‘Hang Hổ’ nằm cheo leo trên vách núi ở Bhutan
Ở độ cao hơn 3.000 m so với mực nước biển và ẩn dưới thung lũng Paro, phía tây Bhutan, tu viện Paro Tktsang được mệnh danh là Hang Hổ, một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách.
Là đất nước nhỏ bé, Bhutan vẫn có nhiều tu viện và công trình Phật giáo linh thiêng. Một trong số đó là Paro Taktsang (hay Taktsang Palphug theo tiếng bản địa), người dân địa phương còn gọi bằng tên Hang Hổ.
Dù dáng vẻ bề ngoài tương tự những tu viện khác ở Bhutan, Paro Taktsang vẫn có hai điểm đặc biệt là con đường đi bộ dẫn lên đền và các động của Hang Hổ. Ngoài ra, giá trị tôn giáo và vẻ đẹp tự nhiên xung quanh cũng là nét đáng chú ý khi du khách tới nơi này.
Tu viện Paro Taktsang tọa lạc trên một vách đá granit cao ngất giữa tầng mây nhìn xuống thung lũng Paro.
Ngôi đền Phật giáo trên dãy Himalaya này trở thành biểu tượng văn hóa đồng thời là nơi linh thiêng nhất của đất nước Bhutan. Xây dựng từ năm 1692, Hang Hổ nằm cheo leo trên vách đá cao của thung lũng Paro. Quần thể tu viện có một hang động, nơi Guru Padmasambhava đã ngồi thiền từ thế kỷ thứ 8.
Theo truyền thuyết, Guru Padmasambhava là một nhân vật có tầm quan trọng như Phật, được các đệ tử gọi là “Phật thứ hai”. Tương truyền ông tới thung lũng bằng cách cưỡi hổ, hiện thân là một Dorje Drolo đang rực cháy.
Guru Padmasambhava đã ngồi thiền suốt ba năm, ba tháng, ba tuần, ba ngày và ba giờ liên tục. Ông thiền ở tổng cộng 13 hang động, trong đó Paro Taktsang là hang nổi tiếng nhất.
Hoàn thành quá trình thiền đồng thời đưa Phật giáo đến Bhutan, Guru Padmasambhava trở thành vị thần của đất nước này. 9 thế kỷ sau, tại chính nơi ông thiền, tu viện Paro Taktsang được khởi công xây dựng.
Video đang HOT
Người đặt nền móng cho công trình này là ngài Gyalse Tenzin Rabgye. Theo truyền thuyết khi ngôi đền xây lần đầu, nó được neo trên vách đá bằng tóc của những khandroma – vốn là các nữ yêu quái nhưng được phong làm thần.
Guru Padmasambhava cưỡi hổ bay tới thung lũng Paro được họa lại theo trí tưởng tượng của con người.
Đến Bhutan, du khách không thể bỏ qua trải nghiệm hành hương tới Hang Hổ – Paro Taktsang. Ngôi đền nằm ở độ cao hơn 3.000 m so với mực nước biển và hơn 914 m so với thung lũng Paro, phía tây đất nước. Bạn có thể tới đó bằng hai cách, leo bộ thẳng lên núi hay cưỡi ngựa tới một điểm rồi dừng để đi bộ tiếp.
Nếu đi thong thả, chuyến bộ hành không mấy khó khăn. Khi bước lên những bậc thang đá giữa tiết trời trong lành mát mẻ của vùng núi, bạn được ngắm nhìn nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp đến khó tin.
Tuy nhiên, trước đó du khách sẽ phải vượt chặng đường dài đi qua nhiều nông trang và làng mạc mới tới được lối bậc thang lên đền. Trên đường tới tu viện Paro Taktsang, bạn có cơ hội gặp nhiều nhà sư. Họ sẽ ban phát cho bạn nước thánh, thức ăn và nước uống.
Tu viện bao gồm 4 đền chính và một số nhà ở cho dân, ngoài ra có 8 hang động bao quanh. 4 hang trong số đó, du khách có thể dễ dàng vào thăm. Rất nhiều gian thờ với đèn dầu, các câu Kinh, những bức tranh, tượng Phật màu sắc đẹp bày trong tu viện. Các tòa nhà được kết nối với nhau bằng đường bậc thang đá và một số cây cầu gỗ.
Một ngôi miếu nhỏ nằm trên đường tới tu viện Paro Taktsang.
Cấu trúc Paro Taktsang ngày nay đã thay đổi sau vài lần xây sửa lại. Sau khi bị hỏa hoạn tàn phá nặng nề năm 1998, phần còn lại của tu viện được tôn tạo và xây cất lại vào năm 2005. Tuy nhiên, người Bhutan vẫn tâm niệm đây là một nơi không thể bị phá hủy.
Theo VNE
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn trên độ cao 1.500 m
Tọa lạc ở nơi cao nhất của núi Chúa, Lĩnh Chúa Linh Từ được xem là nơi trời đất giao hòa, âm dương hội tụ, thích hợp cho những chuyến hành hương tâm linh về Bà Nà.
Đường lên đền Lĩnh Chúa Linh Từ.
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn (hay còn gọi là Lĩnh Chúa Linh Từ hay Mẫu Thượng Ngàn hoặc Lâm Cung Thánh Mẫu) trên đỉnh Bà Nà là một trong những đền thờ giành cho ba vị mẫu được thờ theo tín ngưỡng dân gian của người Việt, chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung.
Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn là một đặc điểm tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của người Việt. Lĩnh Chúa Linh Từ là nơi tôn thờ Bà Chúa linh thiêng của cả vùng núi Bà Nà. Mẫu Thượng Ngàn, còn gọi là Mẫu Đệ Nhị, cai quản miền rừng núi. Mẫu Thượng Ngàn gắn bó với con người cùng cỏ, cây, chim, thú.
Khuôn viên ngôi đền gồm khoảng sân rộng phía bên trái, giữa sân là ngôi nhà lục giác, hai tầng mái ngói, làm nơi an vị pho tượng Phật Di Lặc. Sau nhà lục giác là bình phong, án trước khoảng sân nhỏ trước chính điện. Ngôi chính điện có ba gian, ba tầng mái ngói theo kiến trúc đền miếu cổ truyền thống. Bên ngoài đền có treo bảng sơn nền đỏ, chạm bốn chữ màu vàng bằng Hán tự Lĩnh Chủ Linh Từ. Cả 26 góc mái và đầu giông của ngôi nhà lục giác và chính điện đều có đầu rồng chạm trổ chi tiết.
Bên trong điện, ba gian đều có bàn thờ chư vị thánh mẫu. Bên trên mỗi hương án đều có hoành phi Hán tự sơn son thếp vàng.
Bên trong điện, ba gian đều có bàn thờ chư vị thánh mẫu. Bên trên mỗi hương án đều có hoành phi Hán tự sơn son thếp vàng: Lâm Tuyền Dục Tú (gian giữa), Cầu Chi Tất Ứng (bên trái) và Đảo Chi Tất Thông (bên phải). Mặc dù mới được xây dựng, với lối kiến trúc hiện có, ngôi đền mang đến cho người xem cảm giác sống ở thế kỷ XIX với lối sắp đặt và gian kiến trúc xưa cổ.
Ngoài đền Bà Chúa Thượng Ngàn, chùa Linh Ứng Bà Nà cũng là một trong những điểm nhấn tâm linh đầy ý nghĩa. Chùa được xây dựng từ năm 1999, trên một đỉnh núi ở độ cao gần 1.400 m, thuộc khu du lịch Bà Nà, do Thượng tọa Thích Thiện Nguyện, trụ trì chùa Linh Ứng - Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) làm lễ đặt đá xây dựng chùa Linh Ứng - Bà Nà và Thích Ca Phật đài. Sau gần 5 năm xây dựng, chùa khánh thành vào ngày 6/3/2004.
Về kiến trúc, chùa giống chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn với hệ phái Bắc tông. Chùa có một khoảng sân rộng được lót bằng đá, phía trước có một cây thông với 3 loại lá khác nhau.
Trong chánh điện còn có một vật thờ phượng khác cũng tạo nhiều ấn tượng cho khách thập phương là một cỗ trống cao đến 2,4 m. Đặc biệt, bức tượng Đức Bổn Sư uy nghi, cao 27 m màu trắng, ngang gối cao 14m, thiền định trên đài sen cao 6 m, tượng được xây bằng xi măng cốt thép với quy mô lớn nhất cả nước tại thời điểm khánh thành.
Tượng đức Bổn Sư.
Vào những ngày nắng ráo, từ TP Đà Nẵng cũng có thể nhìn thấy bức tượng Đức Bổn Sư uy nghi trên nền xanh của khu du lịch nổi tiếng Bà Nà - Núi Chúa. Sẽ thiếu sót nếu như đã lên đỉnh Bà Nà mà không tận hưởng không gian tâm linh tại chùa Linh Ứng Bà Nà.
Theo Zing
Các kỳ quan nổi tiếng linh thiêng của châu Á Những địa danh này vừa mang giá trị kiến trúc cổ độc đáo, kỳ vĩ, vừa được coi là những nơi linh thiêng, thu hút hàng nghìn người hành hương mỗi năm. Chùa Shwedagon, Myanmar: Ngôi chùa vàng khổng lồ ở thành phố Yangon là một trong những địa danh Phật giáo lớn nhất đất nước. Nơi đây được cho là có 8...