Hãng dược phẩm GSK và Sanofi thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19
Ngày 22/2, hãng dược phẩm GlaxoSmithKline của Anh và Sanofi của Pháp thông báo đã bắt đầu cuộc thử nghiệm lâm sàng mới đối với một ứng cử viên vaccine phòng COVID-19 và đặt mục tiêu tiến tới giai đoạn thử nghiệm cuối cùng vào quý II/2021.
Nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất vaccine tại công ty dược phẩm Sanofi ở Val-de-Reuil, Pháp ngày 10/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hai hãng dược phẩm trên, cuộc thử nghiệm mới sẽ được tiến hành trên 720 người trưởng thành khỏe mạnh ở Mỹ, Honduras và Panama nhằm đánh giá độ an toàn, cũng như phản ứng miễn dịch của vaccine. Những người tham gia thử nghiệm vaccine sẽ được tiêm 2 mũi vaccine, với mỗi mũi cách nhau 21 ngày.
Nếu kết quả thử nghiệm thành công, GSK và Sanofi hy vọng vaccine này sẽ được phê chuẩn sử dụng trong quý IV/2021 so với mục tiêu đề ra ban đầu là trong 6 tháng đầu năm nay.
Video đang HOT
Ứng cử viên vaccine của hai hãng này có sử dụng sử dụng công nghệ sản xuất dựa trên protein tái tổ hợp giống như vaccine phòng cúm mùa của hãng Sanofi, kết hợp với tá dược do GSK bào chế.
Trước đó, tháng 12/2020, GSK và Sanofi thông báo vaccine phòng COVID-19 do hai hãng phối hợp phát triển, chưa sẵn sàng được tung ra thị trường cho tới cuối năm 2021 thay vì giữa năm như dự kiến ban đầu. Nguyên nhân là do kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine tạo miễn dịch thấp ở người cao tuổi.
* Kết quả nghiên cứu sơ bộ công bố ngày 22/2 cho thấy chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của vùng Scotland (Anh) dường như làm giảm đáng kể nguy cơ nhập viện, cho thấy các vaccine của hãng Pfizer (Mỹ) phối hợp với đối tác BioNTech (Đức) và vaccine của hãng AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) hợp tác sản xuất, đã ngăn chặn hiệu quả các ca bệnh nghiêm trọng.
Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca/Oxford. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo nghiên cứu được thực hiện đối với toàn bộ 5,4 triệu dân Scotland , 4 tuần sau khi tiêm mũi vaccine đầu tiên, nguy cơ nhập viện đã giảm tới 85% đối với những người được tiêm vaccine của Pfizer và tới 94% đối với vaccine của AstraZeneca.
Giáo sư Aziz Sheikh của Viện Usher thuộc Đại học Edinburgh, người đứng đầu nghiên cứu, nêu rõ: “Các kết quả này rất đáng khích lệ và là lý do khiến chúng ta lạc quan về tương lai”.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ ngày 8/12/2020 đến ngày 15/2/2021. Trong giai đoạn này, 1,14 triệu liều vaccine đã được sử dụng và 21% dân số Scotland được tiêm mũi vaccine đầu tiên.
AstraZeneca thử nghiệm vaccine COVID-19 với trẻ vị thành niên
Đại học Oxford (Anh) ngày 16/2 đã tiến hành nghiên cứu để đánh giá mức độ an toàn và phản ứng miễn dịch của trẻ vị thành niên đối với vaccine COVID-19 mà trường cùng phát triển với hãng dược phẩm AstraZeneca.
Vaccine ngừa COVID-19 của Oxford/AstraZeneca. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo đó, các nhóm thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi sẽ giam gia giai đoạn thử nghiệm đầu tiên trước khi mở rộng sang nhóm đối tượng trẻ em từ 6 đến 11 tuổi.
Trong thông báo trước đó, Đại học Oxford cho biết khoảng 300 tình nguyện viên đã tham gia thử nghiệm và đợt tiêm đầu tiên dự kiến diễn ra trong tháng này.
Hiện vaccine 2 liều ngừa COVID-19 của Oxford/AstraZeneca được hoan nghênh là "vaccine cho thế giới", bởi giá thành rẻ và dễ phân phối hơn một số loại vaccine khác. AstraZeneca đặt mục tiêu sản xuất 3 tỷ liều trong năm nay và sản xuất hơn 200 triệu liều mỗi tháng đến tháng 4 tới đây.
Australia trấn an về vaccine AstraZeneca Australia kêu gọi người dân bình tĩnh trước thông tin Nam Phi ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca vì kém hiệu quả bảo vệ với biến chủng nCoV. "Hiện chưa có bằng chứng cho thấy vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer giảm hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong. Mà đây lại là nhiệm vụ cơ bản của vaccine", Bộ trưởng Y...