Hàng hóa không đảm bảo chất lượng nhưng phường vẫn vận động người dân nên chấp nhận
Đối thoại với người dân, lãnh đạo phường An Khê cho biết cơ quan chức năng đã xử phạt Công ty Toàn Cầu vì bán hàng kém chất lượng, không có hóa đơn chứng từ. Tuy nhiên, vẫn vận động người dân nên nhận sản phẩm đã mua với thông báo “nếu bà con muốn kiện phải vào tận Bình Dương để kiện chứ không thể kiện tại Đà Nẵng”.
Cách trả lời này không làm thỏa mãn đại đa số người dân tham gia đối thoại.
Lãnh đạo phường An Khê đối thoại với người dân hôm 26/7
UBND phường An Khê (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) vừa tổ chức buổi đối thoại với những người dân có mua hàng của Công ty Tổ chức sự kiện và truyền thông Toàn Cầu (Công ty Toàn Cầu, địa chỉ tại Bình Dương) hôm 11/7 vừa qua để giải quyết vụ việc hàng kém chất lượng.
Tại đây, chỉ có Chủ tịch UBND phường An Khê – ông Phan Văn Thái đứng ra để đối thoại với người dân. Về phía công ty Toàn Cầu chỉ có 1 người phụ nữ ở trong kho hàng.
Tại buổi đối thoại, ông Phan Văn Thái cho biết, ngày 11/7 Công ty Toàn Cầu tổ chức bán hàng tại 3 điểm cùng lúc trên địa bàn phường và có hơn 500 người mua sản phẩm của Công ty này với tổng giá trị hàng hóa hơn 1 tỷ đồng.
Ông Thái thừa nhận trách nhiệm của địa phương là thiếu giám sát trong việc bán hàng của Công ty Toàn Cầu. Công ty này cũng bị xử phạt hành chính vì bán hàng không đúng vị trí, không có giấy phép của Sở Công Thương, UBND quận (riêng phường chỉ cho phép giới thiệu sản phẩm, không bán sản phẩm) và bán hàng kém chất lượng, sản phẩm không có tem mác, không bảo hành, không hóa đơn chứng từ….
Hàng hóa kém chất lượng nhưng lãnh đạo Phường vẫn vận động người dân nên đồng ý nhận sản phẩm
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi nói về hướng giải quyết thì ông Chủ tịch phường lại vận động người dân nhận lại sản phẩm đã mua và thông báo Công ty Toàn Cầu “đồng ý khắc phục bằng cách hỗ trợ thêm 500 nghìn đồng đối với hàng hóa 2,5 triệu đồng trở lên và 300 nghìn đồng đối với hàng hóa 1,5 triệu đồng”.
Đa số người mua hàng không đồng tình với cách giải quyết này và muốn lấy lại tiền, trả lại hàng nếu không sẽ khởi kiện. Đáp lời người dân, Chủ tịch phường An Khê cho rằng “nếu bà con khởi kiện thì vào tận Bình Dương kiện chứ không thể kiện tại Đà Nẵng”. Còn người phụ nữ đại diện Công ty Toàn Cầu thì nói rằng “nếu không đồng ý thì thôi, không có thời gian nói chuyện”.
Một số người dân bức xúc cho rằng phường đã cho phép công ty Toàn Cầu vào tận nhà văn hóa của phường để bán hàng thì phường phải có trách nhiệm. Nếu chính quyền không đồng hành, đại diện lấy lại quyền lợi cho người dân thì người dân sẽ kiện lãnh đạo phường vì để người dân mua phải hàng “dỏm”.
Trước đó, ngày 11/7, tại phường An Khê, Công ty Toàn Cầu tổ chức bán hàng gia dụng như bình đun nước siêu tốc, nồi cơm điện, nồi áp suất… cho người dân với giá từ 1,5 – 3 triệu đồng/sản phẩm. Tin tưởng lời giới thiệu chương trình bán hàng nhằm “hưởng ứng cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của nhân viên công ty Toàn Cầu nhiều người dân đã đặt mua sản phẩm. Tuy nhiên, đến lúc nhận hàng người dân mới tá hỏa phát hiện các sản phẩm mình mua có dấu hiệu kém chất lượng khi không có tem mác, giấy bảo hành sản phẩm không có dấu của công ty, hàng hóa có giá cao hơn nhiều so với giá thị trường… nên đã trở lại điểm bán hàng trả lại hàng hóa, đòi lại tiền. Trước tình hình này, chính quyền quận Thanh Khê đã đề nghị phường An Khê xác minh sự việc. Người bán hàng của Công ty Toàn Cầu đã giao lại cho phường An Khê 540 triệu đồng từ tiền bán hàng cho người dân.
Một số người dân đồng ý với các giải quyết của Lãnh đạo phường và Công ty Toàn Cầu, phần lớn người dân phản đối
Trở lại câu chuyện đối thoại, điều khiến người có mặt tại buổi đối thoại thắc mắc là tại sao khi đã biết hàng hóa không đủ hóa đơn chứng từ, không đảm bảo chất lượng, chính Chủ tịch phường đã thừa nhận phường có thiếu sót, Công ty Toàn Cầu có nhiều lỗi vi phạm, các hàng hóa hiện còn nằm tại kho của phường An Khê bị móp méo, cắm điện không vào, không có tem, không đảm bảo chất lượng… nhưng lãnh đạo phường thay vì đòi quyền lợi cho người dân lại chấp nhận phương án của Công ty Toàn Cầu và vận động người dân nhận sản phẩm. Phải chăng phường đang gián tiếp tiếp tay cho hàng kém chất lượng?
Vũ Lê
Theo Congthuong
Quyết định của ngư dân bắt được 'cá nược' quý hiếm nặng 150kg
Ngư dân Bến Tre bắt được "cá nược" quý hiếm, sắp tuyệt chủng đã quyết định giao xác cá cho Viện Hải Dương học để nguyên cứu khoa học và nhận lại 5 triệu đồng.
Hôm nay, anh Phan Văn Thái (49 tuổi, ngụ xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) cho biết, sau 2 ngày suy nghĩ, gia đình đã đồng ý giao xác cá heo, hay còn gọi "cá nược"; loài cá khoảng 30 năm qua không còn được tìm thấy ở Việt Nam cho ngành chức năng xử lý và nhận hỗ trợ số tiền 5 triệu đồng.
Cá heo, hay còn gọi "cá nược" được anh Thái bắt được trên sông Cổ Chiên
Ngư dân này cho biết thêm, anh muốn nhận 40 triệu đồng, chứ không phải 5 triệu đồng vì lúc cá dính lưới trên sông Cổ Chiên là lúc 2h sáng, phải nhờ rất nhiều người hỗ trợ mới có thể mang cá vào bờ.
"Gia đình không biết nói với những người đó như thế nào. Hai ngày qua từ khi bắt được cá có rất nhiều người đến nhà xì xào, mà cha mẹ tôi già, đau ốm nên gia đình chịu không nổi", anh nói và cho biết, đồng ý nhận số tiền 5 triệu đồng.
Ngư dân Thái
Theo anh, chính quyền xã cũng cho người mang nước đá đến nhà ướp xác cá để chờ người ở Nha Trang đến nhận cá mang đi.
Ông Nguyễn Văn Giang, Chủ tịch UBND xã Phú Phụng cho biết, địa phương đã liên hệ trực tiếp với Viện Hải Dương học (Nha Trang).
"Họ đồng ý hỗ trợ số tiền 5 triệu đồng và có cán bộ đang trên đường đến Bến Tre nhận cá, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học".
Theo ông Giang, hai ngày qua, ngành chức năng liên tục đến vận động anh Thái không xẻ thịt cá nược.
Xã đưa ra hai phương án, thứ nhất là hỗ trợ gia đình chôn cá, thứ hai là giao xác cá theo đề nghị của các chuyên gia để làm tiêu bảo, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
Anh Thái đồng ý giao xác cá nhưng với điều kiện phải được hỗ trợ 40 triệu đồng. Ngư dân này cũng nhiều lần doạ sẽ xẻ thịt cá nược, chứ không đồng ý mang đi chôn.
Con cá heo vướng lưới ngư dân Bến Tre
Lãnh đạo Chi cục Thủy sản Bến Tre đã giải thích với anh Thái, đây là loài cá nược quý hiếm không được đánh bắt. Tuy nhiên, việc cá mắc vào lưới và chết, anh không biết là cá quý hiếm sắp tuyệt chủng nên bắt đem về là ngoài mong muốn.
Trường hợp cá chết thì phải giao lại cho cơ quan chức năng nghiên cứu bảo tồn, không được xẻ thịt, không bán cá thể cá.
Về việc hỗ trợ 40 triệu như đề nghị, lãnh đạo Chi cục Thủy sản Bến Tre cho biết chưa có quy định.
Như đã thông tin, con cá mà anh Thái bắt trên sông Cổ Chiên được nhiều chuyên gia, nhà khoa học xác nhận là cá nược Minh Hải, hay còn gọi là cá heo nước ngọt hoặc "ông Nược". Đây là loài cá quý hiếm không được đánh bắt và cảnh báo có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Hoài Thanh
Theo VNN
Truy tìm xe container bỏ trốn khỏi hiện trường sau tai nạn chết người Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào khoảng 22h00 ngày 3/1, trên đường Trường Chinh, phường An Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng khiến 2 người thương vong. Chiếc xe của anh Huy hư hỏng nặng sau tai nạn - Ảnh: Nguyễn Tú Theo thông tin ban đầu, thời điểm trên, xe máy mang BKS: 78L1 - 023.77 do anh...