Hãng di động TQ vô danh này sống sót tại châu Phi như thế nào?
Những mẫu điện thoại cơ bản của Simi Mobile có giá khoảng 10-20 USD. Trong khi đó, giá bán smartphone của hãng chủ yếu dưới 50 USD.
Sau 10 năm làm việc tại một số nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc, năm 2013, Ares Chow Yuqing đã thành lập công ty riêng hoạt động trong ngành công nghiệp di động. Tuy nhiên, thay vì lựa chọn thị trường nội địa, ông quyết định phát triển tại Ethiopia.
“Ethiopia là nước có dân số lớn thứ 2 ở châu Phi. Để có thể bán điện thoại tại đây, chính phủ yêu cầu nhà sản xuất phải có nhà máy ở địa phương”, Chow, CEO của Simi Mobile, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn tại trụ sở của công ty tại Thâm Quyến.
Giá rẻ là trọng tâm
Chow đã quyết định xây dựng một nhà máy ở Ethiopia. Thời điểm này, thị trường di động Trung Quốc bùng nổ với hàng loạt tên tuổi như Xiaomi, Oppo, Vivo và Huawei. Hàng trăm thương hiệu khác liên tục ra mắt nhưng chúng nhanh chóng bị đào thải khỏi thị trường vì không thể cạnh tranh nổi với những gã khổng lồ trong nước.
Điện thoại cơ bản của Simi Mobile có giá bán khoảng 10-20 USD. ẢNh: SCMP.
Những thương hiệu bị đào thải khỏi Trung Quốc cũng không thể tấn công sang thị trường châu Phi bởi các hạn chế từ chính phủ. Điều này đã giúp công ty của Chow không phải đối mặt với sự cạnh tranh từ hàng loạt đối thủ khác.
Theo SCMP, châu Phi từ lâu đã trở thành chiến trường cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu smartphone Trung Quốc. Hiện tại, các hãng di động Trung Quốc nắm giữ hơn 53% thị trường.
“Thu nhập bình quân đầu người ở các nước châu Phi rất thấp. Do đó, người dùng quan tâm đến giá bán nhiều hơn thương hiệu”, Nabila Popal, Giám đốc nghiên cứu cấp cao của IDC, nhận định.
Video đang HOT
Ở phân khúc điện thoại cơ bản, Transsion, thương hiệu có trụ sở tại Thâm Quyến, đang nắm giữ 58,7% thị phần. Tiếp theo là Nokia với 9,6% thị phần. Trong phân khúc smartphone, Transsion, Samsung và Huawei lần lượt nắm giữ 34,3%, 22,6% và 9,9% thị phần. Theo IDC, 60% trong số 215,3 triệu smartphone được bán ra tại châu Phi trong năm 2018 là điện thoại giá rẻ.
“Giá rẻ, thời lượng pin dài và sóng mạnh là 3 yếu tố người dùng châu Phi quan tâm nhất khi mua một chiếc điện thoại”, Chow nói.
Hiện tại, Simi có gần 20 sản phẩm điện thoại cơ bản giá 10-20 USD. Trong khi đó, giá bán các sản phẩm smartphone của hãng chủ yếu dưới 50 USD. Chúng được bán ở Ethiopia và chuẩn bị ra mắt nhiều nước khác ở châu Phi.
Khi chọn mua điện thoại, người dùng châu Phi quan tâm đến giá bán, thời lượng pin và khả năng bắt sóng
“Việc chuyển đổi từ điện thoại cơ bản sang smartphone được thúc đẩy bởi các mẫu máy có giá cả phải chăng. Tại các nước châu Phi khác như Nigeria và Kenya, smartphone là công cụ chính để truy cập các dịch vụ Internet. Ngoài ra, sự phổ biến của hệ sinh thái thanh toán điện tử cũng thúc đẩy sự phát triển của smartphone”, Karn Chauhan, nhà phân tích của Counterpoint cho biết.
SCMP nhận định điện thoại cơ bản và smartphone giá rẻ vẫn là những sản phẩm cốt lõi được người dùng quan tâm tại châu Phi. Tuy nhiên, không phải tất cả thương hiệu đều có thể thành công ở phân khúc này. Theo Counterpoint, việc xây dựng kênh phân phối rộng lớn ở châu Phi là một thách thức lớn.
“Để có thể phát triển, các nhà sản xuất cần có hiểu biết sâu rộng về địa lý, nguồn vốn đầu tư lớn và mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác bán lẻ”, Chauhan nói.
Chiến lược hợp tác với chính phủ và các doanh nghiệp Nhà nước
Simi đang mở rộng sản xuất sang nhiều nước châu Phi. Đầu tháng 7, công ty đã liên kết với thương hiệu Engo Holdings, thành lập một nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Namanve, Uganda để lắp ráp smartphone và laptop.
Công ty Trung Quốc cũng tuyên bố đầu tư 15 triệu USD trong năm nay để tăng công suất sản lượng lên 1 triệu thiết bị. Tổng doanh thu của Simi trong năm 2018 đạt 39 triệu USD. Theo Chow, con số này có thể tăng gấp đôi sau khi nhà máy ở Uganda đi vào hoạt động.
Nhà máy của Simi Mobile tại Uganda. Ảnh: SimiMobile.
Simi cũng đang tích cực hợp tác với các công ty viễn thông Nhà nước ở Ethiopia và Cameroon. Ông tin rằng hợp tác chặt chẽ với chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước là chìa khóa để công ty có thể thiết lập chỗ đứng vững chắc tại thị trường châu Phi.
Nhiều nhà phân tích nhận định chiến lược của Chow là khôn ngoan. Chính phủ các nước tại châu Phi thường có xu hướng đột ngột thay đổi chính sách như tăng thuế nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu. Điều đó có thể tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp di động cũng như các hoạt động của hãng.
“Thị trường châu Phi giống như Trung Quốc cách đây 30 năm. Chúng tôi cần hợp tác chặt chẽ với chính phủ cũng như các doanh nghiệp nhà nước để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường”, Chow chia sẻ.
Theo Zing
Khu vực Nam Sahara sẽ có 600 triệu thuê bao di động vào năm 2025
Với mức tăng trưởng thuê bao lên tới 4,6%/năm giai đoạn 2019-2025, khu vực châu Phi phía Nam Sahara là một trong những khu vực có tốc độ phát triển thuê bao điện thoại không dây lớn nhất thế giới.
Ảnh minh họa. (Nguồn: pctechmag.com)
Theo Hiệp hội Di động thế giới (GSMA), số thuê bao di động tại khu vực châu Phi phía Nam Sahara được dự báo sẽ tăng từ con số hiện tại 456 triệu lên 600 triệu vào năm 2025 - tương đương khoảng một nửa số dân trong khu vực bao gồm 46 quốc gia này.
Báo cáo hôm 16/7 của GSMA cho biết với mức tăng trưởng thuê bao lên tới 4,6%/năm trong giai đoạn 2019-2025, khu vực châu Phi phía Nam Sahara được đánh giá là một trong những khu vực có tốc độ phát triển thuê bao điện thoại không dây lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, công nghệ di động thế hệ thứ 3 (3G) được dự báo sẽ cơ bản thay thế công nghệ 2G tại khu vực này trong năm 2019.
Trong các quốc gia châu Phi phía Nam Sahara, GSMA dự báo Nigeria và Ethiopia - hai quốc gia có số dân đông nhất châu Phi - sẽ có tốc độ tăng trưởng thuê bao di động nhanh nhất với tỷ lệ lần lượt là 19% và 11%, nhờ vào cơ cấu dân số trẻ với số lượng người bắt đầu sử dụng di động liên tục tăng trong những năm tới.
Theo GSMA, đây chính là lực lượng sẽ góp phần định hình tương lai ngành viễn thông di động tại khu vực này.
Tuy nhiên, tổ chức gồm 800 nhà mạng thành viên trên khắp thế giới này cho biết diện phủ sóng 4G tại khu vực châu Phi phía Nam Sahara hiện tại chỉ nằm trong khoảng 7%, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ trung bình 44% của thế giới.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do giá bán điện thoại hoạt động trên mạng 4G cũng như cước thuê bao 4G hiện còn quá cao so với thu nhập trung bình của người dân tại đây.
Ngoài ra, việc chính phủ một số quốc gia chậm trễ trong việc cấp tần số 4G cũng đã khiến các nhà mạng chưa thể triển khai cung cấp dịch vụ dữ liệu không dây tốc độ cao này.
Theo GSMA, với xu hướng giảm giá điện thoại 4G cùng việc một số quốc gia đã cam kết cung cấp tần số 4G trong thời gian tới, số thuê bao 4G được dự báo sẽ bắt đầu thay thế dần 3G và 2G trong năm 2023 và đến năm 2025 sẽ chiếm khoảng 25% tổng số thuê bao di động.
Hiện tại, doanh thu từ mảng di động và các dịch vụ liên quan chiếm 8,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia châu Phi phía Nam Sahara./.
Theo viet nam plus
PayU mua lại Red Dot Payment, tấn công thị trường Đông Nam Á Công ty công nghệ tài chính PayU thuộc quyền sở hữu của Naspers đang có kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á sau khi công bố thỏa thuận mua lại phần lớn cổ phần của công ty thanh toán trực tuyến Red Dot Payment (RDP) trụ sở tại Singapore. Naspers nổi tiếng với những khoản kinh doanh và thanh toán...