Hãng dược phẩm AstraZeneca tăng hơn gấp đôi lợi nhuận trong năm 2020
Ngày 11/2, hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh công bố lợi nhuận hằng năm tăng gấp đôi trong năm 2020 trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng cho người trên 65 tuổi, qua đó thúc đẩy các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu.
Tòa nhà của hãng dược phẩm AstraZeneca ở Luton, Anh. Ảnh: THX/TTXVN
Theo AstraZeneca, trong năm qua, lợi nhuận ròng của hãng đạt 3,2 tỷ USD, tăng 139% so với năm 2019. Kết quả này có được chủ yếu nhờ doanh thu thuốc điều trị ung thư tăng mạnh, trong đó thuốc Lynpanza và Tagrisso tăng tới 23%.
Giám đốc điều hành AstraZeneca Pascal Soriot cho biết mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, doanh thu của hãng vẫn tăng trưởng ở mức hai con số. Ông nhấn mạnh tiến bộ trong nghiên cứu, phát triển vaccine ngừa COVID-19 đã cho thấy những thành quả mà hãng có thể đạt được.
Trước đó một ngày, AstraZeneca công bố kế hoạch đẩy mạnh sản xuất vaccine ngừa COVID-19 trong quý II năm nay để đáp ứng nhu cầu của Liên minh châu Âu (EU). Cùng ngày, WHO khẳng định vaccine COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca phối hợp với trường Đại học Oxford của Anh phát triển có thể sử dụng đối với người trên 65 tuổi, và cả ở những nơi biến thể của virus SARS-CoV-2 đang hoành hành. Tuyên bố của WHO được đưa ra sau khi một nghiên cứu công bố gần đây tại Nam Phi cho thấy vaccine của AstraZeneca có hiệu quả hạn chế đối với biến thể xuất hiện ở quốc gia châu Phi này.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Vaccine của AstraZeneca chiếm một lượng lớn trong Cơ chế phân phối vaccine COVAX cho các nước nghèo hơn để đảm bảo phân phối vaccine công bằng khắp thế giới. Hiện WHO và Liên hợp quốc đã phối hợp triển khai phân phối tổng cộng 337,21 triệu liều vaccine tới khoảng 145 nước trong nửa đầu năm 2021 theo khuôn khổ COVAX.
Cùng ngày 11/2, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của châu Phi khẳng định sẽ không loại bỏ vaccine của AstraZeneca, đồng thời cho rằng cần nghiên cứu thêm về hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa biến thể mới ở Nam Phi.
Phát biểu họp báo, Giám đốc CDC châu Phi John Nkengasong cho biết các kế hoạch phân phối 7 triệu liều vaccine AstraZeneca ở châu Phi sẽ vẫn được triển khai dưới sự tài trợ của tập đoàn viễn thông Nam Phi MTN.
WHO ủng hộ vaccine AstraZeneca
Trong cuộc họp báo vào 8/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết AstraZeneca vẫn là một công cụ quan trọng trong cuộc chiến phòng chống Covid-19.
Tuyên bố đưa ra sau khi Nam Phi trì hoãn việc tiêm chủng do lo ngại về hiệu quả chống lại biến thể nCoV. Đứng trước những nghi ngờ về tác dụng của vaccine AstraZeneca, đặc biệt với người trên 65 tuổi, Richard Hatchett, người đứng đầu Liên minh Chuẩn bị và Phòng chống Dịch bệnh, khẳng định: "Còn quá sớm để loại bỏ vaccine này".
Vaccine AstraZeneca là một phần quan trọng của Covax, sáng kiến đảm bảo phân phối vaccine công bằng trên toàn thế giới. Covax dự kiến phân phối 337,2 triệu liều đến 145 quốc gia trong nửa đầu năm nay, sau khi nhận được sự cho phép của WHO.
Tuy nhiên, một thử nghiệm tại Đại học Witwatersrand đã kết luận sản phẩm của AstraZeneca chỉ có khả năng bảo vệ "tối thiểu" chống lại các trường hợp nhiễm biến thể từ nhẹ đến trung bình. Đây là một tin xấu với nhiều quốc gia đang phát triển, nơi cơ hội tiêm vaccine của người dân phụ thuộc chủ yếu vào AstraZeneca.
Nam Phi, một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, dự kiến bắt đầu tiêm phòng trong những ngày tới với một triệu liều vaccine AstraZeneca. Tuy nhiên, chính phủ đã quyết định dừng chiến dịch sau khi kết quả thử nghiệm được công bố.
Bộ trưởng Y tế Zweli Mkhize phát biểu ngày 7/2: "Đây là vấn đề tạm thời mà chúng tôi phải giải quyết với AstraZeneca cho đến khi tìm ra câu trả lời thỏa đáng".
Người dân Chile được tiêm vacicne AstraZeneca tại một điểm tiêm chủng ở Santiago, ngày 8/2. Ảnh: EPA-EFE
1,5 triệu liều vaccine hãng phân phối cho Nam Phi sẽ hết hạn vào tháng 4.
AstraZeneca cũng lên tiếng bảo vệ sản phẩm của mình. Đại diện hãng cho biết: "Chúng tôi tin rằng vaccine vẫn có khả năng bảo vệ người dùng tốt với các trường hợp bệnh nghiêm trọng".
Người phát ngôn của công ty cho biết các nhà nghiên cứu đang làm việc để nâng cấp vaccine nhằm đối phó với biến thể tại Nam Phi.
Đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của của hơn 2,3 triệu người trên tổng số hơn 106 triệu ca nhiễm toàn cầu.
Theo một nghiên cứu được công bố vào 7/2, biến thể nCoV ở Anh, với tên gọi là B.1.1.7, cũng rất nguy hiểm. Chúng có xu hướng lây lan nhanh trên toàn khu vực. Dù chưa được bình duyệt, công trình vẫn cung cấp một cái nhìn toàn diện về sự gia tăng của biến thể.
Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch với hơn 463.000 trường hợp tử vong. Trong một cuộc phỏng vấn với đài CBS, Tổng thống Joe Biden cho biết việc xử lý đại dịch của người tiền nhiệm Donald Trump "thậm chí còn thảm khốc hơn chúng ta nghĩ".
Australia trấn an về vaccine AstraZeneca Australia kêu gọi người dân bình tĩnh trước thông tin Nam Phi ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca vì kém hiệu quả bảo vệ với biến chủng nCoV. "Hiện chưa có bằng chứng cho thấy vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer giảm hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong. Mà đây lại là nhiệm vụ cơ bản của vaccine", Bộ trưởng Y...