Hãng dược phẩm J&J công bố hiệu quả của vaccine liều thứ hai
Một mũi tiêm thứ hai của vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Mỹ Johnson & Johnson (J&J) sản xuất sẽ giúp làm gia tăng mạnh mẽ kháng thể trong cơ thể người được tiêm.
Đó là những kết quả sơ bộ thu được từ hai giai đoạn thử nghiệm ban đầu đối với vaccine ngừa COVID-19 của J&J, công bố trong ngày 25/8.
Vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của J&J nêu rõ, mũi tăng cường của vaccine đơn liều do hãng này sản xuất có thể giúp cơ thể người được tiêm sản sinh lượng kháng thể cao hơn gấp 9 lần so với mức độ kháng thể được ghi nhận sau khi tiêm mũi thứ nhất 28 ngày.
Video đang HOT
Tuy nhiên, không giống như các kháng thể trung hòa – vốn có thể tiêu diệt virus, gắn các kháng thể vào virus nhưng không tiêu diệt virus hoặc ngăn cơ thể nhiễm bệnh – các kháng thể sản sinh từ vaccine của J&J cảnh báo hệ thống miễn dịch của cơ thể người được tiêm về sự hiện diện của virus để các tế bào bạch cầu có thể tập hợp lại và tiêu diệt virus.
Đây là lần đầu tiên những bằng chứng về hiệu quả của liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 của J&J được công bố. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đang chờ đợi để tư vấn về liều tăng cường cho những người bị suy giảm miễn dịch trước đó đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của J&J.
Theo J&J, các nghiên cứu cho thấy sự gia tăng đáng kể trong các phản ứng kháng thể liên kết ở những người tham gia thử nghiệm trong độ tuổi từ 18-55, trong khi hiệu quả của liều tăng cường này đối với những người từ 65 tuổi trở lên lại cho thấy hiệu quả thấp hơn.
Trước đó, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine hồi tháng 7 vừa qua, cho thấy các kháng thể trung hòa do vaccine đơn liều ngừa COVID-19 của J&J tạo ra vẫn duy trì ở mức ổn định trong vòng 8 tháng kể từ khi được tiêm.
Trong khi đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học New York thực hiện đối với “một số lượng đáng kể” các mẫu máu của những người đã được tiêm vaccine của J&J lại cho thấy loại chế phẩm không có hiệu quả cao trong việc tạo ra các kháng thể trung hòa chống lại Delta và một số biến thể khác của virus SARS-CoV-2.
Theo J&J, hãng dược phẩm này đang phối hợp với CDC Mỹ, Cơ quan quản lý dược phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các cơ quan y tế khác về liều tiêm tăng cường của vaccine ngừa COVID-19 do hãng này sản xuất.
Do là vaccine đơn liều và không yêu cầu công tác bảo quản và vận chuyển phức tạp, vaccine J&J từng được xem là “bảo bối” để tiêm chủng ở những khu vực khó tiếp cận. Tuy nhiên, sau những lo ngại về tính an toàn của chế phẩm này và một số trục trặc trong khâu sản xuất, vaccine của J&J trở thành vaccine được tiêu thụ ít nhất tại châu Âu, so với tất cả các loại vaccine ngừa COVID-19 còn lại được châu lục này cấp phép sử dụng.
Nghiên cứu các tác dụng phụ của vaccine công nghệ mRNA
Ngày 11/8, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo đã bắt đầu nghiên cứu 3 điều kiện mới để đánh giá liệu có thể có các tác dụng phụ liên quan đến vaccine ngừa COVID-19 theo công nghệ mRNA của hai hãng dược phẩm Mỹ là Pfizer và Moderna hay không.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng công nghệ sinh học Mỹ Moderna tại Los Angeles, bang California (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, Ủy ban an toàn của EMA đang nghiên cứu một dạng phản ứng phát ban đỏ trên da, các triệu chứng viêm cầu thận và suy thận cũng như các rối loạn liên quan đến thận sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Công nghệ mRNA được sử dụng sản xuất hai vaccine nói trên đã tạo ra bước ngoặt trong ứng phó với đại dịch COVID-19 và là bước đột phá đối với cộng đồng khoa học vì mức độ hiệu quả ngừa COVID-19 rất cao. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ đang được nghiên cứu sau khi xuất hiện một vài trường hợp có các phản ứng trên sau tiêm.
Tháng trước, EMA đã phát hiện một mối liên hệ có thể có giữa bệnh viêm cơ tim hiếm gặp với vaccine công nghệ mRNA. Mặc dù vậy, EMA và Tổ chức Y tế thế giới vẫn nhấn mạnh rằng lợi ích mà các vaccine này đem lại vẫn hơn nhiều các nguy cơ mà chúng gây ra.
Công nghệ mRNA được sử dụng để "hướng dẫn" tế bào tạo bản sao khỏe mạnh của một protein. Như vậy, vaccine công nghệ mRNA có cơ chế hoạt động là khiến tế bào tạo ra thứ được coi như một mảnh của virus để kích thích cơ thể sản sinh kháng thể. Đến ngày 14/12/2020, Mỹ đã thông qua loại vaccine đầu tiên sử dụng công nghệ mRNA.
Pfizer cho biết đang lên kế hoạch dùng công nghệ mRNA để chống lại cúm mùa, vốn khiến hàng nghìn người trên thế giới tử vong mỗi năm. Các nhà nghiên cứu cũng đang thử nghiệm sản xuất vaccine mRNA để phòng chống Ebola, Zika, bệnh dại.
Moderna thông báo chậm cung ứng vaccine cho các nước bên ngoài Mỹ Ngày 27/7, hãng dược phẩm Moderna của Mỹ cho biết các đối tác sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của hãng này bên ngoài nước Mỹ đang gặp những trở ngại liên quan đến hoạt động thử nghiệm trong phòng thí nghiệm phát sinh trong vài ngày qua, làm chậm tiến độ cung cấp vaccine cho các thị trường này. Vaccine ngừa COVID-19 của...