Hàng hóa chỉ tăng mà không giảm: Nguy hiểm thế nào?
Theo chuyên gia, nếu giá hàng hóa leo thang, thiết lập mặt bằng mới và không chịu giảm trở lại sẽ để lại nhiều hệ lụy vô cùng nguy hiểm. Viện dẫn việc giá hàng hóa không chịu giảm sau nhiều ngày giá xăng dầu đi xuống, các chuyên gia nhận xét, đó là thực trạng chưa được kiểm soát và giải quyết triệt để. Điều này nếu kéo dài sẽ gây nguy hại đến thị trường và xa hơn là cả nền kinh tế.
TS Lê Đăng Doanh cho rằng: “Giá hàng hóa cao sẽ tạo áp lực về lạm phát. Bên cạnh đó là ảnh hưởng đến sức mua. Sau 2 năm chịu tác động của đại dịch COVID-19, phần lớn người dân có tâm lý cắt giảm chi tiêu, sức mua vốn đã giảm sút, nay hàng hóa cứ tăng mà không chịu giảm thì sức mua của người tiêu dùng càng trở nên yếu ớt hơn, khiến hàng hóa khó lưu thông”.
Đồng tình với quan điểm này, ông Vũ Vinh Phú – nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội – phân tích: “Nếu giá hàng hóa cứ cao như hiện nay và không được điều chỉnh, chúng ta khó kiểm soát lạm phát ở mức 4% như dự định. Hơn nữa, giá nguyên vật liệu, thực phẩm cao còn có thể ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng Việt ngay tại thị trường nội địa chứ chưa nói đến xuất khẩu”.
Nhiều loại hàng hóa không chịu giảm theo giá xăng, dầu. (Ảnh: Công Hiếu)
Cũng theo ông Phú, giá cứ tăng mà không giảm sẽ không phản ánh đúng giá trị thật của hàng hóa, có thể tạo nên những cơn sốt giá ảo, khiến người tiêu dùng phải tiết giảm chi tiêu, làm cho thị trường trì trệ. Đây chính là làm méo mó thị trường, ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.
“Nếu chiến sự giữa Nga và Ukraine tiếp tục căng thẳng, Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách Zero COVID thì nhiều mặt hàng còn khan hiếm, giá hàng hóa sẽ còn diễn biến bất thường. Nếu không có chính sách kiểm soát giá hàng hóa kịp thời thì sẽ dễ nảy sinh nhiều tiêu cực, lúc đó rất khó xử lý. Đừng để hàng hóa chỉ tăng mà không xuống, đừng để nền kinh tế “bị bệnh” rồi mới tiêm kháng sinh thì rất khó chữa”, ông Phú ví von.
Còn theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính, giá hàng hóa đồng loạt đắt lên thời gian qua là dễ hiểu vì các nguyên liệu, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh như xăng dầu, nhân công, logistic… đều tăng giá.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc giá tăng cao mà không giảm theo quy luật là rất nguy hiểm, bởi khi hàng hóa tăng cao, ngay lập tức nó lại làm cho chi phí đầu vào, chi phí sản xuất của các ngành khác cũng tăng theo.
“Chi phí đầu vào, chi phí sản xuất của các ngành tăng cao sẽ tạo ra một cơn chấn động về giá, tạo nguy cơ lạm phát rất lớn. Bên cạnh đó, lợi dụng thời điểm giá cao này, kẻ xấu có thể sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để trục lợi. Do vậy, để thị trường hàng hóa cạnh tranh đúng nghĩa thì chúng ta phải kiểm soát được giá”, ông Thịnh nói.
Các chuyên gia còn lo ngại giá hàng hóa trong nước đắt đỏ có thể khiến tiểu thương, doanh nghiệp tìm cơ hội nhập khẩu hàng từ nước ngoài về, khi đó hàng hóa sản xuất trong nước sẽ bị hạn chế sức mua và nguy cơ khủng hoảng thừa rất dễ xảy ra.
TS Lê Đăng Doanh cho rằng, nếu giá hàng hóa cao, sức mua của người tiêu dùng sẽ thấp, thậm chí người tiêu dùng có thể hạn chế mua một số mặt hàng không thực sự thiết yếu. Về lâu dài, điều này khiến hàng hóa bị đình trệ, gây ảnh hưởng đến sản xuất.
” Khi đó không chỉ người tiêu dùng bị ảnh hưởng mà nguy hiểm hơn, các doanh nghiệp cũng chịu tác động, khiến nền kinh tế sẽ bị đình trệ ở một số khâu do hàng hóa không lưu thông”, ông Doanh nói.
Ông Đinh Trọng Thịnh cũng khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất, người bán hàng hãy cẩn trọng nếu “cố thủ” kìm giá đi xuống. Khi giá cao, có điều kiện mà không chịu giảm thì người tiêu dùng dễ tìm đến các đầu mối sản xuất, doanh nghiệp, điểm bán khác giá hợp lý hơn, thậm chí không tìm được hàng hóa trong nước thì người ta sẽ tìm hướng nhập khẩu từ nước ngoài, khi đó lợi ích của người bán cũng không còn.
“Doanh nghiệp nào sản xuất đến đâu bán được hàng hóa đến đấy thì họ mới yên tâm mở rộng sản xuất, tăng trưởng và phát triển, còn nếu sản xuất mà không bán được thì doanh nghiệp khó lòng phát triển”, TS Đinh Trọng Thịnh nói.
Lý do giá hàng hóa chưa 'hạ nhiệt' theo giá xăng dầu
Mặc dù giá xăng dầu đã liên tiếp giảm mạnh nhưng đến nay giá cả các mặt hàng thiết yếu trên thị trường vẫn chưa chịu "hạ nhiệt" theo giá xăng.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc giảm giá xăng dầu sẽ có tác động tức thì, nhưng thông thường, sẽ cần phải có khoảng thời gian ít nhất 10 - 20 ngày để hình thành sự điều chỉnh chung trên thị trường giá cả. Do đó, người dân, doanh nghiệp cũng không nên đặt nhiều kỳ vọng vào việc giá hàng hóa, dịch vụ, thực phẩm sẽ giảm ngay lập tức theo giá xăng dầu.
Người dân xếp hàng chờ thanh toán tại siêu thị Emart, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Trong khi đó, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bán lẻ, hệ thống siêu thị đã triển khai các biện pháp nhằm ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi nhằm hỗ trợ về giá cho người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Văn Quý, Phó Tổng Giám đốc phụ trách chuỗi WinMart cho biết, trong suốt giai đoạn giá xăng tăng mạnh, WinCommerce (quản lý chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart ) đã thực hiện nhiều giải pháp "kìm giá" như đàm phán với các nhà cung cấp để giữ giá cả hàng hóa ổn định, ít biến động.
"Hiện tại, chúng tôi vẫn theo sát tình hình giá xăng dầu để tiến hành đàm phán với các nhà cung cấp về việc điều chỉnh giảm giá các mặt hàng. Tuy nhiên hiện nay, chưa nhiều nhà cung cấp điều chỉnh giá kịp thời theo giá xăng, điều này có thể lý giải do việc thay đổi áp dụng giá xăng mỗi tháng 2 kỳ nên giá cả thị trường, biến động chuỗi cung ứng cần có độ trễ nhất định để điều chỉnh, tức là cần một khoảng thời gian để các ngành nghề, lĩnh vực tính toán lại chi phí để áp dụng lên giá cả đầu ra của sản phẩm, hàng hóa," ông Quý nói.
Ngoài ra, WinCommerce cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi. Theo đó, khách hàng mua sắm tại WinMart/WinMart vào bất cứ thời gian nào cũng có thể lựa chọn hàng trăm mặt hàng thiết yếu với giá tốt. Các sản phẩm nhãn hàng riêng như: Beng's, WinMart Good (thực phẩm khô); WinMart Cook (thực phẩm chế biến); WinMart Home (đồ gia dụng); WinMart Care (chăm sóc cá nhân) hiện đều giá thành rẻ hơn từ 10-20% so với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường.
Bên cạnh đó, WinCommerce cũng phát triển các nhãn hàng thực phẩm chất lượng cao như rau sạch tiêu chuẩn Nhật Bản WinEco; gạo Ngọc Nương, trứng gà và các sản phẩm từ thịt mang nhãn hiệu O'lala; sản phẩm thịt mát tiêu chuẩn châu Âu MEATDeli với giá thành cạnh tranh so với chợ truyền thống.
Đặc biệt, WinCommerce gần đây đã cho ra mắt nhãn hiệu Beng's - chuyên về các loại thực phẩm tiện lợi, chất lượng tốt với giá thành bình dân, hướng đến mục tiêu cung cấp đa dạng lựa chọn về sản phẩm và mức giá theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
Tại hệ thống bán lẻ của tập đoàn Central Retail cũng liên tục triển khai các chương trình khuyến mãi nhằm bình ổn giá cả hàng hóa trên thị trường trước biến động của giá xăng dầu.
Theo đó, hàng chục sản phẩm thực phẩm tươi sống bao gồm: thịt, cá, hải sản, rau củ và trái cây tiếp tục được hệ thống Đại siêu thị GO!, Big C áp dụng giảm giá 10% trong khuôn khổ chương trình "Chợ sớm giảm sung" áp dụng từ khi mở cửa siêu thị tới 10h sáng hàng tuần. Trong đó, những sản phẩm như cánh gà, chân gà, cá hồi đông lạnh, cá basa, cá nục bông Nhật... áp dụng giảm thêm 5% khi khách hàng mua từ 3kg trở lên.
Đặc biệt, tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh, các sản phẩm thịt lợn như thịt vai, thịt cốt lết, thịt chân giò tiếp tục được bán giá bình ổn thị trường; trong đó, thịt vai 136.000 đồng/kg; thịt cốt lết 135.000 đồng/kg; thịt chân giò 122.000 đồng/kg.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc truyền thông Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam cho biết: Từ cuối tháng 3 vừa qua, Central Retail đã chủ động tham gia chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Theo đó, các mặt hàng thịt lợn nằm trong chương trình bình ổn thị trường tiếp tục được hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market đảm bảo giữ giá ổn định. Song song đó, Central Retail cũng đang có chương trình khuyến mãi tại Đại siêu thị GO!, Big C dành cho người tiêu dùng tất cả các mặt hàng thịt tươi, cá tươi, rau củ quả.
Trước đó, từ tháng 3/2022, tại các siêu thị GO!, Big C, Tops Market thuộc Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã áp dụng chương trình "Siêu tiết kiệm" nhằm hỗ trợ người tiêu dùng. Chương trình này áp dụng giảm giá đến 50% đối với 390 sản phẩm: thực phẩm tươi sống, hàng tiêu dùng nhanh, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, thời trang..., tổng trung bình giá giảm của đợt này lên tới 41%.
Đặc biệt, từ ngày 07/03/2022 tới nay, hệ thống đại siêu thị GO!, Big C trên toàn quốc nỗ lực duy trì chương trình "Chợ sớm giảm sung". Áp dụng giảm giá 10% đối với phần lớn các mặt hàng tươi sống tại siêu thị GO!, Big C trên toàn quốc.
Đại diện Tập đoàn LOTTE Mart cho hay, việc giá xăng dầu giảm có tác động nhẹ đến vấn đề logistic tuy nhiên chưa tác động sâu được vào giá cả hàng hóa tức thì.
"Các mặt hàng có thể có ảnh hưởng ngay khi giá xăng dầu giảm là nhóm thực phẩm tươi sống, còn các nhóm hàng hóa còn lại do ảnh hưởng nhiều yếu tố sản xuất, nguyên vật liệu,... sẽ chưa có tác động ngay," đại diện LOTTE Mart nhấn mạnh.
Để đồng hành cùng người tiêu dùng, LOTTE Mart vẫn liên tục tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu, mạnh trên các mặt hàng thiết yếu theo từng thời điểm. Ngoài ra, LOTTE Mart tập trung nâng cao quyền lợi nhóm đối tượng thành viên, tổ chức trả quyền lợi bằng điểm mua sắm, cũng như các chương trình khuyến mãi với giá đặc biệt dành riêng cho thành viên Platinum khi mua sắm bằng điểm...
Giá xăng dầu giảm siêu thị tung thêm nhiều khuyến mãi Chiều 21-7, giá xăng dầu chính thức được điều chỉnh giảm sâu từ 2.700 - 3.600 đồng/lít, đã đem đến kỳ vọng cho người tiêu dùng, nhiều hàng hóa thiết yếu sẽ giảm trong thời gian tới. Các siêu thị có điều kiện tung thêm nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu khi giá xăng dầu giảm mạnh - Ảnh: T.T.D. Trong...