Hang động ngược đời: Giữa mùa hè thì đóng băng còn mùa đông lại tan chảy
Giữa thời tiết nắng nóng như lửa đốt của mùa hè thì hang động này lại đóng băng, còn mùa đông lạnh giá thì tan chảy…
Cách thị trấn Coudersport, thuộc quận Potter, Pennsylvania, Thụy Điển 4 dặm về phía Đông có một khu địa chất hết sức khác thường. Đó là một hang động nhỏ, giống như một cái hố rộng 2,4 mét, dài 3 mét. Dưới đáy hang, ở độ sâu khoảng 12 mét có những cột băng lớn, dài tới 7 mét và dày gần 1 mét chắn kín miệng hang.
Hang được người dân bản địa đặt tên là Ice Mine Coudersport, một mỏ băng sản xuất ra nước đá hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, điều khác biệt với những động băng khác là Ice Mine Coudersport chỉ đóng băng vào thời điểm nóng nhất trong năm.
Băng đá trong hang động Coudersport Ice Mine.
Băng đá bắt đầu hình thành vào mùa xuân và cứ thế khối lượng tăng dần cho đến giữa mùa hè. Mùa đông, khi tuyết phủ kín mặt đất và là thời gian lý tưởng để hình thành các động băng thì băng đá trong Ice Mine Coudersport lại tan chảy.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng lạ lùng này cho đến nay vẫn là một điều bí ẩn, nhưng đa số giả thuyết đều cho rằng trong suốt mùa đông, khí lạnh xuyên qua các khe nứt của núi đá đến trung tâm hang động và bị cô lập tại đây. Khí lạnh tiếp xúc với nước ngầm trong hang tạo thành băng đá. Điều này chỉ xảy ra trong mùa hè bởi chỉ thời điểm này trong hang mới có nước ngầm.
Rồi khi mùa đông đến, không khí lạnh một lần nữa đẩy vào hang, khiến luồng khí ấm tích tụ từ mùa hè thoát ra khỏi lớp đá, làm băng tan chảy.
Cứ mùa hè thì đóng băng.
Còn mùa đông thì băng tan chảy.
Ice Mine Coudersport được phát hiện lần đầu vào năm 1894 bởi một người đào vàng tên là John Dodd, hiện tượng bí ẩn này khiến ông hết sức hoang mang. Theo bài báo được đăng trên tờ Popular Sience tháng 3 năm 1913, Dodd đã tự mình tiến hành một số thí nghiệm.
Video đang HOT
Ông đưa một lõi thuốc nổ xuống độ sâu 2,5 mét rồi cho phát nổ nhưng cấu trúc hang vẫn không suy chuyển. Ông kết luận rằng hang đủ lớn để hấp thụ vụ nổ. Sau đó, ông đã chui xuống độ sâu 3 mét và tìm thấy những vết nứt lớn trên khe đá, là đường dẫn khí lạnh vào trong hang. Dodd cũng cho biết băng đá không chỉ hình thành trong hang mà còn trong những khe nứt.
Du khách chỉ có thể tận hưởng làn khí mát thổi lên từ động băng bằng cách này.
Hiện nay, “mỏ băng” Ice Mine Coudersport đang trở thành địa điểm thu hút khách thập phương đến chiêm ngưỡng hiện tượng lạ lùng “đóng băng giữa mùa hè”. Tuy không thể trực tiếp khám phá hang động nhưng du khách có thể tận hưởng làn khí mát thổi lên từ động băng bằng cách tựa mình vào bục gỗ bao quanh miệng hang.
Theo Linh Lan / Trí Thức Trẻ
Những hiện tượng thiên nhiên kì lạ cả đời chưa chắc bạn đã nhìn thấy một lần
Ngắm hết những cảnh tượng thiên nhiên kỳ lạ này sẽ khiến bạn bất ngờ vì Trái Đất lại có những điều thú vị đến vậy.
1. Đây là hình ảnh một trận bão bùn (mud storm). Hiện tượng này xảy ra khi tia sét đánh vào cột khói của núi lửa khi nó đang trong quá trình phun trào.
2. Còn đây là hình ảnh các vòng tròn bí ẩn hay còn gọi là "Vòng tròn thần tiên" ở trên một vùng đồng cỏ khô cằn ở sa mạc Namib (khu vực Tây nam châu Phi) khi nhìn từ trên cao. Chúng tạo nên bởi những khoảng đất trống khổng lồ hình tròn có đường kính từ 2 đến 15m.
3. Nếu tận mắt chứng kiến cảnh tượng âm u với những đám mây có hình dáng kỳ dị này chắc sẽ khiến nhiều người lo sợ. Tuy nhiên, đây chỉ là một hiện tương thiên nhiên được gọi là Mây gợn sóng Undulatus Asperatus, một dạng mây được liên tưởng với hình ảnh những con sóng cuộn hỗn loạn và dữ dội trên bầu trời và thường là dấu hiệu của một cơn bão đang di chuyển tới. "Mây sóng" hình thành do luồng khí lạnh từ cơn bão nâng khí ẩm lên một cách đột ngột. Khi mưa từ cơn bão rơi xuống thẳng đứng kéo theo không khí lan ra theo chiều ngang và tạo thành những cuộn mây.
5. Đây hoàn toàn không phải là tác phẩm nghệ thuật người ta vẽ trên mặt đất mà là bề mặt của một hồ nước mặn tên là Hồ Magadi. Hồ nằm ở cực nam của thung lũng tách giãn lớn trong lưu vực đá núi lửa đứt gãy, phía bắc hồ Natron, Tanzania. Vào mùa khô, 80% diện tích của nó được bao phủ bởi natri cacbonat và nổi tiếng với các loài chim lội nước, trong đó có chim hồng hạc.
6. Chắc chắn những ô trũng của Hồ Spotted sẽ khiến nhiều người hoang mang về định nghĩa một cái "hồ" mà mình vẫn nghĩ từ trước đến nay. Hồ Spotted nằm ở Osoyoos (British Columbia, Canada) và chứa một số điểm màu sắc rất kỳ lạ có thể nhìn thấy được từ xa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nơi đây chứa hàm lượng cao các khoáng chất như magie, natri sunfat và canxi gây ra các điểm kết tinh trong mùa hè ấm áp. Vì vậy mà hồ này được xem là một trong những hồ nước bí ẩn và tuyệt đẹp trên thế giới.
7. Tại giữa sa mạc Karakum của Turkmenistan là một cái hố khổng lồ luôn hừng hực cháy suốt hơn 40 năm qua và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu sẽ lụi tàn. Hố này có tên gọi là Cánh cửa đến Địa ngục, nhưng thực chất là một mỏ khí thiên nhiên ở Derweze, tỉnh Ahal, Turkmenistan. Trong khi tiến hành khoan năm 1971 các nhà địa chất Liên Xô đã khoan vào một túi khí khiến mặt đất bên dưới dàn khoan bị đổ sụp tạo thành một hố lớn với đường kính 70m. Để tránh khí rò rỉ gây ngộ độc, người ta đã quyết định cách tốt nhất là đốt nó. Tuy nhiên đám cháy này đến nay vẫn chưa kết thúc.
8. Nếu có cơ hội ghé thăm bãi biển Koekohe tại làng Moeraki, New Zealand, bạn chắc chắn sẽ rất ngạc nhiên với hàng trăm khối đá hình cầu hiện ra ngay trước mắt như những quả trứng khủng long hóa thạch như thế này. Trên thực tế, chúng là kết hợp của 3 tác động chính bao gồm: sự xói mòn, sự kết hạch và thời gian tích tụ. Những con sóng liên tục gọt giũa những tảng đá qua hàng thiên niên kỷ và sau đó những hòn đá bùn này bị ăn mòn từ từ theo thời gian tạo thành những viên đá tròn.
9. Tác phẩm này có thể gọi là "Hoa tuyết trên sông". Hiện tượng này xảy ra ở các vùng nước lặng ở biển hoặc hồ. Khi nhiệt độ xuống dưới -22 độ C, bề mặt trên sông sẽ bắt đầu hình thành các bông hoa tuyết tuyệt đẹp.
10. Hiện tượng Mặt Trời đen thực ra được hình hành bởi các con chim sáo đá. Chim sáo đá là một giống chim nhỏ thuộc họ chim sẻ. Hình ảnh bầy sáo đá bay rợp kín trời và tạo nên muôn vàn hình thù kỳ dị khi chúng di cư và vì vậy được ví như "Mặt Trời đen".
11. Bạn có tin đá có thể di chuyển? Hiện tượng này đã xảy ra khu vực thung lũng chết và đến nay vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để lý giải cho sự di chuyển của các hòn đá như do ảnh hưởng của từ trường, gió lốc, những lớp tảo trơn, lớp băng mỏng hay thậm chí là có sự nhúng tay của sinh vật ngoài Trái Đất. Tuy nhiên, vẫn chưa có ai xác nhận các giả thuyết trên và cũng không có người nào thật sự nhìn thấy hòn đá đang di chuyển.
12. Năm 2012, một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh đáy biển nổi tiếng người Nhật tên là Yoji Ookata đã khiến nhiều người bất ngờ khi công bố những bức ảnh về một vòng tròn bí ẩn nằm sâu dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, đến này các nhà khoa học đã tìm ra thủ phạm của những vết tích này không phải là con người, cũng không phải của người ngoài hành tinh mà là những chú cá Fugu nhỏ bé với chiều dài chỉ vài cm ở dưới biển Nhật Bản.
13. Chắc chắn ai nhìn vào đám mây cũng sẽ nhận ra một nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh được các em nhỏ yêu mến, chú gấu Pooh. Sự xuất hiện của gấu Pooh càng đặc biệt hơn khi ngày đó người dân địa phương đã có một sự kiện của trẻ nhỏ ở miền quê Dorset, nước Anh.
14. Kỳ quan "Giant's Causeway" ở Ireland bao gồm 40.000 cột đá núi lửa siêu đối xứng, và là kết quả của một vụ phun trào núi lửa thời cổ đại. Đến nay, đây vẫn là một kỳ quan thu hút khách du lịch từ khắp bốn thương đến ghé thăm.
15. Những đám mây kỳ dị xếp chồng lên nhau mà bạn đang được thấy có tên gọi là mây hình thấu kính. Chúng thường được hình thành bởi sự ngưng tụ của hơi nước ở những vị trí cao trong không khí, thường là ở phía trên những ngọn núi. Hơi nước ngưng tụ khi nhiệt độ giảm và gió thổi chúng vào sườn núi hay những địa hình dốc.
16. Bạn đã bao giờ được nghe đến hiện tượng sét Catatumbo? Đây là một hiện tượng khí quyển ở Venezuela, xảy ra trên đỉnh núi sông Catatumbo. Với những tia sét mạnh xảy ra thường xuyên bên trên một diện tích nhỏ, nơi này được coi như là nơi tạo ra ozone (ở tầng đối lưu) nhiều nhất thế giới. Hiện tượng này bắt nguồn từ những đám mây bão lớn ở độ cao trên 5 km và xảy ra trong suốt 140 đến 160 đêm một năm, 10 giờ một ngày và lên đến 280 lần mỗi giờ.
17. Hằng năm có khoảng 43 triệu con cua đỏ di chuyển ra biển để đẻ trứng. Đặc biệt, đến dịp hiện tượng này xảy ra thì chính quyền địa phương cấm các tuyến đường trong một tuần để không gây trở ngại cho việc di chuyển của chúng.
Theo Cẩm Ly / Trí Thức Trẻ
Kỳ lạ vùng đất bị sét đánh 300 ngày trong năm Bị sét đánh trung bình gần 300 ngày trong một năm, khu vực hồ Maracaibo (bang Zulia, phía tây bắc của Venezuela) được coi là "thủ đô sét" của thế giới. Người dân địa phương gọi đó là "nơi không bao giờ hết bão của Catatumbo" hay "ngọn hải đăng Maracaibo". Việc khu vực này bị sét đánh nhiều và quen thuộc đến...