Hang động khổng lồ có thể là nơi trú ẩn của sự sống ngoài hành tinh
Các hang động khổng lồ hình thành do tác động của dòng chảy dung nham có thể là nơi trú ẩn cho các dạng sống ngoài hành tinh trên các hành tinh khác.
Sau khi các dung nham nóng chảy phun trào ra khỏi Trái đất và và tràn sang các khu vực xung quanh, nó thường để lại những hệ thống hang động khổng lồ dưới lòng đất gọi là các ống dung nham.
Tại Trái đất, chúng trở thành mục tiêu hàng đầu cho các nhà thám hiểm hang động. Các nhà khoa học tin rằng chúng ta cũng nên cố gắng khám phá điều tương tự trên các hành tinh khác bởi hệ thống này có thể cung cấp các dạng sống ngoài hành tinh với một nơi ẩn náu khỏi các điều kiện khắc nghiệt.
Hình ảnh mô phỏng mặt cắt ngang của một hố dung nham trên sao Hỏa. (Ảnh: RT)
Từng có nhiều bằng chứng về hoạt động của núi lửa trên sao Hỏa. Một bài báo đăng tải trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science cũng đề cập tới khả năng các hang động dung nham trên Hành tinh Đỏ có thể chứa đựng bằng chứng về sự sống.
Theo bài báo này, trong khi bề mặt sao Hỏa hiện tại là một vùng đất khô cằn, thiếu oxy, bão hòa, nó từng ẩm thấp, ấm áp và đủ điều kiện để duy trì sự sống.
Các sinh vật có thể tìm cách di cư tới các hang động dưới lòng đất để tìm cách sống sót trên hành tinh này.
“Nếu sao Hỏa từng tồn tại sự sống, các sinh vật có thể đã di chuyển vào nơi tị nạn như vậy khi hành tinh này phát triển và điều kiện bề mặt ngày càng khắc nghiệt”, Sid Perkins – tác giả của bài báo cho hay.
Các chuyên gia cho rằng điều quan trọng hiện nay là cần tìm hiểu thế giới ngầm trên Sao Hỏa và việc này nên để robot phụ trách vì nó quá nguy hiểm đối với con người.
Những vụ núi lửa phun trào khủng khiếp nhìn từ không gian
Núi lửa phun trào khi được nhìn từ không gian là một hiện tượng gì đó rất đẹp, chứ không hề đáng sợ như những gì thực tế chúng gây ra.
Núi lửa phun trào là một trong những hiện tượng khủng khiếp nhất trên hành tinh, có sức mạnh quét sạch mọi thứ từ thiên nhiên đến những gì con người tạo nên. Tuy nhiên núi lửa phun trào nhìn từ không gian lại là một thứ gì đó rất đẹp.
Đỉnh Sarychev là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trong khu vực Kuril, Nhật Bản. Lần phun trào đầu tiên năm 1989 của núi lửa này đã được ghi lại và cung cấp bởi các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2009.
Nằm ở Chile, núi lửa Chaitén phun trào lần đầu tiên kể từ năm 1640 sau đó bắt đầu phun dung nham và tro vào năm 2008. Điều này gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước, biến các thị trấn lân cận cũng như bầu khí quyển ngập trong tro bụi, ảnh hưởng ở khu vực Chile, Argentina và một phần Đại Tây Dương.
Hình ảnh núi lửa Manam phun trào được chụp từ không gian nhìn như những đám mây trắng bồng bềnh. Đây là núi lửa hoạt động mạnh nhất của New Guinea, nó khủng khiếp đến nỗi dòng dung nham đôi khi chảy vào đất liền.
Năm 2010, núi lửa Eyjafjallajokull phun trào. Đám mây tro bụi phủ kín châu Âu, làm gián đoạn việc di chuyển bằng đường hàng không, đặc biệt là ở Anh - nơi các chuyến bay phải hoãn đến 5 ngày.
Hình ảnh được chụp bởi Vệ tinh Terra của NASA cho thấy tro bụi gây ra bởi Eyjafjallajokull lan rộng khắp châu Âu, bao trùm bởi màu trắng xóa.
Được đặt tên là Etna (tiếng Hy Lạp nghĩa là "đốt cháy"), ngọn núi lửa này đã "sống đúng với tên gọi của nó" vào năm 2002. Dung nham núi lửa từ đỉnh cao 3,315 mét và các trận động đất liên quan đã khiến hơn 1.000 người ở khu vực xung quanh phải sơ tán.
Một trong những lợi ích của việc nhìn và chụp núi lửa từ không gian là các nhà khoa học có thể sử dụng tất cả các loại thiết bị để đo lường tác động của chúng. Điều đó có thể được nhìn thấy trong bức ảnh chụp núi lửa Nabro ở châu Phi, chỉ cần thấy khu vực đỏ chói kia là đủ hiểu nó kinh khủng tới cỡ nào.
Mặc dù là núi lửa ở vị trí gây nên tác động mạnh nhất ở Iceland, nhưng người ta không thấy nhiều vụ phun trào từ Grimsvotn. Tuy nhiên năm 2011, Grímsvtn phun tro trải dài hơn 20 km vào không khí, đó là vụ phun trào lớn nhất của núi lửa trong hơn một thế kỷ.
Khi Pavlof bắt đầu phun trào vào ngày 13/5/2013, núi lửa này phun dung nham và tro bụi trải dài hơn 6 km (3,7 dặm) vào khí quyển. May mắn thay, phi hành đoàn trên Trạm vũ trụ quốc tế đã ghi lại được vẻ đẹp tuyệt vời của sự kiện địa chất này.
Núi lửa Klyuchevskaya nằm trên Vành đai Lửa của Thái Bình Dương, nơi có hơn 452 ngọn núi lửa, chiếm 75% tổng số núi lửa trên hành tinh. Tro bụi do núi lửa này tạo nên vào năm 2007 tìm thấy xuất hiện ở tận...Alaska.
Núi lửa Puyehue-Cordón Caulle của Chile không chỉ giúp hình thành vùng đất nơi cư dân gần đó sinh sống mà còn giúp cung cấp năng lượng địa nhiệt cho khu vực. Điều này chứng minh núi lửa không hoàn toàn tiêu cực mà còn có tác động tích cực đến cuộc sống của con người.
Trái Đất Đẹp Vào Ban Đêm Nhìn Từ Trạm Vũ Trụ Quốc Tế ISS | Earth From Space. Nguồn: Youtube
Chuyện lạ: Giật mình giá trị "khủng" của hòn đá bé bằng quả trứng Không chỉ có mức giá không thể tưởng tượng nổi, hòn đá bí ẩn còn phát ra thứ ánh sáng ngoài vũ trụ dưới tia cực tím. Clip hòn đá dạ quang ngoài hành tinh: Người đàn ông may mắn Erik Rintamaki đã phát hiện ra những viên đá kì dị này trên bờ hồ Lake Superior, nằm giữa hồ Whitefish Point và...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tuyệt chủng cách đây 12.500 năm, vừa được hồi sinh

Về ngôi làng ăn chung, dùng đồ chung, tiền kiếm được cho vào quỹ chung

Nhặt được chiếc hộp bị vứt trên vỉa hè, cô gái kinh ngạc khi mở ra xem bên trong

Chuyện lạ ở thị trấn nhỏ: Tài xế 'đánh võng' mới... đúng luật

Cô gái kiếm bộn tiền từ việc đóng giả làm cô dâu

Vi khuẩn có thể giúp xây dựng thành phố trên Mặt Trăng như thế nào?

Rùa khổng lồ lần đầu làm mẹ ở tuổi 100

Loài vật mới quý hiếm chưa từng ghi nhận trên thế giới, vừa được phát hiện ở Việt Nam

Nghĩa địa bí ẩn ở Mỹ nơi 19 quái vật chết cùng nhau

Xôn xao đoạn clip 20 giây ghi lại cảnh tượng lạ trên bờ biển: "Quái vật" xuất hiện khắp nơi, chuyên gia cảnh báo nguy hiểm

Nghề rùng rợn, lóc xương rắn, lột xác chó nhà... bán hàng chục triệu đồng

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, suốt 150 năm mới thấy 7 mẫu vật
Có thể bạn quan tâm

Ukraine đặt ra ranh giới trước khi đàm phán về thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
Thế giới
18:46:42 09/04/2025
Hình ảnh người đàn ông đu mình dưới sông chờ ứng cứu sau khi nhảy cầu tự tử
Netizen
18:33:41 09/04/2025
Lê Phương chia sẻ hình ảnh bên cạnh ông xã Trung Kiên, nói về điều đặc biệt sau 8 năm
Sao việt
18:15:47 09/04/2025
Tom Cruise khiến người hâm mộ 'thót tim' trong trailer 'Mission: Impossible 8'
Phim âu mỹ
17:38:23 09/04/2025
BoA xin lỗi sau ồn ào livestream lúc say xỉn
Sao châu á
17:30:57 09/04/2025
HLV Park Hang Seo được bầu làm Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc
Sao thể thao
17:30:47 09/04/2025
Britney Spears lần thứ hai chia tay bạn trai có tiền án
Sao âu mỹ
17:27:18 09/04/2025
Quyền Linh tiếc nuối khi cô gái xinh đẹp bị từ chối hẹn hò
Tv show
17:24:31 09/04/2025
Bức ảnh đẹp phát sáng của 2 mỹ nhân Việt gây xôn xao cõi mạng
Hậu trường phim
17:18:08 09/04/2025
Hồng Nhung: Âm nhạc, nơi tôi tìm về để giải tỏa những lo âu...
Nhạc việt
17:15:10 09/04/2025