Hang động đom đóm kỳ ảo ở New Zealand
Hang động Waitomo Glowworm khiến du khách như bước vào chuyện cổ tích với ánh sáng lấp lánh, huyền ảo của các con đom đóm.
Hang động đom đóm Waitomo nằm ngay bên ngoài thị trấn Waitomo trên đảo Bắc của New Zealand, là một điểm đến nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan bởi số lượng lớn các đom đóm sống trong các hang động.
Những con đom đóm có tên khoa học là Arachnocampa Luminosa, là loài sinh vật tạo ra một loại ánh sáng màu xanh da trời pha lẫn xanh lá cây và chỉ được tìm thấy tại New Zealand.
Nhiều đom đóm sống trong động. Ảnh: huffingtonpost.
Hang động Waitomo Glowworm được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1887 bởi tộc trưởng tộc người Maori – Tane Tinorau cùng với một điều tra viên người Anh – Fred Mace. Người Maori từ lâu đã biết về sự tồn tại hang động, nhưng các hang động dưới lòng đất chưa bao giờ được khám phá rộng rãi cho đến khi Fred và Tane đi điều tra. Họ làm một chiếc bè bằng thân cây lanh và cầm nến trên tay, cùng đi vào hang động.
Khi đi vào hang, họ thực sự cảm thấy ngạc nhiên bởi thứ ánh sáng lấp lánh của các con đom đóm phát ra từ trần của hang động. Và khi đi sâu hơn vào các hang động hướng tới một bờ kè, họ cũng kinh ngạc bởi những tầng đá vôi. Vui mừng trước các phát hiện của mình, họ đã quay trở lại đây nhiều lần để tiếp tục khám phá. Trong một lần đi một mình, tộc trưởng Tane đã phát hiện ra lối vào phía trên của hang động, chính là lối vào như ngày nay.
Những con đom đóm phát ra một thứ ánh sáng lấp lánh từ trần của hang động khiến du khách cảm thấy vô cùng thích thú. Ảnh: compacttravels.wordpress.
Vào năm 1889, Tane Tinorau đã bắt đầu mở hang, cho khách du lịch vào thăm quan. Tane Tinorau và vợ là Huti thành lập nên một tập đoàn hàng đầu như hiện nay nhờ vào việc thu một khoản phí nhỏ khi du khách vào hang. Kể từ năm 1906, chính phủ tiếp nhận quyền sở hữu hang động, Tane Tinorau và vợ nhận được tỷ lệ phần trăm doanh thu của hang động và tham gia vào việc quản lý và phát triển hang động.
Video đang HOT
Ngoài đom đóm, hang động Waitomo Glowworm còn sở hữu các tầng đá vôi tuyệt đẹp. Ảnh: absolutenewzealand.
Ngoài ra, trên thế giới còn có một vài nơi khác cũng có thể tìm thấy loài sinh vật phát quang nhỏ xíu này là vịnh Toyama ở Nhật Bản và hồ Gippsland ở Australia.
Theo BĐT Tiền Phong
Hang Sơn Đoòng có cảnh đẹp siêu thực trên trái đất
Quy mô đồ sộ cùng thảm thực vật độc đáo trong lòng hang khiến Sơn Đoòng được CN Traveler xếp thứ 6 trong danh sách các cảnh đẹp siêu thực trên thế giới.
Hang Sơn Đoòng, Việt Nam: Hang lớn nhất thế giới có thể chứa trọn các tòa nhà ở Manhattan, Mỹ, cao 40 tầng. Nơi đây có thảm thực vật độc đáo nhờ ánh mặt trời lọt qua các hố sụt, thậm chí hơi nước tạo thành những đám mây trên trần hang. Đây là một thế giới kỳ diệu ẩn dưới lòng đất.
Núi lửa Bromo, Tây Java, Indonesia: Đỉnh Bromo có lẽ là núi lửa nổi tiếng nhất ở công viên quốc gia Bromo Tengger Semeru, với cảnh bình minh ngoạn mục.
Hồ Natron, Monduli, Tanzania: Hồ muối đặc biệt này có nhiệt độ 120 độ C, và độ PH thấp ở mức nguy hiểm. Chính sự xuất hiện của vô số các loài tảo đỏ đã hấp dẫn hàng triệu con hồng hạc đến đây sinh sản.
Hang đom đóm, Waitomo, New Zealand: Những chiếc hang ở đây được hàng nghìn con đom đóm thắp sáng về đêm, khiến cảnh tượng lung linh như một dải ngân hà.
Công viên Namib Naukluft, Namibia: Những trảng cát đỏ rực và cây khô khẳng khiu khiến Namibia có cảnh tượng như trên sao Hỏa.
Núi Vũ Lăng Nguyên, Trương Gia Giới, Trung Quốc: Khu thắng cảnh có diện tích 396 km2 với hàng nghìn cột đá lô nhô ấn tượng, nhiều cột còn cao hơn tòa nhà Empire State ở Mỹ. Đây chính là bối cảnh của thế giới Pandora trong bộ phim bom tấn Avatar.
Jkulsárlón, công viên quốc gia Vatnajkull, Iceland: Hồ băng Jkulsárlón và bãi biển đóng bang ở đây được coi là kỳ quan thiên nhiên của Iceland. Lớp cát núi lửa màu đen làm nền cho những khối băng lấp lánh.
Socotra, Yemen: Những tán cây có hình dáng của vật thể bay lạ khiến Scotra trông như cảnh tượng ở hành tinh khác được mang xuống trái đất.
Suối nước nóng Grand Prismatic Spring, công viên quốc gia Yellowstone, Wyoming: Suối nước nóng có hình dáng như một cầu vồng tròn xoe với các gam màu rực rỡ.
Dos Ojos, Tulum, Mexico: Đây là nơi lý tưởng cho các thợ lặn và du khách ưa cảm giác mạnh trong lòng hang đầy nhũ đá ngoạn mục.
Dallol, Ethiopia: Sự hình thành muối, các suối nước nóng có tính axit, các mạch khí làm cho khu vực thủy nhiệt tuyệt đẹp này trở thành một trong những nơi nóng nhất thế giới, với nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 114 độ C.
Mauna Kea, Hawaii: Nằm ở độ cao 4.206 m so với bãi biển Hilo, đỉnh Mauna Kea hùng vĩ hoàn toàn không dành cho những người yếu tim.
Valle de la Luna (thung lũng Mặt Trăng), Chile: Cảnh quan ở đây đúng như tên gọi, trông giống như trên mặt trăng với những đỉnh núi lởm chởm, sông ngòi khô cạn.
Công viên quốc gia Lencois Maranhenses, Brazil: Với cảnh tượng có một không hai trên trái đất, vùng này khi thì giống như một sa mạc ngập trong nước, khi lại như một hố cát khổng lồ tùy thuộc vào mùa mưa xuất hiện đầu tháng 6.
Sa mạc trắng, Farafra, Ai Cập: Khung cảnh ở đây thoạt nhìn như một vùng tuyết trắng lạnh lẽo, nhưng thực tế đó là vùng sa mạc nóng bỏng ở tây Ai Cập.
Theo Zing News
Hang Sơn Đoòng vào top điểm đến trong lòng đất Bên cạnh Sơn Đoòng, trang Business Insider còn lựa chọn nhiều công trình nhân tạo khác vào danh sách các điểm đến trong lòng đất như công viên Salina Turda hay nhà ga Formosa Boulevard. Sơn Đoòng nằm ở tỉnh Quảng Bình, là hang lớn nhất thế giới với chiều rộng lên tới hơn 90 m, cao hơn 100 m và dài gần...