Hãng hàng không tố nhau
Năm 2012, lần đầu tiên VNA không đạt chỉ tiêu tăng trưởng trên thị trường nội địa sau nhiều năm phát triển tốt.
Sức mua của thị trường nội địa suy giảm, cùng lúc lại có thêm 2 hãng tư nhân mới hoạt động khiến ngành hàng không Viêt Nam đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhất từ trước đến nay.
Vietnam Airlines (VNA) mới đây đã chính thức kiên nghị Bộ GTVT có chính sách điều tiết tải cung ứng cho toàn thị trường nội địa để tránh cạnh tranh không lành mạnh, lãng phí nguồn lực.
Năm 2012, VNA không đạt chỉ tiêu tăng trưởng trên thị trường nội địa
Ảnh: BẢO DUY
Đề xuất này của VNA khởi nguồn từ việc hãng đang mất đáng kể thị phần trên một số đường bay lớn như Hà Nội – Đà Nẵng/TPHCM, Đà Nẵng – TPHCM/Hà Nội và đường bay du lịch đến Nha Trang. Đây là các đường bay tập trung cạnh tranh cao nhất sau khi Air Mekong (AMK) và đặc biệt là VietJet Air (VJA) đi vào khai thác ổn định, bổ sung máy bay để tăng tần suất. Theo VNA, nếu như trước đây, VNA luôn chiếm 80% thị phần nội địa thì hiện nay, thị phần nắm giữ của hãng chỉ còn hơn 50% và có nguy cơ tiếp tục giảm mạnh khi các hãng tư nhân có kế hoạch bổ sung đội máy bay…
Kết thúc năm 2012, các hãng hàng không vận chuyển được 12,2 triệu lượt khách nội địa, 122.000 tấn hàng hóa, tăng 1,8% về hành khách và giảm 5% về hàng hóa so với năm trước. Đây là kêt quả trái ngược so với các năm trước vì liên tục trong nhiều năm, thị trường hàng không nội địa luôn đạt mức tăng trưởng 10%-20%. Có thêm hãng mới nhưng thị trường gần như không tăng trưởng khiến thị phần của các hãng hàng không bị thu hẹp.
Hãng hàng không giá rẻ VietJet Air – một đối thủ cạnh tranh của Vietnam Airlines
Ảnh: NGUYỄN THU
Video đang HOT
Để xâm nhập thị trường, VJA duy trì mức giá thấp theo mô hình hàng không giá rẻ nhằm thu hút khách từ đường bộ, đường sắt và mở rộng mạng bán qua kênh ngân hàng để tăng thu. Giá vé thấp nhất của VJA (không kể giá siêu khuyến mãi) chỉ từ 500.000 đồng/chặng và được những người làm chính sách thương mại của ngành cho là bán dưới giá thành vì mức bán để không vi phạm luật cạnh tranh phải là khoảng 600.000 đồng/chặng…
Đáp lại, VNA tung ra chính sách chiết khấu cao cho đại lý tăng được doanh số bán vé trên các đường bay VJA cùng khai thác để chặn đầu ra của đối thủ, đồng thời liên tục tung ra các đợt khuyến mãi lớn để thu hút khách hàng bình dân. Tuy vậy, năm 2012, lần đầu tiên VNA không đạt chỉ tiêu tăng trưởng trên thị trường nội địa sau nhiều năm phát triển tốt.
Cần điều chỉnh chính sách
Theo ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương, thị trường hàng không luôn tiềm ẩn yếu tố vi phạm luật cạnh tranh do có doanh nghiệp ở vị trí thống lĩnh thị trường. Việc khuyến mãi giảm giá vé của các hãng hiện nay nhìn chung vẫn đúng luật. Còn việc các hãng tố nhau bán giá thấp để cạnh tranh không lành mạnh, Cục Xúc tiến Thương mại chưa nhận được văn bản phản ánh nên chưa đến mức phải vào cuộc…
Tuy nhiên, ở góc độ quản lý chuyên ngành, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết một trong những mục tiêu Nhà nước đặt ra khi phát triển hàng không tư nhân là tạo sự cạnh tranh cho thị trường. Gần đây bắt đầu nổi lên vấn đề giảm giá bán, cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng hàng không nội địa chứng tỏ cục diện thị trường đang có những thay đổi đáng kể.
Việc các hãng tư nhân mới tăng được thị phần sẽ có tác động tích cực làm giảm dần vị thế độc quyền tự nhiên của VNA nhưng cũng nảy sinh vấn đề cần xem xét, điều chỉnh từ chính sách. Đó là phát triển đội máy bay của một hãng hàng không phải tính theo cả giai đoạn 5-10 năm, đối với tư nhân là do nhà đầu tư quyết định, còn đối với VNA phải do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khi thị trường suy giảm, cả VNA và các hãng tư nhân phải chủ động lùi thời hạn nhận máy bay, cắt giảm chuyến để tiết giảm tải và cắt giảm chi phí. Thê nhưng, VJA lại có kế hoạch bổ sung 7 máy bay trong năm 2013. Như vậy, có thể dẫn đến thừa tải, ảnh hưởng ngay đến sự ổn định khai thác của đội máy bay đã được quy hoạch, thậm chí gây lãng phí nguồn lực, vốn đầu tư của toàn xã hội.
Ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam
Viêc cạnh tranh của các hãng hàng không sẽ có tác động tích cực làm giảm dần vị thế độc quyền. Tuy nhiên, cạnh tranh phải hội tụ đủ 2 yếu tố là bảo đảm chất lượng dịch vụ và không mang tính hủy diệt.
Theo Dantri
Công khai tài sản - để không là thách đố
Nạn tham nhũng đang được coi là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Vậy đâu là giải pháp?
Trong số biệt thự bỏ hoang này, có tài sản của công chức do vợ, con đứng tên - ảnh: Trần Lâm
Dù rằng Đảng, Chính phủ đã ra những nghị quyết, văn bản chỉ đạo rất quyết liệt, nhưng tệ nạn này chưa thấy dấu hiệu suy giảm, mà ngày càng tinh vi, khó vạch mặt chỉ tên hơn.
Trong chuyên đề này, Lao Động chỉ đề cập đến một trong các giải pháp: Kê khai tài sản, và cùng với nó là công khai tài sản. Đây cũng là nội dung đang có nhiều ý kiến tranh luận khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Kiên quyết loại bỏ các rào cản
Hiện chúng ta chưa có quy định chế tài đủ sức răn đe với người khai gian, không chứng minh được nguồn gốc tài sản. Những hình thức xử lý đối với những người này cho đến nay mức cao nhất chỉ là cách chức, chứ chưa bị buộc tội hình sự. Chưa có biện pháp ngăn chặn kẻ tham nhũng phân tán tài sản cho vợ, con hoặc người thân đứng tên.
Đang còn quá nhiều thách đố
Bất cập rõ nhất trong công việc này: Quy định đối tượng có nghĩa vụ công khai tài sản vừa hẹp, vừa cào bằng. Lẽ ra, người có chức quyền càng cao thì mức độ đòi hỏi công khai, minh bạch việc kê khai tài sản thu nhập phải càng lớn. Bản kê khai tài sản được coi là hồ sơ cán bộ, cất vào kho khi cần mới giở ra.
Những người kê khai đợt đầu không bị buộc phải nói rõ nguồn gốc tài sản do đâu mà có. Do đó, có hiện tượng khai khống tài sản để chờ cơ hội tham nhũng thì không phải khai. Cho tới nay, việc kê khai tài sản vẫn theo nguyên tắc tự kê khai và tự chịu trách nhiệm. Xác minh việc kê khai có trung thực hay không chỉ được đặt ra khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, hoặc có người công khai tố cáo, một điều rất khó xảy ra!
Ngày 26.11.2012, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang trả lời cử tri TPHCM như một sự tổng kết về tình trạng ách tắc của việc kê khai tài sản: Việc minh bạch kê khai tài sản, thu nhập của đảng viên là công chức, làm tới cùng cho thật rõ, xử lý thật mạnh đối với kẻ tham nhũng "như cử tri mong muốn, đang còn quá nhiều thách đố, cản ngại!".
Nguyên nhân trực tiếp của tình trạngtrên là do, đã có "một bộ phận không nhỏ" cán bộ đảng viên (kể cả đảng viên cao cấp ở trung ương và trong các cơ quan chức năng như thanh tra, điều tra, kiểm toán) suy thoái đạo đức. Và điều rất quan trọng là chưa dám dựa hẳn vào nhân dân để tiến hành thì làm sao đạt được hiệu quả!
Tuy nhiên, cần phải thấy nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là: Chúng ta thực hiện đổi mới kinh tế, công nhận quyền sở hữu tư nhân, quyền tự do kinh doanh, trong khi đó chưa kịp thời đổi mới các hình thức quản lý nhà nước, quản lý xã hội, mà một việc quan trọng là kê khai tài sản, thu nhập của công chức đang làm rất nửa vời. Khắc phục tình trạng trên cần một quá trình, tuy nhiên không thể nhẩn nha. Bởi vì, tham nhũng đang gây bức xúc đối với toàn dân, cản trở nghiêm trọng sự phát triển bền vững, hạn chế sức mạnh bảo vệ tổ quốc. NQ TƯ 4 cảnh báo: "Nếu không được sửa chữa, sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ".
Cần thực hiện ngay
Những người có trách nhiệm, các cơ quan quản lý nhà nước phải thấy việc kê khai tài sản, thu nhập của đảng viên, công chức là một biện pháp hữu hiệu phòng tham nhũng, để không do dự trì hoãn, với lý do không có tính thuyết phục. Các đối tượng phải kê khai tài sản nên xác định rằng, khai báo không trung thực như "cây kim trong bọc có ngày lòi ra". Nên thực hiện ngay, không được tiếp tục chần chừ. NQ TƯ 3, khóa X- năm 2006 đã khẳng định: "Tiến tới tất cả đảng viên là cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản".
Điều này phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng mà nước ta đã ký kết, trong đó định nghĩa: Công chức là người giữ chức vụ về lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp, được bầu hay được bổ nhiệm, có thời hạn hay không thời hạn, bất kể cấp bậc nào, thực hiện chức năng nhà nước kể cả doanh nghiệp nhà nước, hoặc cung cấp một dịch vụ công.
Tất cả họ đều dính đến quyền lực nhà nước và có điều kiện để tham nhũng. Do đó, họ đều phải chịu sự kiểm soát về các "hành vi làm giàu bất hợp pháp, tức là tài sản tăng lên đáng kể so với thu nhập hợp pháp của công chức mà công chức này không giải thích được một cách hợp lý" (điều 20, công ước).
Không nên ngụy biện
Một vấn đề gây tranh cãi là chỉ nên công khai ở cơ quan hay công khai cả nơi cư trú của người kê khai? Cử tri chưa đồng thuận khi quyết định mới nhất vẫn chưa được công khai nơi cư trú, với lý do: Có thể gây dư luận bất lợi, làm giảm lòng tin của nhân dân, hiện nay chính quyền địa phương chưa đủ điều kiện quản lý! Nói như vậy là thể hiện không đủ lòng tin vào nhân dân.
Ngày nay, ở nhiều quốc gia người ta đã công khai bản kê khai tài sản công chức lên mạng. Người dân muốn biết tài sản của bất cứ công chức nào, chỉ cần mở mạng bấm vào tên người đó. Ngay các quốc gia trong khu vực ASEAN như Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan... cũng đã thực hiện hình thức công khai việc kê khai tài sản như trên. Chẳng lẽ người dân Việt Nam mình so với lân bang bị coi là quá kém cỏi, thiếu ý thức xây dựng chính quyền đến thế?
Cả hai NQ TƯ 4 và NQ TƯ 5- khóa XI đều khẳng định phải "thực hiện việc công khai kết quả kê khai tài sản, thu nhập ở nơi công tác và nơi cư trú". Thật đáng tiếc, yêu cầu rất xác đáng, rất tích cực đó đã không được thể hiện trong các luật, quy định sửa đổi sau đó!
Điều cuối cùng là phải sửa đổi Luật Hình sự, Luật Phòng, chống tham nhũng để xử lý mạnh, thích đáng những người khai gian, khai khống, không giải trình được nguồn gốc tài sản thu nhập là phạm tội hình sự, bị phạt tù, chứ không chỉ bị kỷ luật hành chính như hiện nay.
Theo Dantri
Nữ phi công xinh đẹp của Hàng không Việt Yêu Việt Nam, Anna Jastzevska, nữ phi công đầu tiên của Hãng hàng không Vietjet Air xinh như người mẫu (29 tuổi, cao 1m75), người Ba Lan, đã theo chồng nhưng không bỏ cuộc chơi. Chị kể, sang Việt Nam vì theo chồng làm việc ở đây gần 3 năm trước. Chồng chị cũng là phi công của một hãng bay nội địa....