Hãng đầu tư nhà nước Singapore mua thêm 1 tỷ USD cổ phiếu Alibaba
Temasek Holdings Pte và GIC Pte, hãng đầu tư thuộc sở hữu nhà nước của Singapore, đã mua tổng cộng 1 tỷ USD cổ phiếu của Alibaba Group Holdings Inc.
Cả Temasek và GIC đều đã là nhà đầu tư và là cổ đông lớn của Alibaba. Số cổ phần này được mua lại từ SoftBank Group Corp (Nhật Bản). Đây là lần đầu tiên SoftBank bán cổ phiếu Alibaba sau 16 năm nắm giữ.
“Thương vụ này cho thấy, GIC và Temasek vẫn tự tin vào nền kinh tế Trung Quốc và khả năng tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử cũng như công nghệ tại quốc gia này. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự quan tâm của Singapore với thương mại điện tử tại Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á khác”, Margaret Yang, chuyên gia phân tích thị trường tại CMC Markets (Singapore) cho biết.
Không chỉ sở hữu lượng lớn cổ phiếu tại Alibaba, cả 2 hãng đầu tư có liên quan tới nhà nước Singapore này còn nắm giữ cổ phần tại nhiều công ty Trung Quốc khác. Theo đó, GIC sở hữu 60 triệu cổ phiếu, tương đương 482 tỷ USD tại AAC Technologies Holdings Inc, nhà sản xuất loa mini và thiết bị thu cho di động và sở hữu cổ phiếu của Cheetah Mobile Inc, ChinaCache International Holdings Ltd.
Temasek sở hữu 98 triệu USD cổ phiếu tại Tencent Holdings Ltd. Cả 2 hãng đầu tư này cùng nắm giữ cổ phần tại 21Vianet Group Inc, công ty cung cấp dịch vụ internet.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Video đang HOT
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cú hích lớn cho hàng Việt sang Mỹ
Đến nay Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam.
Cùng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chuẩn bị được hai nước thông qua, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, xuất khẩu cho các doanh nghiệp (DN) hai nước.
Đó là nhận định của TS Võ Trí Thành (ảnh), nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM.
Những con số ấn tượng
. Phóng viên: Thưa ông, có ý kiến nhận định cùng với TPP, chuyến thăm của Tổng thống Obama là cú hích thương mại và đầu tư đối với Việt Nam (VN)?
TS Võ Trí Thành: Chúng ta biết rằng VN và Mỹ là hai thành viên tích cực của TPP. Đặc biệt, việc ký kết những biên bản ghi nhớ, những cam kết về hợp tác kinh tế trong chuyến thăm này là kết quả của nỗ lực hai bên trong nhiều năm qua, trong đó có việc thúc đẩy TPP. Điều đó cũng chứng tỏ niềm tin vào cải cách của VN đang gia tăng. Thực tế là đã có nhiều tập đoàn lớn của Mỹ tìm hiểu và tiếp tục đầu tư vào nước ta. Không phải ngẫu nhiên mà Đại sứ Mỹ Ted Osius nói rằng: "Trong tương lai nhìn thấy được, Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư số một tại VN".
. Ông nhận định gì về thương mại hai nước trong thời gian qua?
Thương mại đã thực sự trở thành điểm sáng nổi bật trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Đến năm 2015 kim ngạch thương mại đạt trên 41 tỉ USD, tức là tăng tới 27 lần so với kim ngạch năm 2001. Riêng với xuất khẩu dệt may, năm ngoái giá trị xuất khẩu của nước ta được 27 tỉ USD thì trong đó gần 50% là xuất khẩu sang Mỹ. Nhiều chuyên gia ước tính khi TPP có hiệu lực, đến năm 2020 xuất khẩu dệt may có thể lên tới 50 tỉ USD.
Đây là những con số ấn tượng. Đến nay Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu số một của VN.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Công ty dầu khí Murphy của Mỹ ký biên bản ghi nhớ hợp tác về dầu khí, năng lượng... vào ngày 24-5. Ảnh: HOÀNG SANG
Còn nhiều dư địa cho hàng Việt
. Ông vừa đề cập đến xuất khẩu của nước ta vào Mỹ. Theo ông, sau chuyến thăm của Tổng thống Obama, triển vọng xuất khẩu của hàng hóa VN vào Mỹ sẽ như thế nào?
Chuyến thăm này cùng với những triển vọng của TPP thì cả VN và Mỹ đều được hưởng lợi. Thời gian qua nhiều mặt hàng của VN như dệt may, giày dép, thủy sản... đã xuất khẩu nhiều vào Mỹ. Nhưng Mỹ là thị trường lớn, còn nhiều dư địa để hàng Việt tiếp tục xuất khẩu mạnh vào thị trường này.
Bên cạnh đó, chúng ta có nhu cầu lớn về máy móc, thiết bị, nguyên liệu. Do vậy hy vọng chúng ta sẽ nhập khẩu được máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất từ Mỹ để qua đó có thể tiếp cận và sử dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường. Đồng thời hy vọng các chuỗi sản xuất lớn của Mỹ cũng sẽ tìm đến VN như một địa điểm sản xuất quan trọng của họ. Từ đây chúng ta cũng kỳ vọng DN Việt sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu.
. Vậy DN VN cần làm gì để có thể tận dụng tốt các cơ hội hợp tác với Mỹ sau những sự kiện lớn này, thưa ông?
Trước hết các DN Việt cần tiệm cận không ngừng chuỗi giá trị cao hơn. Đặc biệt các nhà sản xuất, xuất khẩu phải chú ý đến việc nâng cao trình độ cũng như đảm bảo lợi ích của người lao động, bảo vệ môi trường. Đây là những vấn đề cốt lõi của TPP.
Ở đây cần phải nhắc lại, việc bảo vệ môi trường cũng là giúp các DN Việt tiếp cận tốt hơn nữa tới các thị trường lớn như Mỹ, từ đó tạo ra cú hích lớn cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa VN-Mỹ. Tất nhiên các DN cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm...
. Xin cám ơn ông.
Thứ trưởng Bộ Công Thương TRẦN QUỐC KHÁNH: Nên thành lập bộ phận chuyên trách về thị trường Mỹ Một trong những nội dung quan trọng trong chuyến thăm của Tổng thống Obama là bàn bạc các vấn đề liên quan đến TPP. Chúng tôi cũng rất kỳ vọng sau chuyến thăm của ông Obama, hai nước sẽ có trao đổi để làm thế nào sớm đưa hiệp định này có hiệu lực và tạo ra cú hích lớn cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa VN và Mỹ. Cơ hội tạo ra giữa hai nước khi TPP có hiệu lực sẽ lớn hơn rất nhiều so với thời điểm Hiệp định Thương mại VN-Mỹ (BTA) trước đây. Hiệp định TPP có hiệu lực, gần như 100% thuế nhập khẩu vào Mỹ được dỡ bỏ và chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là cơ hội lớn cho nhiều mặt hàng của ta như giày dép, dệt may, thủy sản, hoa quả, đồ gỗ, hàng tiêu dùng... Để đón nhận cơ hội này, DN Việt cần chủ động hơn trong tiếp cận thị trường Mỹ, lắng nghe phản hồi của thị trường, có điều chỉnh cần thiết để ngày càng tốt hơn. Có thói quen và cách hành xử hợp lý như sẵn sàng nhận lại hàng khi khách hàng không hài lòng. Ngoài ra, cần quan tâm và hiểu vận dụng ngày càng tốt hơn quy định liên quan xuất nhập khẩu vào thị trường Mỹ; thành lập bộ phận chuyên trách để tìm hiểu thị trường này. TRÀ PHƯƠNG ghi Tín hiệu tốt cho doanh nghiệp Việt Hợp đồng mua 100 máy bay giữa VietJet Air và Boeing trị giá 11,3 tỉ USD là tín hiệu rất tốt cho DN Việt. Đây là cơ hội lớn cho các DN Việt tiếp cận được những công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại, bài bản. Điều này còn có ý nghĩa lớn khi chuyển tải thông điệp rằng ngay cả ở những lĩnh vực trước đây vẫn coi là độc quyền chi phối ở một vài DN nhà nước thì hiện đã mở ra những cơ hội mới để tạo ra cấu trúc thị trường mới, cạnh tranh hơn, bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế. TS VÕ TRÍ THÀNH, nguyên Phó Viện trưởng CIEM
CHÂN LUẬN thực hiện
Theo_PLO
Nga ủng hộ tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông Trả lời phỏng vấn Lao Động trước chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Liên bang Nga (16 - 18.5) và dự Hội nghị Thượng đỉnh Nga - ASEAN tại Sochi (19 - 20.5), Đại sứ Nga tiết lộ, tuyên bố Sochi sẽ đưa ra quan điểm thống nhất giữa Nga và ASEAN về an ninh khu vực, kể...