Hàng Gai
Phố Hàng Gai nằm ở thôn Cổ Vũ xưa, phố dài 252 mét, bắt đầu từ phố Hàng Đào đến phố Hàng Bông.
Xưa kia, đoạn từ Hàng Đào đến Tố Tịch là phố Hàng Tiện. Lúc đó người làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây) đã mang nghề tiện gỗ ra đây lập nghiệp. Những chiếc máy tiện thô sơ, hoạt động bằng sức đạp của đôi chân, mãi sau này mới có mô tô điện. Sản phẩm làm ra là những chiếc mâm gỗ, ống hương, bàn tròn, đài rượu, song cửa…
Đoạn còn lại của phố Hàng Gai lại chuyên bán dây đai, dây thừng bằng gai nên có tên là phố Hàng Gai. Một số người ở làng Liễu Tràng tỉnh Hải Dương mang nghề khắc gỗ ván in ra đây cùng nhau lập những xưởng in.
Cuối thế kỷ 19, một số nhà xuất bản ra đời như Tự văn đường tàng bản, Quán văn đường tàng bản ở đây. Thời kỳ thực dân Pháp chiếm Hà Nội, chúng lấy nhà số 80 Hàng Gai làm nhà công sứ. Số nhà 79 trở thành Nha Kinh lược Bắc Kỳ. Khi ấy, những nhà in như Đông Kinh ở số 82, Ngô Tử Hạ ở số 101 đã có những công nghệ mới in chữ quốc ngữ, lấn lướt các nhà in tàng bản. Một số tiệm tạp hoá, hiệu kính thuốc… cũng lần lượt mở ra trên phố.
Thời chống Mỹ, người phố Hàng Gai đa số đi làm ở cơ quan Nhà nước, các chủ cửa hàng vào công tư hợp doanh. Kiểu buôn bán tư thương bị mặc cảm trong xã hội. Lúc ấy mọi nhu cầu sinh hoạt của người dân hầu như do 4 cửa hàng quốc doanh nằm trên phố cung cấp. Những năm tháng này cũng có một vài của hàng hợp tác xã, tư nhân được nhiều người Hà Nội nhớ đến như hiệu ảnh Tam Anh, Núi Điện, HTX khắc dấu Tinh Hoa, cửa hàng cà phê Giảng. Những năm 80 của thế kỷ trước, thị trường hàng thêu ren, tơ lụa, bắt đầu xuất hiện và ngày càng nhiều những mặt hàng như khăn trải bàn, khăn ăn, khăn trải giường… trắng muốt với nhiều hình thêu phong phú.
Video đang HOT
Các làng nghề thủ công như La Khê, La Cả, Quất Động, Vạn Phúc, Bưởi, Làng Mỗ… thoả sức thi tài, tạo ra nhiều mẫu mãâ, kiểu dáng, chủng loại hàng thêu, hàng tơ lụa. Trong các của hàng trưng bày la liệt những chiếc áo dài truyền thống, duyên dáng, dịu dàng. Những lô quần áo lễ hội sang trọng, lịch sự cùng những chiếc váy đủ màu sắc, kiểu dáng hấp dẫn du khách.
Phố Hàng Gai cổ kính còn được biết đến là một phố “vn nhã”. Nghề bán sách lúc thịnh nhất, có lẽ không bao giờ có đến mười hàng, cứ xem tên các hiệu trên các sách còn lại thì biết. Nhưng ở gần suốt phố là những người không nhiều thì ít có dính dáng đế nghề in và bán sách. Phố được tiếng là một “phố vn học”.
Còn ngày nay, khắp phố Hàng Gai đều bán hàng lụa tơ tằm. Sầm uất và đầy sắc màu, phố Hàng Gai không biết tự bao giờ đã trở thành “phố tơ lụa” của Hà Nội với những cửa hàng bán sản phẩm tơ lụa san sát, làm nên một nét đặc trưng cho phố phường Hà Nội. Tơ lụa Vạn Phúc được đem từ Hà Đông ra trưng bày khắp các cửa hàng mặt phố Hàng Gai, góp cho kinh kỳ những nét riêng biệt của 36 phố phường. Hàng Gai trở thành điểm đến không thể bỏ qua của các du khách nước ngoài tới Hà Nội. Không đơn giản chỉ là việc bán mua, mà khách đến các cửa hàng tơ lụa trên Hàng Gai còn để thăm quan, chiêm ngưỡng sự diệu kỳ của tự nhiên kết hợp với sự khéo léo của người thợ dệt hòa nhịp trong từng áng lụa mỏng manh óng ánh. Tuyến phố hàng tơ lụa hình thành đảm bảo hơn 70% đơn vị chuyên doanh hàng tơ lụa, số còn lại kinh doanh hàng hóa dịch vụ liên quan đến tơ lụa. Tại đây không chỉ kinh doanh mà còn quảng bá du lịch, khôi phục phố nghề.
Khu phố cổ đang tận dụng cơ hội phát triển kinh tế và đón nhận một lượng khách du lịch rất lớn, vì thế việc khôi phục và bảo tồn phố nghề là một việc làm rất ý nghĩa đối với Hà Nội và là hoạt động thiết thực chào đón Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hàng Da
Hàng Da là một đường phố không dài (240 mét), và là một trong năm đường phố đổ về chợ Hàng Da, một đầu thông sang Hàng Bông và thẳng sang phố Quán Sứ.
Đây nguyên là đất thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương.
Đường phố đó trước kia có cái tên nôm na là phố Thày Bói vì ở trước cửa đền Tam Thánh (một tên gọi của đình Vũ Du 40 Hàng Da) có nhiều ông bà thày bói kê chõng ngồi chờ xem cho khách đi lễ và người ta mách nhau đến.
Tên phố Hàng Da thì đến những năm đầu thế kỷ 20, chính quyền thành phố sắp đặt lại tên phố và đặt cho nó tên là Rue des Cuirs, khi đó phố Hàng Da không có những cửa hàng làm và bán đồ da như ở Hàng Điếu hoặc Hà Trung, mà chỉ có mấy khách trú giàu có làm chủ những xưởng thuộc ngoại thành; họ có những kho chứa hàng tức là da do họ thuộc hoặc buôn ở Nhà máy Thuộc da Thuỵ Khuê, hoặc da nước ngoài do mấy hãng sản xuất nhập khẩu Pháp bán. Những người mua da làm hàng là thợ thủ công đóng giày dép, làm va li túi xách ở các phố khác.
Mặc dù gần chợ mà Hàng Da không có mấy cửa hàng buôn bán, không có nghề thủ công cổ truyền, tuy cũng có một hai nhà làm vàng quỳ, thuê thợ ngồi đập búa ở hè phố, già nửa nhà cửa ở Hàng Da là nhà làm cho những gia đình công chức thuê để ở, chồng đi làm, vợ ở nhà nội trợ. Mãi đến những năm ba mươi, bốn mươi khi việc buôn bán ở Hà Nội phát triển mạnh thì mới có những người đến Hàng Da thuê nhà mở cửa hàng kinh doanh: thợ may Tây (số 9 - 11); cửa hàng ăn Phú Xuân (số 36), nhà Lemur may quần áo nữ tân thời (số 14); nhà Đức Bảo (số 34, có cổng sau sang Hà Trung) cho thuê xe đám ma cạnh tranh với Louis Chức Hàng Cót. Góc phố giáp Hàng Bông (nhà số 50) là một cửa hàng lớn chuyên bán máy hát, đĩa hát.
Chủ nhà đất ở Hàng Da có tên là Croibier chiếm một khoảng đất lớn ở trước mặt chợ Hàng Da, xây hai dãy nhà nhiều gian trông ra mặt phố Hàng Da và Đường Thành: Nhà số 1 hiệu sơn Gecko, dãy số 9 - 11 hiệu may Tây. Còn một chủ đất nữa là Ngõ Thanh Ba, một chủ thầu chuyên buôn đình chùa ở Hà Nội, đã xây dãy nhà số 28 - 30 - 32.
Nhà số 5 Hàng Da là nhà riêng của Phạm Quỳnh, chủ bút báo Nam Phong. Nhà số 11 là nhà ở của Vũ Bằng, một nhà báo kiêm viết sách. Nhà số 3 là nhà Joseph Trần Đình Trúc mở phòng giấy thày cò chạy việc làm ăn cũng khá, được tiếng.
Ngày nay, phố Hàng Da là phố vẫn chuyên kinh doanh các mặt hàng bằng da.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hàng Bông Phố dài 932 mét, nối phố Hàng Gai với phố Cửa Nam. Hàng Bông là phố gộp nhiều phố. Đoạn từ Hàng Gai đến Hàng Mành gọi là Hàng Hài; từ Hàng Mành đến Hàng Da là Hàng Bông Đệm; tiếp đó là Hàng Bông Cửa Quyền có miếu nhỏ thờ một cô gái tên là Quyền; đoạn còn lại, từ ngõ Hội...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

'Thiên đường biển' xanh như ngọc ở Bà Rịa - Vũng Tàu, hợp với ai thích yên tĩnh

Du lịch Nhật Bản với kỳ nghỉ 'tuần lễ vàng' đặc biệt sôi động

Biển xanh, cát trắng, hải sản tươi ngon ở Xuân Thành

Hướng Hóa sẵn sàng cho mùa cao điểm du lịch hè

Đi đâu, chơi gì dịp 30/4 tại TP. Hồ Chí Minh: Gợi ý những điểm đến không thể bỏ lỡ

Nhiều tuyến tàu hỏa chặng ngắn đang hút khách

Đa dạng sinh học 'vàng ròng' của Thanh Hóa trên bản đồ du lịch Việt

10 điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới

'Vùng vàng' du lịch Tây Bắc khi Lào Cai và Yên Bái sáp nhập

Quần thể ngô đồng bung hoa, nhuộm hồng núi rừng Quảng Trị

Venice (Italy) thu phí vào cửa gấp đôi với du khách đặt vé trễ

Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Ẩm thực tỉnh Ninh Thuận: Sẽ chào đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch
Có thể bạn quan tâm

"Paparazzi" tóm cảnh Phan Văn Đức ôm vợ giám đốc ngay trên phố, một chi tiết lộ con người thật của chàng cầu thủ
Sao thể thao
18:43:46 18/04/2025
Tuyết rơi dày bất thường tại dãy Alps
Thế giới
18:43:29 18/04/2025
Cái nhìn mới mang tin vui cho thiết kế iPhone 17 Pro
Đồ 2-tek
18:41:20 18/04/2025
Xét xử vụ giết người xuất phát từ việc người lớn đánh hội đồng trẻ em
Pháp luật
18:38:28 18/04/2025
Bé Bắp qua đời, chính quyền địa phương không để trục lợi từ thiện
Netizen
18:34:08 18/04/2025
Điều tra vụ người đàn ông chết cháy trên võng ở đường Hồng Bàng
Tin nổi bật
18:32:38 18/04/2025
Rầm rộ tin mỹ nhân "ngàn năm có một" chia tay tài tử Vườn Sao Băng
Sao châu á
17:43:01 18/04/2025
Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống
Phim việt
15:23:47 18/04/2025
Concert "em gái BLACKPINK" ở Việt Nam bán vé chậm, BTC bất ngờ thay đổi 1 điều
Nhạc quốc tế
15:20:24 18/04/2025