Hãng dầu sa thải 25.000 nhân viên, trả lương giám đốc 18 triệu USD
2015 là một năm khó khăn toàn diện đối với hoạt động kinh doanh lẫn nhân viên của hãng khoan dầu Schlumberger, trừ vị giám đốc điều hành.
Ảnh: Reuters
Theo CNN, CEO Paal Kibsgaard nhận được tổng số tiền là 18,3 triệu USD trong năm 2015, chỉ giảm một chút so với con số 18,5 triệu USD năm trước đó.
Ngoại trừ lương “khủng” cho giám đốc điều hành, chuyện kinh doanh của hãng Schlumberger không được ổn thỏa. Công ty sa thải 25.000 nhân viên, tương đương 20% lực lượng lao động. Doanh thu giảm 27% còn lợi nhuận giảm 41%.
Video đang HOT
Cổ phiếu hãng Schlumberger giảm 18%. Hoạt động kinh doanh yếu kém và việc cắt giảm lao động là kết quả của đợt lao dốc giá dầu.
Lương bổng của Giám đốc điều hành Kibsgaard giảm khiêm tốn là nhờ sự thể hiện tốt của các kế hoạch lương hưu của ông.
Schlumberger là hãng dịch vụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, với số nhân công trước khi cắt giảm vào khoảng 105.000 người với 140 quốc tịch, làm việc ở 85 nước khác nhau. Schlumberger có bốn văn phòng điều hành chính, ở Paris, Oondon, Houston và Hague. Đây là công ty lớn đầu tiên trong ngành công nghiệp dầu thô báo cáo lương bổng của giám đốc điều hành.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Ả Rập Xê Út 'không sẵn sàng' cắt giảm sản lượng dầu
Ả Rập Xê Út "không sẵn sàng" cắt giảm sản lượng dầu, Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Xê Út Adel al-Jubeir tuyên bố sau khi nước này đồng ý với Nga trong thỏa thuận đóng băng hạn ngạch.
Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Xê Út Adel al-Jubeir - Ảnh: AFP
"Các nhà sản xuất khác muốn hạn chế hoặc đồng ý đóng băng sản lượng dầu bơm ra thêm để tác động đến thị trường nhưng Ả Rập Xê Út không sẵn sàng cắt giảm sản lượng. Vấn đề dầu thô được xác định bởi nguồn cung, lượng cầu và các yếu tố thị trường. Ả Rập Xê Út sẽ bảo vệ thị phần của mình và chúng tôi buộc phải nói như vậy", ông Adel al-Jubeir nói với hãng tin AFP.
Ả Rập Xê Út và các nhà sản xuất khác thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã từ chối hạ hạn ngạch để gây sức ép với các bên sản xuất dầu ít có sức cạnh tranh hơn, đặc biệt là các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ.
Song sau khi nỗ lực của OPEC khiến giá dầu rơi 70% từ giữa năm 2014, mới đây Ả Rập Xê Út và Nga cho hay rằng họ sẽ đóng băng sản lượng nếu các nước khác làm điều tương tự.
Venezuela, Qatar và Kuwait là những nước cũng đồng ý với chuyện đóng băng hạn ngạch sau buổi đàm phán diễn ra ở thành phố Doha (Qatar). Đối thủ của Ả Rập Xê Út là Iran cũng gây bất ngờ khi tuyên bố nước này cũng ủng hộ động thái trên. Thông tin khiến giá cả dầu thô tăng vọt.
Dù Tehran không cam kết bất cứ khoản giảm hạn ngạch nào nhưng ý kiến của quốc gia Trung Đông vẫn được xem là quan trọng vì Iran mới chỉ quay về thị trường quốc tế ít lâu sau khi được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
5 lý do khiến thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu thất bại Thỏa thuận đầu tiên trong 15 năm qua giữa các nước thuộc và không thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhằm hỗ trợ thị trường năng lượng có thể không đem lại kết quả gì, theo CNBC. Ảnh: Shutterstock Hôm 16.2, hai nước sản xuất dầu lớn thế giới là Nga và Ả Rập Xê Út đồng thuận đóng...