Hang dơi bí mật có thể hé lộ nguồn gốc nCoV
Các nhà nghiên cứu tìm thấy một chủng virus gần như giống hệt nCoV trong hang dơi ở Vân Nam cách đây 16 năm.
Các nhà nghiên cứu lấy mẫu phân dơi trong hang động. Ảnh: EcoHealth Alliance.
Nhóm chuyên gia từ Viện Vi trùng học Vũ Hán là những người đầu tiên liên hệ dịch SARS với dơi trong nghiên cứu năm 2004 khi tiến vào một hang dơi ở tỉnh Vân Nam. Họ lấy mẫu vật phân dơi hoang dã và nhận thấy dơi là vật chủ mang hàng trăm loại virus corona khác nhau.
Shi Zhengli, nhà vi trùng học đứng đầu nghiên cứu, tiết lộ một trong những chủng đó gần như giống hệt nCoV đang gieo rắc dịch bệnh ở Trung Quốc. Shi tham khảo chéo trình tự bộ gene của nCoV với kết quả năm 2004 và nhận thấy nó trùng khớp 96% với chủng virus tìm thấy trong phân dơi móng ngựa.
Đến ngày 13/2, nCoV đã làm chết hơn 1.300 người và lây nhiễm sang 60.161 người trên khắp thế giới từ khi dịch bệnh bùng phát vào cuối tháng 12/2019. Các nhà khoa học cho rằng virus truyền sang người từ động vật tại một khu chợ ở Vũ Hán, thành phố ở tâm dịch. Tuy nhiên, giới nghiên cứu chưa thể kết luận chính xác loài vật nào truyền nCoV sang người. Dơi là động vật mang virus corona, vì vậy chúng được xếp vào nhóm thủ phạm có thể truyền bệnh cùng với rắn và tê tê.
Nhóm nghiên cứu giữ bí mật vị trí hang dơi. Ảnh: EcoHealth Alliance.
Vị trí cụ thể của hang động trong nghiên cứu năm 2004 được giữ bí mật, nhưng nằm ở Vân Nam, cách Vũ Hán ít nhất 1.700 km. Giáo sư Shi và cộng sự phát hiện gần 3% người dân sinh sống gần hang dơi Vân Nam phát triển miễn dịch với các loại virus.Theo Shi, điều này chứng tỏ các chủng virus có thể và đã truyền virus sang người trong quá khứ, do đó việc tiêm chủng để phòng ngừa virus là khả thi. Dơi móng ngựa là một trong 4 loài dơi trong nghiên cứu kéo dài 5 năm sau khi nhóm của giáo sư Shi quay trở lại hang động lần thứ hai năm 2005.
Video đang HOT
“Năm 2005, chính giáo sư Shi và cộng sự đã chứng minh dịch SARS do một virus ở dơi gây ra và truyền sang người. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi virus corona ở dơi từ sau đó, cảnh báo một số chủng đặc biệt thích hợp gây đại dịch ở người. Trong báo cáo năm 2017, sau gần 5 năm thu thập mẫu phân dơi tại hang động Vân Nam, họ tìm thấy virus corona ở nhiều cá thể thuộc 4 loài dơi khác nhau, bao gồm dơi móng ngựa trung gian, bởi xung quanh lỗ mũi của chúng nhô ra phần da giống chiếc đĩa”, David Quammem, tác giả cuốn Spillover: Animal Infections and the Next Human Pandemic, chia sẻ với trang New York Times.
Các nhà nghiên cứu xem xét một con dơi. Ảnh: EcoHealth Alliance.
Theo Quammem, các nghiên cứu tiết lộ chủng nCoV có nguồn gốc từ Vũ Hán khác biệt với mọi chủng virus corona khác. Theo nghĩa này, nCoV là chủng mới và thậm chí có thể nguy hiểm đối với con người hơn các chủng virus corona khác.
Dù là người tiên phong nghiên cứu về virus corona, giáo sư Shi bị nhiều người Trung Quốc đổ lỗi gây ra dịch bệnh mới nhất. Trong những tuần gần đây, bà trở thành đối tượng của nhiều thuyết âm mưu cho rằng nCoV thoát ra từ một phòng thí nghiệm của Shi ở Viện Vi trùng học Vũ Hán. Số lượt tìm kiếm tên giáo sư Shi hàng ngày trên Internet tăng vọt gấp 2.000 lần trước khi phát hiện dịch, nhưng phần lớn bài đăng trên internet và mạng xã hội Trung Quốc đều tiêu cực. Một số người còn gọi bà là “mẹ của quỷ dữ”, theo tờ SCMP.
Giáo sư Shi kịch liệt phủ nhận các cáo buộc. Tuần trước, bà đã gửi tin nhắn cho bạn bè trên mạng WeChat và khẳng định “Tôi lấy tính mạng để thề virus không liên quan gì đến phòng thí nghiệm”.
An Khang
Theo NZ Herald/VNE
Những người đưa hang Sơn Đoòng ra thế giới
Về miền di sản Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình), du khách trong và ngoài nước cứ ngỡ ở "cõi tiên" khi chứng kiến hệ thống hang động tuyệt đẹp, đa sắc màu như: Tiên Sơn, hang Én, động Thiên Đường, hang Dơi... và đặc biệt là hang Sơn Đoòng.
Tuy nhiên, ít ai biết, người có công lao quan trọng trong việc khám phá ra Sơn Đoòng lại là một phu trầm tên Hồ Khanh (1969, ở thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình). Trong hành trình đi rừng của mình, có một lần tình cờ Hồ Khanh nhìn thấy làn mây trắng đục kèm với gió thốc lớn từ phía trong thổi ra. Tưởng mình đã lạc vào chốn thần tiên nào đó, Hồ Khanh không ngờ, 18 năm sau, Sơn Đoòng được công bố là hang động lớn nhất thế giới.
Bãi cắm trại trong hang Sơn Đoòng - Ảnh: Ryan deboodt.
Hồ Khanh kể: "Năm 1990, lúc đi từ Km 30 của đường 20 Quyết Thắng vào rừng tôi đã nhìn thấy làn mây trắng đục kèm gió thốc lớn từ phía trong thổi ra mát lạnh. Lại gần thì thấy một cửa hang khá lớn, lúc đó phải can đảm lắm mới dám xuống sâu thêm 100m để múc nước uống và sinh hoạt. Tôi cũng nghĩ đơn giản đó là một hang động lớn của cái xứ lắm hang động này nên không bận tâm". Khi Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được thành lập, anh "tạm biệt" rừng trở về quây quần với ruộng nương.
Lần đầu tiên gặp đoàn chuyên gia hang động Hoàng gia Anh đến Quảng Bình khảo sát, anh kể về cái cửa hang có làn mây trắng đục và gió thổi trong hang ra mát lạnh. Ông Howard Limbert, chuyên gia thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã ồ lên kinh ngạc và nhận định đó sẽ là một cái hang khá lớn rồi động viên anh đi tìm lại cửa hang. Suốt hai năm trời với những lần đi rừng từ 8 - 10 ngày, nhưng cái hang mà anh nhìn thấy hơn 15 năm trước vẫn "bặt vô âm tín".
Hồ Khanh và chuyên gia hang động Hoàng gia Anh, ông Howard Limbert đưa Sơn Đoòng ra thế giới.
"Cuối năm 2007, vợ chồng ông Howard Limbert về nước và "giao" lại cho tôi đi tìm cái hang đó, nhưng mãi đến năm 2008 tôi mới thu xếp được công việc rồi đi vào rừng tìm. Sau hai ngày lần mò một mình trong rừng, cửa hang đã hiện ra trước mắt tôi sau chừng ấy năm "lẩn trốn". "Càng bước chân vào hang, tôi như không tin vào mắt mình, vì bên trong là cả những điều kỳ diệu mà tôi chưa từng được thấy bao giờ. Tôi lỗi hẹn với cái hang này lâu quá", anh kể.
Hồ Khanh và ông Howard Limbert được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Một năm sau, đoàn chuyên gia trở lại và Hồ Khanh cùng với ông Howard Limbert chính thức thám hiểm toàn bộ hang động này, đồng thời công bố trên Tạp chí National Geographic về hang lớn nhất thế giới năm 2010. Theo thông lệ quốc tế, đoàn thám hiểm đã đề nghị anh đặt tên cho hang và anh đã đặt là "hang Hồ Khanh", cái tên đó cũng đã được đoàn ghi nhận. Nhưng căn cứ vào địa danh: Hang này được góp ý đặt lại là Sơn Đoòng vì nó nằm ở vùng Hạ Đoòng, thuộc xứ Đoòng. Gần khu vực này, có một bản người dân tộc Vân Kiều sinh sống tên là bản Đoòng, còn Sơn nghĩa là núi.
Từ đó trở đi, Hồ Khanh cộng tác với đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh, hàng năm vào rừng Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng tìm thêm nhiều hang động. Những lần sau này, Hồ Khanh được thoải mái chọn tên hang và đã có rất nhiều cái hang mang tên người thân của ông, như hang Nghĩa (vợ ông), hang Thái Hòa (con), hang Hùng (tên một người bạn)...
Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Ảnh: Jarryd Salem.
Vì những đóng góp của mình, vào tháng 5-2015, Hồ Khanh và chuyên gia hang động Hoàng gia Anh Howard Limbert, người phát hiện, thám hiểm và công bố hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
D.NGỌC - X.SƠN
Theo cadn.com.vn
Những điều cần biết về viêm phổi do nCoV Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Các câu hỏi như virus corona mới (nCoV) nguy hiểm mức nào, lây lan như thế nào, làm sao biết một người nhiễm bệnh... được Bộ Y tế giải thích như sau....