.
Ngoài ra, các địa phương khác đến nay đã chủ động về nguồn cung hàng hóa, thị trường các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, cũng như các mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch tương đối ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Liên quan đến kiểm tra, kiểm soát chống đầu cơ, găm hàng tăng giá, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết: Các Cục Quản lý thị trường đã triển khai Quyết định số 1724/QĐ-BCT ngày 07/7/2021 của Bộ Công Thương; Công văn 4032/BCT-TTTN ngày 08/7/2021 của Bộ Công Thương, Công văn số 1442/TCQLTT-CNV ngày 08/7/2021 của Tổng cục Quản lý thị trường đến các Đội Quản lý thị trường thực hiện.
Bên cạnh đó, các Cục Quản lý thị trường cũng yêu cầu công chức trong đơn vị thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về phòng chống COVID-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế và của Tổng cục Quản lý thị trường; chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến dịch bệnh và thị trường hàng hóa để kịp thời ứng phó các tình huống xảy ra trên địa bàn.
Mặt khác, các đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; phối hợp với cơ quan chức năng tuyên truyền về phòng, chống COVID-19.
Đến 9 giờ ngày 10/7, các Cục Quản lý thị trường chưa phát hiện xử phạt các hành vi vi phạm về đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý.
Đáng lưu ý, TP Hồ Chí Minh đã cử kiểm soát viên tham gia 12 chốt kiểm soát người ra, vào thành phố từ ngày 9/7.
Video đang HOT
Theo thông tin từ Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, đến ngày 10/7 các xe hàng vận chuyển thực phẩm từ các tỉnh về TP Hồ Chí Minh được phân luồng ưu tiên nên việc vận chuyển dễ dàng và nhanh hơn.
Tuy nhiên, để việc vận chuyển hàng đi, đến TP Hồ Chí Minh được dễ dàng, Bộ Y tế cần quy định thống nhất đối với lái xe ra, vào TP Hồ Chí Minh được xét nghiệm nhanh hay xét nghiệm Real-time PCR, thời hạn giấy xét nghiệm là bao lâu.
TPHCM tập trung tháo gỡ loạt vấn đề trong ngày đầu cách ly theo Chỉ thị 16
TPHCM đang gặp khó trong việc vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm từ các tỉnh, thành để cung cấp cho người dân.
Chính quyền thành phố đang tập trung tháo gỡ những vấn đề này sau ngày đầu cách ly xã hội.
Trong ngày đầu tiên TPHCM cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, lượng người đến các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đông đúc trong thời gian ngắn buổi sáng và nhanh chóng bình ổn trở lại.
Các phương tiện lưu thông bên trong thành phố đã giảm so với những ngày trước đó. Tuy nhiên, hiện tượng ùn ứ vẫn diễn ra tại khu vực đường cao tốc, cửa ngõ với các tỉnh, thành.
Đó là những nhận định của lãnh đạo các sở, ngành tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TPHCM chiều 7/9.
Những đoàn xe kẹt dài nhiều cây số trên quốc lộ
Giám đốc Sở Công Thương TPHCM Nguyễn Quang Phương miêu tả hiện tượng ách tắc là "không thể hình dung được", "lực bất tòng tâm"... Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung ứng hàng hóa, đảm bảo nhu cầu cho người dân trong đợt cách ly xã hội.
"Đêm qua, có những lúc các đoàn xe chở hàng hóa, nhu yếu phẩm kẹt hàng km trên quốc lộ. Chúng tôi không thể hình dung được tình cảnh này trước đó. Việc cung ứng hàng hóa cho TPHCM từ các tỉnh, thành bị ảnh hưởng lớn trong giai đoạn khó khăn", ông Nguyễn Nguyên Phương chia sẻ.
Phó Giám đốc Sở Công Thương chia sẻ, dù đã lên các kịch bản trước cho việc biến động giá cả, thị trường trong thời điểm giãn cách xã hội, Sở này vẫn lực bất tòng tâm trước tình huống trên.
Lý giải về hiện tượng hàng hóa thiết yếu tăng giá mạnh trước thời điểm TPHCM giãn cách xã hội, ông Phương cho rằng, nguyên nhân liên quan gồm việc điều chỉnh giá xăng dầu, đóng cửa chợ đầu mối, thay đổi phương thức vận chuyển dẫn đến chi phí sản phẩm tăng.
Ngoài ra, do thời gian kiểm dịch tăng lên cũng khiến việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn.
Lãnh đạo Sở Công Thương cho biết, giá cả một số mặt hàng tại TPHCM tăng mạnh trước thời điểm cách ly xã hội có nhiều nguyên nhân.
Với việc nhu cầu tích trữ của người dân tăng cao, sức mua lớn dồn lên hệ thống phân phối tại các chợ khiến tiểu thương đẩy giá trong thời điểm khách đông mà hàng thiếu. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra trong một số thời điểm nhất định và nhanh chóng được xử lý, bình ổn.
"Thanh tra Sở cùng các phòng chức năng sẽ tăng cường đi thực tế và phối hợp Cục Quản lý thị trường tập trung rà soát các chợ truyền thống, xử phạt nghiêm các trường hợp lợi dụng khó khăn của dịch bệnh để đẩy giá", lãnh đạo Sở Công Thương TPHCM nhấn mạnh.
Để đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân, trong trường hợp các khu chợ bị đóng cửa, Sở Công Thương đã yêu cầu các địa phương tìm ngay mặt bằng gần đó để tổ chức các điểm bán hàng lưu động. Việc cung cấp hàng hóa được thực hiện theo phương thức tổng hợp nhu cầu của người dân để mang tới những mặt hàng phù hợp, đúng giá.
Nhiều xe tải phải quay đầu trên cao tốc
Tại buổi họp báo, đại diện Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết, số liệu của hệ thống giám sát ngày 9/7 cho thấy, lượng phương tiện tại các tuyến đường chính trên địa bàn đã giảm khoảng 15%. Xe chở hàng hóa ra vào các cảng cũng giảm 10% so với những ngày trước.
"Một số thời điểm, cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây ùn tắc khoảng 2 km, nhiều xe phải quay đầu khiến giao thông ùn ứ. Nguyên nhân có thể do người dân chưa chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định mới", đại diện Sở GTVT TPHCM thông tin.
Các cửa ngõ cao tốc tại TPHCM kẹt hàng km tại nhiều thời điểm trong ngày đầu cách ly xã hội (Ảnh: Nguyễn Quang).
Bên cạnh đó, Sở đã làm việc với các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ cùng các bộ, ngành về việc tạo điều kiện cho các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu của thành phố. Thời gian qua, một số phương tiện chở hàng hóa từ các tỉnh, thành miền Tây về TPHCM bị giữ lại tại các tỉnh, do yêu cầu mới về giấy xét nghiệm.
Để tháo gỡ khó khăn này, Sở GTVT TPHCM đã báo cáo với Bộ GTVT, Bộ Y tế về các phương án như thay đổi thời hạn quy định đối với giấy xét nghiệm, tạo luồng vận chuyển thông thoáng hàng hóa về TPHCM.
"UBND TPHCM đã có văn bản gửi các tỉnh, thành đề nghị phối hợp hỗ trợ tạo luồng xanh cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu. Hy vọng thời gian tới, phương án mới sẽ khiến hàng hóa chuyển về thành phố thuận lợi, đáp ứng nhu cầu người dân trong thời gian cách ly xã hội", Sở GTVT cho hay.
Ngoài ra, ngành giao thông thành phố cũng lưu ý thêm, giấy nhận diện không phải là điều kiện bắt buộc cho toàn bộ phương tiện trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16. Giấy nhận diện này được sở cung cấp cho các doanh nghiệp có lượng hàng hóa lớn, xe chuyên chở công nhân, chuyên gia.
Từ 0h ngày 9/7, TPHCM đã áp dụng biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 toàn địa bàn. Theo quyết định của UBND thành phố, biện pháp này sẽ được duy trì trong 15 ngày tới.
"Cả hệ thống chính trị và người dân thành phố đã vào cuộc quyết liệt. Tuy nhiên, với tính chất phức tạp của dịch Covid-19, việc kiểm soát dịch bệnh đứng trước nhiều thách thức. Để nhanh chóng kiểm soát được dịch Covid-19, TPHCM xác định cần làm quyết liệt hơn và xem đây là cuộc chiến thật sự. Thành phố sẽ hy sinh lợi ích ngắn hạn cho mục tiêu dài hạn, nâng cao thêm một mức trong công tác phòng, chống dịch Covid-19", Chủ tịch UBND TPHCM công bố.
Thí điểm lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại chốt kiểm soát Tỉnh Quảng Ninh sẽ thí điểm tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh nCoV ngay tại chốt kiểm soát để ngăn các nguy cơ dịch bệnh từ bên ngoài có thể xâm nhập địa bàn. Ngày 7/7, ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, chủ trì cuộc họp trực tuyến cùng...