Hãng dược phẩm Pfizer đạt doanh thu kỷ lục 100 tỷ USD trong năm 2022
Hãng dược phẩm Pfizer có trụ sở ở New York (Mỹ) đã cán mốc doanh thu kỷ lục 100 tỷ USD vào năm 2022, trong đó hơn một nửa là doanh thu từ vaccine phòng bệnh COVID-19 và thuốc điều trị COVID-19.
Công ty của Hãng dược phẩm Pfizer ở Puurs, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, doanh thu từ vaccine phòng COVID-19 chiếm 37,8 tỷ USD, chỉ tăng 3% so với năm 2021 do nhu cầu giảm. Nhưng bù lại, doanh thu từ thuốc điều trị COVID-19 Paxlovid đạt tới 18,9 tỷ USD ngay trong năm đầu tiên loại thuốc này có mặt trên thị trường.
Trên thực tế, doanh thu từ vaccine và thuốc điều trị COVID-19 của năm 2022 còn nhiều hơn tổng doanh thu của Pfizer trong năm 2019, trước khi COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu và khiến hơn 6,8 triệu người tử vong.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Pfizer dự báo kết quả kinh doanh của năm 2022 sẽ không lặp lại trong năm nay. Hãng đã thông báo với các nhà đầu tư rằng ước tính doanh thu của năm 2023 sẽ giảm tới 33%, còn khoảng 67-71 tỷ USD, vì thế giới đang dần hồi phục sau đại dịch và nhu cầu vaccine cũng như thuốc điều trị COVID-19 giảm.
Theo đó, doanh thu từ vaccine ngừa COVID-19 trong năm nay của hãng ước đạt 13,5 tỷ USD, giảm 64% so với năm ngoái, trong khi doanh thu từ thuốc Paxlovid ước đạt 8 tỷ USD, giảm 58%. Hãng cũng dự đoán tiền lời cổ phần sẽ giảm tới 50%, từ 3,25-3,45 một cổ phần, so với mức tiền lời kỷ lục 6,58 một cổ phần của năm 2022.
Tổng giám đốc Pfizer Albert Bourla đã công bố kế hoạch phát triển tới năm 2030 không còn dựa vào đại dịch COVID-19, theo đó, doanh thu của hãng này sẽ tăng nhờ vaccine ngừa RSV (virus hợp bào hô hấp), thuốc trị chứng đau nửa đầu, viêm loét ruột già và một vài loại thuốc khác.
WHO: Giai đoạn khẩn cấp của dịch COVID-19 chưa kết thúc
Ngày 27/1, Ủy ban khẩn cấp về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhóm họp để thảo luận về việc liệu tình hình dịch COVID-19 hiện nay còn tương ứng với mức báo động toàn cầu cao nhất hay không.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 22/10/2022. Ảnh tư liêu: Kyodo/TTXVN
Phát biểu khi bắt đầu cuộc họp của ủy ban, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch vẫn chưa kết thúc vì số ca tử vong vẫn gia tăng, đồng thời cảnh báo rằng ứng phó toàn cầu đối với cuộc khủng hoảng "vẫn còn hạn chế".
Ông Tedros nói: "Khi chúng ta bước vào năm thứ 4 của đại dịch, chắc chắn chúng ta đang ở vị thế tốt hơn nhiều so với một năm trước, khi làn sóng dịch bệnh (do biến thể Omicron gây ra) lên đến đỉnh điểm và WHO đã ghi nhận hơn 70.000 ca tử vong mỗi tuần".
Theo Tổng giám đốc WHO, tỷ lệ tử vong hằng tuần đã giảm xuống dưới 10.000 ca vào tháng 10/2022 nhưng đã tăng trở lại kể từ đầu tháng 12/2022.
Tổng giám đốc WHO cho biết các vaccine phòng bệnh, xét nghiệm và phương pháp điều trị đóng vai trò quan trọng trong việc cứu mạng sống của các bệnh nhân, ngăn ngừa bệnh trở nặng và giảm bớt áp lực cho các hệ thống y tế và nhân viên y tế. Tuy nhiên, ông cho rằng ứng phó toàn cầu với dịch bệnh vẫn còn lúng túng vì ở nhiều quốc gia, các công cụ mạnh mẽ, cứu mạng này vẫn chưa đến được với những người dân cần nhất - đặc biệt là người già và nhân viên y tế. Ngoài ra, niềm tin của công chúng vào các công cụ phòng chống COVID-19 này đang bị xói mòn bởi "một loạt" thông tin sai lệch và xuyên tạc, trong khi các hệ thống y tế vẫn đang phải vật lộn để đối phó với gánh nặng của COVID-19.
Ủy ban độc lập trên họp 3 tháng một lần để thảo luận về đại dịch và báo cáo với Tổng giám đốc WHO, người sau đó sẽ quyết định liệu COVID-19 có còn là một tình trạng khẩn cấp toàn cầu hay không.
Trên toàn thế giới, gần 665 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 6,7 triệu ca tử vong đã được báo cáo lên WHO. Tuy nhiên, cơ quan y tế này của Liên hợp quốc luôn nhấn mạnh rằng con số thực sẽ còn cao hơn nhiều. Trong khi đó, hơn 13,1 tỷ liều vaccine phòng ngừa COVID-19 đã được sử dụng trên toàn thế giới.
Doanh thu từ kênh đào Suez đạt kỷ lục 8 tỷ USD năm 2022 Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập ngày 25/1 cho biết doanh thu từ Kênh đào Suez trong năm 2022 đã đạt mức kỷ lục 8 tỷ USD, tăng mạnh so với con số 6,3 tỷ USD của năm 2021. Tàu thuyền qua kênh đào Suez, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN SCA cho hay...