Hang đá Vân Cương, hang động hàng ngàn năm tuổi lưu giữ hơn 50.000 tượng Phật của Trung Quốc
Được hoàn thành từ thế kỷ VI, đến nay, hang đá Vân Cương vẫn giữ được phần lớn cấu trúc chính với hơn 50.000 tượng Phật lớn nhỏ, có tượng cao lên đến 17 m.
Kiến trúc Trung Hoa nổi tiếng với tài điêu khắc công phu, tuyệt đỉnh và điều đó còn được thể hiện rõ nét thông qua hang động Vân Cương. Được hình thành cách đây hàng chục thế kỷ, thế nhưng, hang đá Vân Cương vẫn giữ được nét đẹp vốn có và sự thiêng liêng của Phật giáo. Bất cứ du khách nào đến đây đều cúi đầu, một phần là vì Phật pháp, một phần là vì công trình quá ư là kì vĩ.
Hang đá Vân Cương được xây dựng từ thời Bắc Ngụy.
Nghiêng mình thán phục trước lối kiến trúc công phu và độc đáo của hang đá Vân Cương
1. Lịch sử xây dựng
Hang đá Vân Cương nằm ở phía Nam chân núi Vũ Châu, cách thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc 16km về phai Tây. Theo lịch sử ghi lại, hang đá Vân Cương được bắt đầu đục khắc vào năm thứ 2 thời Bắc Ngụy (năm 453) và được hoàn thành vào năm 494. Khi triều đinh nhà Ngụy rời đô đến Lạc Dương, công trình vẫn tiếp tục được xây dựng và kéo dài đến giữa những năm Chính Quan (520-525) thì hoàn thành hoàn toàn.
Hang đá Vân Cương có tổng cộng khoảng 51.000 tượng Phật với nhiều kích thước khác nhau.
Do được hang động được xây dựng dưới chân núi nên có cấu trúc chính men theo sườn núi, dài khoảng 1km từ động sang tây với phong cách tạc tượng đầy tinh tế và sắc nét nhưng không kém phần hoành tráng, oai nghiêm. Tính đến nay, do sự bào mòn của thiên nhiên, một phần nào của hang đá Vân Cương không còn được nguyên vẹn. Hiện tại hang động này cò 45 động chính, 252 động nhỏ bao gồm khoảng 52.000 pho tượng đá. Năm 2001, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận hang đá Vân Cương của Trung Quốc là Di sản văn hóa thế giới.
Bức tượng lớn nhất cao khoảng 17m, bức tượng nhỏ nhất cao khoảng 10cm.
2. Lối kiến trúc độc đáo, có một không hai của hang động Vân Cương
Toàn bộ quần thể hang đá Vân Cương được chia làm ba phần là Đông, Trung và Tây, đặc biệt trong động có các khám thờ Phật được tạc dày như tổ ong. Phần phía Đông chủ yếu là các tháp thường được người địa phương gọi là động tháp. Để sắp xếp không gian hợp lí để đặt các pho tượng nên mỗi động đều được chia thành hai gian trước và sau, ở giữa là Phật tổ, vách đôngj và đỉnh động được trang trí các bức phù điêu khá dày đặc. Phía Tây cũng là phai cuối của hang động nên chủ yếu là các hang động nhỏ, là nơi trưng bày các tác phẩm sau khi Bắc Ngụy rời đô về Lạc Dương (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay).
Tổng thể hang đá Vân Cương.
Video đang HOT
Nhiều người dân bản địa cho rằng, nếu như toàn bộ các tượng trong hang đá Vân Cương đều được tạc ở trong lòng núi, thì riêng động thứ 20 tính từ Đông sang Tây là động lộ thiên, ở giữa chính là tượng Thích ca ngồi có chiều cao lên tới 13,7 m. Đây được coi là tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc trong hang động Vân Cương khi bức tượng này đã toát lên được cái phần hồn của Phật Thích ca. Tượng có khuôn mặt tròn trịa đầy đặn, bờ vai to rộng, tạo hình hùng vĩ, khi mặt trời lặn, những tia nắng cuối ngày từ phai Tây rọi lại căng tăng thêm vẻ thâm trầm, linh thiêng của Phật.
Bức tượng Thích ca ngồi là bức tượng tiêu biểu cho kiến trúc điêu khắc Vân Cương.
Hang đá Vân Cương là một trong những ví dụ tiêu biểu thể hiện được tài hoa tột bậc của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa. Công trình này không đơn thuần là sự kế tục và phát triển nghệ thuật điêu khắc truyền thống của thời kỳ Tần – Hán mà còn thể hiện được sự tiếp thu và kết hợp với tinh hoa nghệ thuật của Phật giáo, tạo nên một phong cách độc và lạ, hiếm có công trình Phật giáo nào đạt được ngưỡng như thế này. Phong cách này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nghệ thuật của thời kỳ Tùy – Đường sau này.
Hang đá Vân Cương chính là mở đầu cho sự phát triển của kiến trúc điêu khắc Trung Hoa.
Dù đã trải qua sương gió, mưa nắng của hàng chục thế kỷ, thế nhưng phong cách điêu khắc ở hang động Vân Cương vẫn cho thấy nó có một vị trí rất quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa từ xưa đến nay, là sự kết hợp quý giá giữa văn hóa Trung Quốc với văn hóa của các quốc gia châu Á khác.
Dù trải qua sự bào mòn của thời gian thế nhưng hang đá Vân Cương vẫn giữ được hầu hết các di tích.
Cách tạo hình và tạc tượng của hang đá Vân Cương vẫn rất hùng vĩ và có sự phong phú, đa dạng về kiểu dáng và cả nội dung. Dựa vào những hiện vật được khai quật, các nhà sử học đã chia việc xây dựng công trình này thành ba thời kì: thời kỳ đầu, thời kỳ giữa và thời kỳ cuối. Thời kỳ đầu mang phong cách mộc mạc củ vùng đồi núi phai Tây, điển hình là hang Đàn Diêu. Thời kỳ giữa có những đường nét tỉ mỉ, cách tạo hình phức tạp, sang trọng được thể hiện qua những trang phục được điêu khắc trên các bức tượng. Thời kỳ cuối thì chủ yếu là tạc những bức tượng nhỏ nhưng lại được khắc vô cùng tinh xảo với tỷ lệ người cân đối, nét mặt thanh tú. Ngoài những bức tượng Phật, trong hang động còn có những bức tượng có hình dáng đang múa hát, đánh đàn,… những bức tượng này cũng thể hiện tư tưởng Phật giáp và phản ánh đời sống xã hội thời Bắc Ngụy.
Hang đá Vân Cương trải qua ba thời kỳ xây dựng mới hoàn thành.
Thông qua những bức tượng này, chúng ta hiểu được thời Bắc Ngụy là thời điểm Phật giáo Ấn Độ đang du nhập và phát triển mạnh mẽ ở đất nước Trung Quốc. Với phong cách tạc tượng và cách tạo hình đã cho thấy sự học hỏi và tiếp thu một nền văn hóa khác vượt qua lanh thổ của quốc gia, đây là một điều rất đáng ngưỡng mộ vào thời kỳ đó. Các hang động tượng sau này như hang Mạc Cao và hang Long Môn đều chịu ảnh hưởng nặng nề về phong cách của hang đá Vân Cương ở Sơn Tây.
Các hang động nhỏ ở hang đá Vân Cương.
Có thể nói, hang đá Vân Cương mang nhiều ý nghĩa đối với người dân Trung Hoa. Thứ nhất, công trình là một di tích lịch sử kiến trúc đã tồn tại rất lâu, từ thời Bắc Ngụy cách đây khoảng 15 thế kỷ. Thứ hai, công trình chính là minh chứng cho việc Phật giáo đã du nhập vào Trung Quốc và ảnh hưởng nhiều đến văn hóa của người dân địa phương. Nếu bạn du lịch Trung Quốc thì không nên bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng hang động Vân Cương, hang động chứa hơn 51.000 tượng phật được tạc hoàn toàn bằng tay.
Hang đá Vân Cương là di tích lịch sử quý giá của Trung Quốc.
Cô gái Việt du lịch Tân Cương giữa Covid-19
Trong suốt hành trình một tháng, Kiều Phùng đã phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 khoảng 30 lần.
Kiều Phùng (24 tuổi) đang sinh sống và làm việc tại Bắc Kinh. Cô chia sẻ, hiện nay dịch Covid-19 ở Trung Quốc đã được kiểm soát tốt, du lịch nội địa cũng hồi sinh trở lại. Vì vậy vào tháng 5, cô cùng bạn có chuyến đi tới tỉnh Thanh Hải và phía bắc của khu tự trị Tân Cương trong thời gian gần một tháng. Nơi đây đẹp nhất vào tháng 3 hoa hạnh, hoa mơ nở, tháng 6-7 những cánh đồng oải hương tím bạt ngàn và tháng 8-9 là mùa thu lá vàng, nhưng du lịch "trái mùa" cũng giúp cô gái Việt có thêm những trải nghiệm mới mẻ.
Sau 10 ngày tham quan tỉnh Thanh Hải, cô đi từ thành phố Mangya đến Tân Cương. Vị trí địa lý 2 nơi khá gần nhau nhưng đường đi xe không có, đặc biệt có nhiều bò yak và chó sói nên nhóm cô đi ngược lên tỉnh Cam Túc để đến thành phố dưa lưới Hami. Bắt đầu từ đây, cứ mỗi lần đến một huyện, một thành phố của Tân Cương cô đều phải thực hiện khai báo y tế, mà theo lời cô là "như hỏi cung" và xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2. Trung bình mỗi lần mất khoảng một tiếng, ngoài ra là nhiều trạm xét nghiệm khác ở khách sạn, quán ăn. Trong suốt hành trình tham quan cô đã phải thực hiện xét nghiệm khoảng 30 lần. "Với cách kiểm tra gắt gao như vậy, ở đây có lẽ đến ruồi cũng không thể bay lung tung", cô cười và nói.
Dịch bệnh được kiểm soát rất chặt chẽ, ở Tân Cương di chuyển bất kỳ huyện, thành phố nào đều phải xét nghiệm Covid-19.
Điểm đầu tiên cô tới là Urumqi, thủ phủ của Tân Cương, để nghỉ ngơi và tham quan. Cô nhận xét đường xá, công trình kiến trúc ở đây rất giống Quảng Châu nhưng chưa sầm uất bằng. Ở đây cô chủ yếu đi thăm khu chợ lớn nhất thế giới Grand Bazaar, nơi có khoảng 3.000 gian hàng đồ may mặc, đồ gốm, trang sức, nhạc cụ... Nơi đây cũng được cho là cổng vào Con đường tơ lụa.
Điểm đến tiếp theo là vườn quốc gia Keketuohai, nơi không quá nổi tiếng với khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên ở đây có quặng đá quý lớn nhất Trung Quốc và suối nước nóng mà người dân lan truyền rằng uống vào sẽ được sống lâu trăm tuổi.
Điểm đến thứ ba của cô là làng Hà Mộc, hồ Kanas. Làng Hà Mộc vào tháng 5 rất xơ xác, nước suối mới tan băng nên đục ngầu. Nhưng trên đường đến đây cô lại được chiêm ngưỡng những thảo nguyên mênh mông, đàn cừu, bò ung dung gặm cỏ, phía xa xa là núi tuyết. Tới hồ Kanas, cô như "đánh rơi tâm hồn" vì đứng trước dòng nước xanh ngắt, nổi bật giữa nền trời xanh trong. Vé tham quan Hà Mộc là hơn 100 tệ còn Kanas là 253 tệ.
Những ngày tiếp theo, Kiều Phùng tới với hồ Sayram, nơi được mệnh danh là "Giọt lệ cuối cùng của Đại Tây Dương". Ở đây cô gặp phải mưa tuyết, không thể dùng flycam chụp ảnh, quay phim mà tranh thủ chơi đùa cùng đàn lạc đà lông. Đây cũng là điều mà cô tiếc nuối vì đã du lịch trái mùa, khi 2 tháng nữa nơi đây sẽ là biển hoa.
Lái xe từ hồ Sayram với huyện Huocheng, băng qua cầu đắt nhất Trung Quốc - Quả Tự, cô được chiêm ngưỡng khung cảnh thảo nguyên bạt ngàn và núi tuyết. "Mình chỉ có thể lái xe chầm chậm để ngắm vì khung cảnh không thể rời mắt, có lẽ vì xây ở nơi như trong phim nên cây cầu mới đắt như vậy", cô nói.
Tới Huocheng là huyện hoa oải hương của Tân Cương, dù chưa được ngắm hoa nở nhưng ở đây ngôi nhà nào cũng sơn màu tím của hoa, thích hợp để du khách chụp lại những bức hình đẹp. Những cánh đồng oải hương ở đây sẽ nở rộ nhất vào tháng 6, hoa sẽ được thu hoặc để làm hoa khô, túi ướp hương.
Ngày tiếp theo Kiều Phùng tới phố cổ Kazanqi, huyện Y Ning. May mắn ngày đến đây cũng là ngày Tết của dân tộc thiểu số ở Tân Cương, cô được hòa vào không khí vui tươi, cuộc sống đầy ắp màu sắc, tiếng cười của người dân. Đặc biệt từ trẻ nhỏ tới người già, ai cũng rất mến khách, luôn tươi cười chào đón họ. Du khách cũng không nên bỏ lỡ dịp chụp ảnh với những bức tường xanh da trời, tượng trưng cho bầu trời và sự tinh khiết.
Đến thảo nguyên Kalaqun, cô phải thất vọng một lần nữa vì giữa thời khắc chuyển đông sang xuân, nước hồ thay vì màu xanh lại đục ngầu, những đồng cỏ loang lổ chưa mọc hết. Nhưng cũng vì thế mà cô đổi lịch trình và đến được thảo nguyên Tangbula, nơi đẹp nhất trong chuyến đi. Nơi đây chưa khai thác du lịch nhiều nên đường đi rất xấu, lỗ chỗ ổ voi, ổ gà, thông thường chỉ những người đi phượt mới tìm đến đây.
Đến được Tangbula, trước mắt cô là dòng nước sông xanh đầy mê hoặc dù đang mùa tan băng. Trên đồng cỏ xanh, cô chơi đùa cùng bò yak, chuột chũi và cáo trắng. Từ đây, đoàn có thể thuê ngựa lên hồ Tiên Nữ cách đó khoảng 4 km đường núi nhưng vì mưa và càng lên cao càng lạnh nên phải bỏ lỡ.
Dù thất vọng với thời tiết "không chiều lòng người", cả nhóm vẫn quyết định về nghỉ ngơi lấy sức, hôm sau tiếp tục đến với thảo nguyên Nalati (Na Lạp Đề). May mắn khi vừa qua cổng vào thì trời đang âm u bỗng hửng nắng, trên thảo nguyên xanh là tuyết rơi nhẹ. Nalati chia thành 3 tuyến đường lên 3 thảo nguyên khác nhau, cả đoàn lựa chọn vào thảo nguyên Không Trung. Tháng 5 là mùa hoa dại nở ngập khắp thảo nguyên với hàng chục loại hoa, cũng là mùa Nalati đẹp nhất. Kiều Phùng cho biết đây cũng là lý do cô nhất định phải tới đây.
Cô chụp ảnh cùng những bông bách hợp dại còn xót lại từ đợt nở tháng 4. Bách hợp theo quan niệm của người dân Tân Cương là sự may mắn, vì nở ở rất ít nơi.
Nhóm dự định sẽ tới thăm thảo nguyên cuối cùng Bayinbuluke trước khi theo quốc lộ Duku tới phía Nam của Tân Cương. Tuy nhiên vì dịch Covid-19, làng Bayinbuluke không cho người nước ngoài vào hay đi qua, vì vậy cả nhóm phải đi đường vòng gần 2.000 km để tới Nam Cương và tham quan điểm cuối cùng là thành phố dưa gang Tulufan. Kiều Phùng cho biết dự định nhóm sẽ tới huyện biên giới Taxkorgan nhưng giữa tháng 5 dịch bệnh bùng phát ở Quảng Châu, do có lịch sử đi lại ở địa phương này cách đây 2 tháng nên nhóm chủ động kết thúc hành trình sớm.
Chuyến đi một tháng giữa Covid-19 nhiều sự cố, đường đi vất vả nhưng Kiều Phùng cho biết rất ý nghĩa. Cô được ngắm nhìn tuyết rơi khi hoa mùa xuân đang đua nở, những thảo nguyên bao la như "thiên đường hạ giới". Đặc biệt, trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, du lịch Tân Cương thật ra rất an toàn, người dân ở đây hiền hòa, mến khách, đặc biệt yêu thích âm nhạc và nhảy múa. Phần lớn người dân ở khu vực thảo nguyên đều chăn cừu, chăn bò và có cuộc sống thong thả, trái với sự vội vã thường thấy của người sống tại các đô thị lớn.
Về ẩm thực, Kiều Phùng cho biết người dân chủ yếu ăn thịt cừu, các loại mỳ thay vì cơm gạo, vì vậy cô không hợp khẩu vị và bị sụt 5 kg. Cô chỉ uống cà phê và ăn vặt theo thói quen. Các danh lam thắng cảnh theo nhận xét của cô phần lớn đã thương mại hóa nên không thực sự hoang sơ như nhiều người tưởng tượng. Dù vậy, cô cho biết dường như "phải lòng" Tân Cương, vì vậy trong năm sẽ tiếp tục các chuyến đi tới đây, để ngắm nhìn mùa hoa nở trên thảo nguyên.
Choáng ngợp với 7 bức tượng lớn nhất thế giới Những bức tượng hùng vĩ nhất thế giới sẽ khiến du khách cực kỳ choáng ngợp khi tận mắt chiêm ngưỡng. 1. Tượng thần đầu voi Ganesha, Thái Lan Tượng thần đầu voi Ganesha đặt tại đền Rattanaram ở Chachoengsao (Thái Lan). Tượng có màu hồng có cao 16m dài 22m. Voi thần Ganesha biểu tượng cho sự thoải mái, hạnh phúc và...