Hàng hiệu Ý gian lận xuất xứ để trốn thuế ?: Có quá nhiều điều bất thường
Đến hôm qua 3.12, người đại diện của công ty nhập khẩu và kể cả công ty tự nhận là chủ của lô hàng vẫn chưa đến làm việc với cơ quan điều tra.
Xe tải bị niêm phong tạm giữ tại trụ sở PC46 – Ảnh: Đàm Huy
“Người áp tải” biến mất
Theo thông tin mới nhất từ cơ quan công an, cơ quan này xác định Lê Hồng Đức (34 tuổi, tự xưng là người của Công ty TNHH TM-DV Nam Đế trên đường Lê Văn Sĩ, P.13, Q.3, TP.HCM) là người trực tiếp áp tải 4 xe tải chở hàng thời trang Gucci và D&G bị bắt giữ vào chiều 27.11 tại Q.1. Làm việc với cơ quan công an, Đức đã cung cấp cho trinh sát Đội 6 (thuộc Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP.HCM – PC46) bộ giấy tờ khai báo hải quan, đóng thuế, thông quan.
Bộ giấy tờ này cho thấy ngày 26.11, Đức làm thủ tục tờ khai hải quan container 20 feet và thông quan vào ngày 27.11. Trong tờ khai này thể hiện cụ thể số hàng này có xuất xứ từ China (Trung Quốc): 105 cái áo sơ mi nam (mới 100%) giá mỗi cái 1,8 USD 110 cái áo thun nữ giá 1,9 USD 109 cái quần jeans nữ giá 5,35 USD 350 cái (không rõ đôi hay là chiếc) giày nam giá 3,8 USD 100 cái áo váy giá 6,75 USD 46 áo khoác nữ giá 3,7 USD 16 cái khăn quàng cổ giá 2,1 USD 56 túi xách nữ giá 3,15 USD 20 cái váy ngắn giá 5,5 USD 120 cái thắt lưng giá 1,65 USD. Tổng số tiền là 3.725 USD.
Số hàng bị bắt tại tầng hầm khách sạn Sheraton (Q.1) đều mang nhãn hiệu Gucci, D&G. Trong tờ khai hải quan, Công ty Nam Đế đứng ra trực tiếp đảm nhận việc nhập khẩu container này.
Video đang HOT
Theo một cán bộ của Đội 6 (PC46), sau khi cơ quan công an làm việc, Đức đã xuất trình giấy tờ khai hải quan nói trên, rồi bỏ đi và đến nay thì Đức tắt máy. Một nguồn tin đáng tin cậy cho hay, Đức có thể đã bỏ trốn ra nước ngoài (?). Thậm chí, cơ quan công an đã xuống tận Công ty Nam Đế do Nguyễn Thanh Bình (42 tuổi, quê Nghệ An, tạm trú P.13, Q.3) làm giám đốc, mời lên làm việc nhưng không thấy nhân viên của công ty và Bình đến theo lời mời.
Trụ sở công ty nhập khẩu… 15 m2
Sáng 3.12, PV Thanh Niên có mặt tại Công ty Nam Đế và ghi nhận, trước căn nhà 2 tầng lầu (địa chỉ 351/43A Lê Văn Sĩ, P.13, Q.3) có gắn một bảng hiệu “Công ty Nam Đế” nhỏ xíu, khá cũ kỹ cánh cửa sắt đóng kín. Chúng tôi gọi cửa, một ông cụ ra mở, rồi cho biết: “Ông Bình cùng vợ 2 con thuê căn phòng diện tích 15 m2 trên lầu 2 với giá 2 triệu đồng/tháng để ở, rồi xin gắn cái bảng hiệu công ty nói trên chứ không có nhân viên, máy tính, văn phòng làm việc gì cả. Thời gian gần đây, ông Bình trả tiền thuê nhà chậm, nhậu nhẹt về cãi vã với vợ gây ồn ào mất trật tự, cộng thêm báo chí đăng tải về công ty của Bình nên cách đây vài ngày tôi đã mời công an khu vực đến làm việc và yêu cầu ông Bình dọn đi chỗ khác thuê vì vi phạm hợp đồng thuê nhà”.
Truy tìm chủ nhân lô hàng
Một nguồn tin từ cơ quan công an, hải quan còn phát hiện một container thời trang khác, trị giá cao đang ở cảng Cát Lái. Tuy nhiên, container này đang bị “vịn” lại để xin ý kiến cấp trên chỉ đạo mới giải quyết, chứ chưa được thông quan.
Ở một diễn biến khác, sau khi báo chí đăng tin vụ công an phát hiện hàng hiệu thời trang Gucci, D&G Italy “xuất xứ từ Trung Quốc”, bà H. đã tự giới thiệu là người đảm nhận công tác truyền thông, bà D. tự giới thiệu là nhân viên của phòng marketing, ông N.H.T là Giám đốc điều hành của Công ty Milano Việt Nam (và cũng có lần nói là Công ty TNHH TM DV thời trang Milano – Gucci). Nhưng khi chúng tôi hỏi người đại diện pháp luật của công ty và trụ sở của công ty đặt ở đâu thì những người này đều ú ớ… Tuy nhiên, chiều 2.12, chúng tôi đã nhận mail của Huyen Nguyen (Ms) (giới thiệu là Marketing Executive, Milano Viet Nam, 88 Dong Khoi, District 1, Ho Chi Minh City, Viet Nam) tự nhận là chủ nhân của lô hàng nói trên và yêu cầu báo chí đính chính lại một số thông tin về xuất xứ của hàng Milano.
Theo thông tin chúng tôi nắm được từ cơ quan công an, qua xác minh, cơ quan này đã phát hiện tại địa chỉ 88 Đồng Khởi, Q.1 có 2 cửa hàng Milano và Gucci mở cửa hoạt động bình thường và 1 căn phòng làm việc của công ty – tự nhận chủ lô hàng thì đóng cửa kể từ ngày lô hàng bị bắt giữ, không có người. Đến nay, cơ quan công an đã nhiều lần xuống tận nơi làm việc của đơn vị nhập hàng và chủ hàng đều đóng cửa, không có người nên không thể mời lên chứng kiến mở niêm phong 4 xe tải bị bắt giữ để kiểm tra số hàng nói trên phục vụ công tác điều tra.
Chiều 3.12, PV Thanh Niên xác minh tên Công ty Milano Việt Nam và Công ty TNHH TMDV thời trang Milano-Gucci, trụ sở đặt ở 88 Đồng Khởi, Q.1 mà những người trên cung cấp tại Sở Kế hoạch – Đầu tư TP.HCM nhưng không tìm thấy tên của 2 công ty trên ở TP.HCM. “Qua điều tra, cơ quan công an phát hiện Công ty Nam Đế trước đó cũng đã đưa hàng tương tự về Việt Nam. Số hàng chưa được kiểm tra cũng như giám định. Tuy nhiên dựa vào hồ sơ mà chúng tôi nắm trong tay thì khả năng trốn thuế là rất cao” – một cán bộ trinh sát của PC46 nhận định.
Vụ việc có quá nhiều điểm bất thường, đề nghị cơ quan chức năng cần quyết liệt đẩy nhanh tiến độ điều tra làm rõ.
Theo TNO
Bộ trưởng Vương Đình Huệ và việc tăng lương
Sau nhiều cân nhắc, cuối cùng Chính phủ và Bộ Tài chính mới quyết định tăng lương, dù mức tăng chỉ 100 ngàn mỗi tháng, và cũng cho chỉ 7-8 triệu người, tức là chỉ khoảng 1/3 số đối tượng đáng lẽ được tăng lương theo lộ trình.
Chính phủ đề xuất tăng lương thêm 100 nghìn đồng mỗi tháng cho khoảng 7 - 8 triệu người hưởng lương.
Cái khó này rất đáng được thông cảm, bởi theo phát biểu của Bộ trưởng Vương Đình Huệ sáng nay 31.10 tại Quốc hội, để có khoản thu cho việc tăng 100 ngàn tiền lương này, Chính phủ đã buộc phải tính đến việc giảm đầu tư công, để có khoảng 10 ngàn tỉ đồng phải tiết kiệm chi thường xuyên, thậm chí, phát hành thêm trái phiếu khoảng 50-60 ngàn tỉ khác trong khi đã "thống nhất không tăng thêm dự toán thu 2013".
9 tháng của năm 2012 đã lần đầu tiên chứng kiến 1 kỷ lục: 28 tỉnh thành, trong đó có những trọng điểm thu, đã không đạt dự toán thu. Ngân sách rỗng là một thực tế. Và Bộ trưởng Bộ Tài chính, hay Thủ tướng không thể móc tiền túi cho việc tăng lương.
Nhưng trong tất cả những ngôn từ dành cho việc đảm ảo thứ an sinh xã hội tối thiểu này, Bộ trưởng Huệ chỉ dùng "lạc quan" một chữ: Đó là chữ tăng.
Thực tế, 100 ngàn tăng thêm mỗi tháng cho 7-8 triệu đối tượng này không thể gọi là tăng, bởi cứ tính đúng như dự báo của Chính phủ, lạm phát 2013 sẽ vào khoảng 8%, thêm vào tăng giá tâm lý, có thể nói, khoản nhỏ nhoi gọi là "tăng" này, là không đủ bù trượt giá. Huống chi nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, dùng được để tính lương tối thiểu hiện nay vẫn đang được tính toán trên cơ sở giỏ hàng hóa của năm 1985, tức là gần 30 năm trước.
Vụ trưởng Vụ Tiền lương- Bộ Nội vụ, ông Đoàn Cường, có lần đã nói đầy lạc quan về Đề án Cải cách tiền lương giai đoạn 2013-2020: Tinh thần là sẽ cải cách lương để công chức có thể sống được bằng lương. Nhưng với 100 ngàn an ủi này, có thể nói Đề án đã khởi đầu không được tốt lắm.
Sáng nay, có đại biểu Quốc hội đã nói về kỳ vọng vào việc tăng lương, như một "biện pháp kích cầu". Có đại biểu còn lạc quan đề xuất "Chính phủ cần giải quyết căn cơ trong việc tăng lương lần này". Nhưng kích cầu, tháo gỡ hàng tồn sao được khi việc "tăng lương" không đủ bù cho tăng giá. Nhưng giải quyết căn cơ sao được khi 7-8 triệu người được tăng lương, trong khi hơn 80 triệu dân còn lại phải chịu tăng giá, có khi lại khởi đầu từ việc 7-8 triệu người được tăng lương.
Còn một con số nữa đáng để nói. Đó là có tới 22 triệu người, tức là ¼ dân số "hưởng lương". Nhiều đến vô lý, nhất là đối với những người phải đóng thuế nhưng không có lương. Tất nhiên, tất cả những vô lý này bắt nguồn từ một con số vô lý cơ bản khác: Sau 4 năm thực hiện NĐ 132 về tinh giản biên chế, 54.220 người đã được tinh giản. Tuy nhiên, sau "tinh giản", biên chế bộ máy hành chính nhà nước tăng thêm 25%. Cụ thể hơn, nếu đầu những năm 2000, tổng biên chế công chức hành chính của cả nước chỉ trên dưới 200 ngàn người thì sau "tinh giản", đã lên tới 260 ngàn.
Nhớ tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Huệ đã có câu nói bất hủ về nguồn tiền tăng lương đang khó đến mức: "trừ phi Thường vụ Quốc hội đồng ý cho in thêm tiền". Chuyện này bảo là nói đùa cũng đúng mà bảo Bộ trưởng nói thật cũng không sai.
Theo laodong
Giảm thuế cứu doanh nghiệp Đó là ý kiến của hầu hết các chuyên gia và cũng là mong muốn của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Việc giảm thuế TNDN rất cần thiết để hỗ trợ DN trong thời điểm khó khăn hiện nay - Ảnh: Diệp Đức Minh Theo TS Trần Hữu Huỳnh, nguyên Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và công...