Hang động núi lửa Krông Nô được đề cử Công viên địa chất toàn cầu
Hang đông Krông Nô của tỉnh Đắk Nông, hang đông nui lưa dai nhât Đông Nam A, đã lọt vào danh sách đề cử công viên đia chât toan câu của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu.
Một góc vẻ đẹp kỳ ảo của hang động núi lửa Krông Nô
Hang đông Krông Nô (còn gọi là Công viên địa chất Đắk Nông) của tỉnh Đắk Nông đã lọt vào 11 hồ sơ được Global Geoparks Network chấp nhận và trình lên UNESCO. Kết quả sẽ được tổ chức UNESCO công bố vào tháng 4/2020.
Các nhà khoa học đã tìm thấy dấu tích của người tiền sử trong hang
Công viên địa chất Đắk Nông có diện tích khoảng 2.000 km2, nằm trên địa bàn 6 huyện, thị xã gồm: Krông Nô Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa.
Giá trị nổi bật của Công viên địa chất Đăk Nông đã được các nhà khoa học phát hiện từ năm 2007 chính là hệ thống hang động núi lửa phân bố tại khu vực dọc sông Krông Nô và vẫn còn nguyên nét hoang sơ, rộng lớn với kết cấu độc đáo.
Sau 7 năm nghiên cứu, năm 2014, Bảo tàng Địa chất Việt Nam và Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản công bố kết quả khẳng định là hệ thống hang động núi lửa đạt kỷ lục về quy mô, độ dài cũng như tính độc đáo của Đông Nam Á. Các hang động còn ẩn chứa nhiều bí mật về lịch sử hình thành, các di chỉ khảo cổ, các tổ hợp khoáng vật và sự đa dạng sinh học.
Những ngã rẽ trong các hang động nối với nhau
Video đang HOT
Mang giá trị đặc biệt về địa chất, Công viên địa chất Đắk Nông đang sở hữu những di sản địa mạo vô cùng quý giá như hồ và thác nước tự nhiên đẹp thơ mộng và hùng vĩ như: Hồ Ea Snô, Hồ Trúc, Hồ Tây, Thác Đ’ray Sáp, Thác Trinh Nữ…
Công viên nằm giữa vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa với những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể như: Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Sử thi Ót N’drong, cùng hệ thống các di tích, danh thắng … Các địa danh Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, Vườn Quốc gia Tà Đùng, Rừng đặc dụng, cụm thác Đ’ray Sáp,Trinh Nữ, Gia Long và Vườn Quốc gia Yók Đôn (Đắk Lắk) phía nam chính là nơi lưu giữ các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học của khu vực Công viên địa chất Đắk Nông.
Hệ thống hang động núi lửa ở Krông Nô, tỉnh Đắk Nông được các nhà khoa học khảo sát từ năm 2007. Sau 7 năm nghiên cứu, Bảo tàng Địa chất Việt Nam và Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản công bố kết quả cho thấy đây là hệ thống hang động núi lửa có quy mô lớn nhất Đông Nam Á.
Theo đó, theo thứ tự, hang C7 có dạng ống dài 1.066,5 m là hang dung nham núi lửa dài và lớn nhất Đông Nam Á. Hang C3 dài 594,4 m xếp thứ nhì Đông Nam Á. Hang A1 dài 456,7 m xếp thứ năm Đông Nam Á…
Hang động núi lửa Krông Nô ẩn chứa nhiều giá trị
Trong hang động có nhiều cấu tạo đặc trưng cho quá trình phun trào của núi lửa như các ngấn dung nham, hốc sụt. Hầu hết hang động ở đây có hình ống, và còn có ngã rẽ nối với nhau thành những vòng tròn. Nhiều miệng hang sâu tới cả chục mét, phải dùng thiết bị chuyên dụng mới có thể leo xuống. Khác với bên trong hang chỉ có loài dương xỉ cư trú, phía bên ngoài có thảm thực vật khá phong phú.
Điều quý giá là hệ thống hang động núi lửa ở Đắk Nông vẫn còn khá nguyên vẹn. Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu hệ thống hang động núi lửa Krông Nô, các nhà khoa học đã phát hiện các dấu tích cư trú của các bộ lạc thời tiền sử cách đây khoảng 6000 – 7000 năm. Tháng 9/2018, các nhà khoa học công bố những dấu tích sinh sống của người tiền sử được tìm thấy. Phát hiện quan trọng này hồ sơ trình UNESCO công nhận đây là “Công viên địa chất toàn cầu” thêm giá trị và và giàu tính thuyết phục.
Hệ thống hang động núi lửa Krông Nô vẫn đang được bảo vệ và tiếp tục nghiên cứu chứ chưa chính thức khai thác du lịch. Việc được UNESCO công nhận đây là công viên địa chất toàn cầu sẽ tạo thêm cơ hội để UBND tỉnh Đăk Nông phát triển xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, kêt nôi tuyên, tour du lich găn vơi bảo tồn di sản địa chất, di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.
Nếu được công nhận công viên đia chât Đăk Nông, Việt Nam sẽ co 3 công viên địa chất toàn cầu. 2 công viên đã được UNESCO công nhận là Cao nguyên đá Đồng Văn (2010) và Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng (2018).
Duyên Vũ
Theo giaoducthoidai.vn
Choáng ngợp hang động kỳ bí chứa hàng nghìn tượng Phật
Hệ thống hang động Ajanta nằm trong khu rừng rậm hoang vu của cao nguyên Deccan, Ấn Độ nổi tiếng thế giới với hàng nghìn tượng Phật được điêu khắc tuyệt đẹp. Một số bức tượng có niên đại từ thế kỷ 2 trước Công nguyên.
Nằm trong khu rừng rậm hoang vu của cao nguyên Deccan, Ấn Độ, hệ thống hang động Ajanta có hàng ngàn tượng Phật được tình cờ phát hiện vào năm 1819.
Hệ thống hang động Ajanta nằm ở lưng chừng núi, bên dưới là dòng sông Waghora.
Ajanta được bố trí theo hình móng ngựa với các hang động khoét sâu vào bên trong vách núi đá thẳng đứng cao 76m. Toàn bộ hang động do bàn tay con người tạo ra.
Theo các chuyên gia, hệ thống hang động Ajanta gồm 30 hang. Mỗi hang được các chuyên gia đánh theo số thứ tự.
Hệ thống hang động Ajanta được tạo ra trong 2 thời kỳ. Cụ thể, các hang số 8, 9, 10, 12, 13, 15A được xây dựng vào giai đoạn đầu thế kỷ 2 trước Công nguyên. Những hang này mang đậm màu sắc của Phật giáo nguyên thủy.
Cụm hang còn lại được xây dựng vào thế kỷ 5 và mang màu sắc Phật giáo mới. Trong số này, một số hang vẫn chưa hoàn thành quá trình xây dựng.
Bên trong hệ thống hang động Ajanta là hàng ngàn bức tượng được điêu khắc tuyệt đẹp.
Các chuyên gia đánh giá đây là những kiệt tác đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo.
Mỗi bức tượng Phật được đục đẽo, chạm khắc bằng tay vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo trên bề mặt vách đá.
Ngoài tượng Phật, bên trong hệ thống hang động Ajanta còn có một số bức bích họa vẽ trên tường vẫn còn khá nguyên vẹn. Vào năm 1983, Ajanta được UNESCO công nhận là di tích lịch sử lớn nhất thế giới.
Theo kienthuc.net.vn
Khám phá nhà thờ dưới lòng đất được xây dựng hoàn toàn từ muối Khi nhắc tới nhà thờ, đền chùa, có lẽ bạn sẽ nghĩ những nơi thờ cúng tâm linh này được xây dựng với phong cách kiến trúc gothic, hay kiến trúc màu sắc lung linh rực rỡ. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng ghé thăm thị trấn Wieliczka, Ba Lan, bạn sẽ thấy không phải tất cả nơi thờ cúng nào cũng có...