Hãng hàng không Đức Lufthansa nối lại các chuyến bay đến Tel Aviv từ ngày 8/1
Tập đoàn hàng không Lufthansa của Đức ngày 15/12 cho biết có kế hoạch nối lại các chuyến bay đến Tel Aviv từ ngày 8/1, sau một thời gian tạm dừng từ ngày 9/10 do cuộc xung đột giữa lực lượng Hamas và Israel.
Máy bay của hãng hàng không Lufthansa tại sân bay ở Munich, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Lufthansa sẽ cung cấp tổng cộng 20 chuyến bay hàng tuần đến và đi từ Tel Aviv, tương đương với khoảng 30% lịch bay thông thường. Lufthansa sẽ thực hiện các chuyến bay từ Frankfurt và Mnchen, trong khi các công ty con là Austrian Airlines và SWISS cũng sẽ khởi động lại dịch vụ. Trong đó, SWISS cho biết đang nối lại 5 chuyến bay hàng tuần giữa Zurich và Tel Aviv kể từ ngày 8/1. Hãng cũng cho biết sẽ nối lại các chuyến bay đến Beirut hai lần mỗi tuần.
Sau cuộc tấn công của Hamas, các hãng hàng không khác như British Airways (Anh), Air France-KLM (Pháp-Hà Lan) và Delta (Mỹ) cũng dừng các chuyến bay đến Tel Aviv. Ngoài ra, Lufthansa cũng dừng các chuyến bay đến và đi từ thủ đô Beirut của Lebanon vào ngày 13/10 khi căng thẳng trong khu vực leo thang.
Tuyên bố của Lufthansa cho biết: “Tập đoàn Lufthansa tiếp tục theo dõi sát tình hình an ninh ở Israel và liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương và quốc tế. Lịch trình các chuyến bay vẫn có thể được điều chỉnh nếu điều kiện thay đổi.”.
Quân đội Israel phân luồng giao thông tạo điều kiện sơ tán dân tại Gaza
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ra tuyên bố cho biết IDF sẽ phân luồng một đường cao tốc chính ở Gaza trong vòng 3 giờ để tạo điều kiện cho người dân sơ tán từ khỏi vùng chiến sự tới các khu vực phía Nam.
Người dân sơ tán khỏi Dải Gaza qua cửa khẩu Rafah để vào Ai Cập, ngày 1/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo được đăng trên mạng xã hội, bằng tiếng Arab, cho biết đường cao tốc Salah a-Din sẽ được khai thông trong khoảng thời gian từ 13 - 16h cùng ngày theo giờ địa phương (18 - 21h theo giờ Hà Nội) để hỗ trợ sơ tán dân an toàn.
Israel liên tục thông báo khuyến cáo người dân ở phía Bắc Gaza di chuyển xuống phía Nam nhằm tránh các cuộc không kích của IDF. Tuy nhiên, nhiều người không muốn hoặc không thể rời đi do nhiều nguyên nhân, trong khi LHQ cảnh báo "Gaza không còn nơi nào an toàn".
Theo số liệu sơ bộ, đã có từ 800.000 đến 1 triệu người dân Palestine di chuyển đến phía Nam Gaza trong khi khoảng từ 350.000 - 400.000 người vẫn ở lại khu vực phía Bắc.
Cùng ngày, Đặc phái viên LHQ, ông David Satterfield khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy lực lượng Hamas ngăn chặn hoặc thu giữ hàng viện trợ vào Gaza. Phát biểu với báo giới tại thủ đô Amman của Jordan, ông Satterfield khẳng định: "Cơ quan Liên hợp quốc về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA) đã tiếp cận được các kho chứa nhiên liệu ở Gaza để cung cấp cho các xe tải chở hàng, nhà máy lọc nước biển và bệnh viện ở phía Nam Gaza".
Trong khi đó, tờ Haaretz dẫn lời ông Satterfield cho biết hiện các bên đã đạt được thỏa thuận về một cơ chế cho phép đưa xăng dầu vào Gaza khi nguồn cung tại đây bị cạn kiệt.
Xung đột Hamas - Israel đã bước sang tuần thứ 5 mà không có dấu hiệu hạ nhiệt. Cơ quan y tế ở Dải Gaza ngày 4/11 thông báo ít nhất 9.488 người Palestine, trong đó có khoảng 3.900 trẻ em, thiệt mạng. Theo số liệu từ Israel, nước này đã ghi nhận khoảng 1.400 người thiệt mạng, hầu hết là dân thường, và khoảng 240 người bị bắt làm con tin.
Nhiều hãng hàng không hủy chuyến bay đến Tel Aviv Nhiều hãng hàng không lớn đã phải hủy hàng chục chuyến bay đến Tel Aviv vào cuối tuần này sau khi Phong trào Hamas kiểm soát Dải Gaza đã bắn hàng nghìn quả rocket từ vùng lãnh thổ này vào các thành phố Israel, dẫn tới các vụ không kích đáp trả của Israel vào các vùng lãnh thổ Palestine. Hệ thống tên...