Hàng container thông qua cảng biển đạt 4,5 triệu TEU
Kiến nghị điều chỉnh tăng 30% giá dịch vụ cảng biển
Từ đầu năm đến nay sản lượng hàng hóa thông qua cảng bằng tàu biển đạt 66,5 triệu tấn, tăng 5%. Riêng hàng container ước đạt 4,5 triệu TEU tăng 20%.
Xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng TCIT.
Video đang HOT
Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 15.198 tỷ đồng, đạt 83% kế hoạch năm, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó doanh thu dịch vụ cảng ước đạt 4.644 tỷ đồng, đạt 103,4% kế hoạch năm, tăng 24,3%.
Thống kê từ Hiệp hội Cảng biển Việt Nam cho biết, nếu như trước đây hàng hóa của khu vực phía Nam chủ yếu qua cảng Cát Lái thì hiện tỷ lệ qua cảng này chỉ còn 60%, 40% còn lại qua Cái Mép-Thị Vải (CM-TV). Với thành tích này, CM-TV tiếp tục nằm trong nhóm cảng biển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, với mức tăng khoảng 22%/năm.
Hàng container qua cảng biển giữ đà tăng trưởng cao
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt hơn 535,7 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020.
Tàu cập bến bốc dỡ hàng hóa tại cảng Tân Cảng - Cái Mép (Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh minh họa: Trọng Đức/TTXVN
Thời gian qua, dù hàng hóa thông qua một số cảng biển lớn khu vực phía Nam chịu tác động mạnh của dịch COVID-19, song tổng khối lượng hàng container qua cảng biển cả nước vẫn duy trì mức tăng trưởng hai con số, ước đạt gần 18,6 triệu TEU, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng xuất khẩu ước đạt hơn 6 triệu TEU (tăng 13%), hàng nhập khẩu ước đạt hơn 6,1 triệu TEU (tăng 18%), hàng nội địa ước đạt hơn 6,3 triệu TEU (tăng 13%).
Trước đó, trong 8 tháng đầu năm 2021, hầu hết khu vực cảng biển có khối lượng hàng container thông qua lớn đều có mức tăng trưởng dương như: khu vực Vũng Tàu tăng 28%, khu vực Đồng Nai tăng 17%, khu vực TP Hồ Chí Minh tăng 11%, khu vực Hải Phòng tăng hơn 15%.
Một số khu vực cảng biển dù thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhưng có lượng hàng thông qua rất lớn và giữ mức tăng trưởng như: khu vực TP Hồ Chí Minh tăng hơn 7%; khu vực Vũng Tàu tăng 5%; khu vực Hải Phòng tăng gần 11,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Cũng liên quan đến cảng biển, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.
Theo đó, hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn mới sẽ được phân thành 5 nhóm, thay vì 6 nhóm cảng biển như giai đoạn trước.
Nhóm cảng biển số 1 gồm 5 cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Nhóm cảng biển số 2 gồm 6 cảng biển: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
Nhóm cảng biển số 3 gồm 8 cảng biển: Đà Nẵng (gồm khu vực huyện đảo Hoàng Sa), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa (gồm khu vực huyện đảo Trường Sa), Ninh Thuận và Bình Thuận.
Nhóm cảng biển số 4 gồm 5 cảng biển: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Long An.
Nhóm cảng biển số 5 gồm 12 cảng biển: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang.
Theo quy hoạch được phê duyệt, tổng nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 313.000 tỷ đồng và được huy động chủ yếu từ nguồn ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung cho hạ tầng hàng hải công cộng; khu vực trọng điểm, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư...
Đến 2030, cần hơn 300.000 tỷ đồng đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng biển Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Đáng chú ý tại quy hoạch được phê duyệt, tổng nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 313.000 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ...