Hãng hàng không xin lỗi sau video quăng quật hành lý
Hãng hàng không AirAsia đã lên tiếng xin lỗi sau khi đoạn video ghi lại cảnh hai nhân viên phụ trách mặt đất của hãng quăng quật hành lý của khách được lan truyền trên mạng.
Bức ảnh do tài khoản Fen Lim đăng trên Facebook cho thấy chiếc xe đạp bị hư hỏng sau khi vận chuyển trên máy bay (Ảnh: Facebook Fen Lim)
Một tài khoản Facebook có tên Fen Lim ngày 21/3 đã đăng đoạn video dường như được quay từ bên trong máy bay của hãng hàng không AirAsia và hướng về phía khu vực bốc dỡ hành lý của khách. Hình ảnh từ đoạn video dài 30 giây cho thấy hai nhân viên phụ trách mặt đất của AirAsia đã quăng quật hành lý, bên trong chứa xe đạp, trong quá trình vận chuyển. Bà Lim cũng đăng kèm một bức ảnh cho thấy chiếc xe đạp bị hư hỏng sau khi bị tác động mạnh.
Vào thời điểm xảy ra vụ việc, hành khách Fen Lim đang bắt chuyến bay từ sân bay quốc tế Kaohsiung ở phía nam Đài Loan tới sân bay quốc tế Kual Lumpur ở Malaysia. Đoạn video sau khi được đăng tải đã nhận được hơn 16.000 lượt chia sẻ trong chưa đầy một ngày.
“Cảm ơn AirAssia… Các bạn đã phá hỏng xe đạp của tôi. Đoạn video được quay khi chúng tôi vẫn đang ngồi trên máy bay AK171 từ Kaohsiung tới Kuala Lumpur”, bà Lim viết trên Facebook.
Sau khi nhận được thông tin về vụ việc, ban lãnh đạo của AirAsia ngày 22/3 đã đưa ra phản hồi. Giám đốc điều hành hãng hàng không AirAsia Riad Asmat cho biết hãng sẽ miễn tất cả các khoản phí vận chuyển xe đạo vào tháng 4.
“Là một người đi xe đạp, tôi thấy bất bình khi nhìn thấy những hành động của các nhân viên của chúng tôi. Chúng tôi sẽ xử lý vụ việc này. Chúng tôi đang xem xét rất nghiêm túc và sẽ có hành động cứng rắn phù hợp”, ông Riad cho biết.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành Tập đoàn AirAsia Tony Fernandes cũng đã đăng lại video của bà Lim và nói rằng công ty phụ trách bốc dỡ hành lý là một đơn vị liên doanh với AirAsia có tên GTR. Tuy nhiên, ông Fernandes cho biết phía AirAsia vẫn nhận “toàn bộ trách nhiệm”.
“Chúng tôi là một công ty và nếu chúng tôi mắc lỗi, chúng tôi sẽ đứng dậy và nhận trách nhiệm. Chúng tôi sẽ cải thiện tốt hơn. Xin lỗi”, ông Fernandes viết.
Thành Đạt
Theo Dantri
Diễn biến nghẹt thở của vụ không tặc lâu nhất lịch sử
Hành khách và phi hành đoàn trên một máy bay của hãng hàng không Pakistan Airways bị bắt làm con tin suốt gần 2 tuần lễ, cuối cùng được trả tự do ở Syria ngày 15/3/1981.
Họ được tự do sau khi Chính phủ Pakistan đồng ý đáp ứng yêu sách của nhóm không tặc là phóng thích 54 tù nhân chính trị khỏi các nhà giam.
Hình ảnh chiếc máy bay của Pakistan Airways bị không tặc.
BBC đưa tin, tổng cộng 147 người có mặt trên máy bay đã được trả tự do hoàn toàn sau khi các cựu tù nhân đặt chân đến Damascus.
Chiếc Boeing 720-030B số hiệu 326 bị ba người đàn ông mang súng khống chế khi đang thực hiện hành trình nội địa từ Karachi tới Peshawar ngày 2/3. Nhóm không tặc buộc các phi công phải bay tới Kabul, thủ đô Afghanistan, và tại đó chúng giết chết một hành khách là nhà ngoại giao Pakistan. Sau đó, máy bay bị buộc phải cất cánh tới Damascus, thủ đô Syria.
Dẫn đầu bởi một đối tượng tên là Islamullah Khan, nhóm không tặc được cho là một phần của tổ chức Al Zulfikar muốn hạ bệ tướng Zia ul-Haq.
Tướng Zia lên nắm quyền 4 năm trước đó trong một cuộc đảo chính lật đổ Zulfikar Ali Bhutto, lãnh đạo Đảng Nhân dân Pakistan (PPP). Ông Bhutto bị treo cổ năm 1979 sau khi bị tuyên tội giết chết đối thủ chính trị sau một phiên tòa bị lên án là bất công.
Các nhà lãnh đạo Pakistan cáo buộc Murtazo Bhutto - con trai của ông Zulfikar Ali Bhutto - cấu kết với nhóm không tặc. Tướng Zia nói rằng Murtazo Bhutto đã bay tới sân bay Kabul để gặp nhóm không tặc sau khi họ khống chế máy bay.
Hình ảnh chiếc máy bay của Pakistan Airways bị không tặc.
Ba người Mỹ, một người Canada và một người Thụy Điển nằm trong danh sách hành khách được tự do. Họ khẳng định không bị làm hại nhưng bị kiệt quệ cả về tinh thần lẫn sức lực.
Nhóm không tặc tuyên bố ba người Mỹ là đặc vụ CIA, dọa giết chết họ và cho nổ tung máy bay.
Vụ cướp máy bay kéo dài gần hai tuần lễ và chỉ được giải quyết ổn thỏa khi các nhà đàm phán Pakistan ở Damascus cam kết với ba tên không tặc rằng họ sẽ đáp ứng mọi yêu sách của chúng, chỉ ít phút trước thời hạn chót mà nhóm bắt cóc đưa ra để lấy mạng 3 người Mỹ.
Ba người này được Bộ Ngoại giao Mỹ xác định là Frederick Hubbell, 30 tuổi, đến từ Des Moines, Iowa; Craig Richard Clymore đến từ Newport Beach, California, và Lawrence Clifton Mangum đến từ thành phố New York.
Hình ảnh chiếc máy bay của Pakistan Airways bị không tặc.
Pakistan cho biết đại sứ nước này tại Syria, tướng Khan, đã bay tới Damascus cùng với người thân của bộ ba không tặc, mang theo chỉ thị phải mang lại kết thúc êm ả cho vụ việc.
Ở Washington, Tổng thống Reagan quả quyết chính sách của Mỹ vẫn là 'các bạn không thể hợp tác' với bọn khủng bố. Nhưng ông cũng khẳng định không buộc tội các Chính phủ Syria hay Pakistan về những gì họ đã làm để mang lại tự do cho các con tin.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kurt Waldheim khi đó đã đánh điện khẩn cấp tới lãnh đạo các nước Paksitan và Syria yêu cầu họ làm hết sức để tránh "một kết cục bi thương" trên chiếc máy bay bị không tặc.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Chó cưng chết vì bị đặt vào khoang hành lý xách tay trên máy bay Dù đã trả tiền để chó cưng được lên máy bay một cách hợp lệ nhưng một hành khách của hãng hàng không Mỹ United Airlines vẫn bị tiếp viên yêu cầu đặt nó vào khoang hành lý xách tay. Sau 3h đồng hồ trong tình trạng thiếu oxi và chật chội, chú chó đã qua đời. Chú chó xấu số qua đời...