Hàng container qua cảng biển Việt Nam tăng 18%
Đại diện Cục Hàng hải Việt Nam vừa cho biết, theo thống kê, sản lượng hàng hóa container qua hệ thống cảng biển Việt Nam trong 8 tháng năm 2021 vẫn có mức tăng trưởng hai con số với mức tăng 18% so vơi cùng kỳ năm 2021, ước đạt gần 16,8 triệu TEUs.
Tàu cập bến bốc dỡ hàng hóa tại cảng Tân Cảng – Cái Mép (Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn) tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Theo đó, hàng xuất khẩu ước đạt hơn 5,4 triệu TEUs, tăng 16%; hàng nhập khẩu ước đạt hơn 5,5 triệu TEUs, tăng tới 21% so với cùng kỳ năm trước.
Một số khu vực cảng biển có sản lượng hàng container thông qua cao nhất tính trong 7 tháng năm 2021 như: khu vực Quảng Nam tăng hơn 115%, khu vực Mỹ Tho tăng 41%, khu vực Hải Phòng tăng hơn 17%, khu vực TP Hồ Chí Minh tăng gần 16%.
Bên cạnh đó, một số khu vực cảng biển có lượng hàng container giảm mạnh như: khu vực Quảng Ninh giảm 98%, khu vực Đà Nẵng giảm 38%, khu vực Cần Thơ giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 8 tháng năm 2021, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt hơn 480,4 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Mức tăng này thấp hơn các tháng trước do một số khu vực cảng biển có lượng hàng thông qua lớn khu vực phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về các giải pháp cấp bách liên quan đến nguồn lao động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hạn chế sự đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng trong đại dịch COVID-19. Theo đó, đáng chú ý là Bộ Giao thông vận tải yêu cầu thống nhất quy định về điều kiện đi lại cho công nhân cảng trong mùa dịch.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, việc thực hiện giãn cách nhiều địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ để phòng, chống sự lây lan của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến lực lượng công nhân, người lao động của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cảng biển nói chung.
Đơn cử, tại cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh), thời điểm căng thẳng nhất, lực lượng lao động cần kíp cho sản xuất đã bị thiếu hụt 50%, chỉ còn 250 người do đội ngũ công nhân có nhiều người nằm trong các khu dân cư bị phong tỏa, quy định hạn chế đi lại giữa các địa phương có dịch.
Video đang HOT
Trong khi đó, lực lượng nhân sự cần thiết bắt buộc phải có mặt tại hiện trường duy trì hoạt động khai thác trong ngày (3 ca sản xuất tiếp nhận trung bình 12 chuyến tàu container xuất nhập khẩu) là 500 người, chưa kể nhân viên hải quan, hãng tàu và cơ quan quản lý nhà nước liên quan.
Để giải quyết bất cập trên, Cục Hàng hải Việt Nam, doanh nghiệp cảng và hiệp hội cảng biển đã gửi kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét cho phép số lượng lao động cần kíp trong dây chuyền sản xuất của cảng nếu không cư trú tại các khu vực bị phong tỏa được phép lưu thông đến cảng làm việc.
Trong một diễn biến liên quan, nhận định các kịch bản phát triển cảng biển phía Nam gắn với tình hình kiểm soát dịch COVID-19, đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, thời gian qua, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết được phát huy, hoạt động xuất nhập khẩu từ đầu năm đến nay tăng trưởng tích cực.
Dự báo, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn khởi sắc trong những tháng cuối năm, kéo theo tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển khi dịch bệnh sớm được kiểm soát, các hiệp định thương mại tự do được thực hiện toàn diện, hiệu quả.
Trên cơ sở phân tích, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng của các cảng biển khu vực phía Nam. Trong đó, kịch bản số 1, dịch COVID-19 tại Việt Nam được kiểm soát vào cuối quý III/2021, vaccine phòng dịch được tiêm chủng trên diện rộng, doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trở lại, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực TP Hồ Chí Minh sẽ tăng từ 5 – 7%, khu vực Cái Mép sẽ tăng từ 12 – 15% so với 6 tháng đầu năm. Nguyên nhân do các hãng tàu chủ động điều chuyển hàng hóa từ TP Hồ Chí Minh ra để đảm bảo nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp.
Kịch bản thứ 2, dịch bệnh được kiểm soát vào đầu quý IV/2021, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực TP Hồ Chí Minh dự báo tăng từ 3 – 5%, khu vực Cái Mép tăng từ 15 – 17% do hãng tàu, khách hàng tăng cường chuyển đổi hàng hóa về Cái Mép và TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai quy định thu phí hạ tầng cảng biển từ tháng 10/2021.
Còn kịch bản thứ 3 là dịch bệnh được kiểm soát vào giữa quý IV/2021, doanh nghiệp dần phục hồi sản xuất vào các tháng cuối năm với đà phục hồi chậm hơn so với thời điểm thông thường do ảnh hưởng thời gian dài giãn cách. Dự kiến, sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển TP Hồ Chí Minh và Cái Mép sẽ tương đương với 6 tháng đầu năm.
Để chuỗi cung ứng logistics hàng hóa qua đường biển không bị 'đứt gãy'
Trao đổi với phóng viên TTXVN ngày 10/8, ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua các biển của Việt Nam vẫn được đảm bảo.
Cảng Quốc tế Lạch Huyện, Hải Phòng. Ảnh: Đức Nghĩa/TTXVN phát
Tuy nhiên, hoạt động này sẽ tỷ lệ thuận với tình hình kiểm soát dịch COVID-19. Nếu dịch COVID-19 được kiểm soát tốt trong thời gian tới, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ đảm bảo ổn định. Cục Hàng hải Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo chuỗi cung ứng logistics qua đường biển không bị "đứt gãy".
Ông Hoàng Hồng Giang cho biết, sản lượng xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng biển của Việt Nam tính đến giữa tháng 7 vẫn tăng trưởng tốt. Nhưng, theo dự báo trong nửa cuối tháng 7 và tháng 8, sản lượng có thể bị giảm sút tại khu vực phía Nam là nơi nhiều tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội.
Theo số liệu của Cục Hàng hàng Việt Nam công bố trước đó, 7 tháng năm 2021, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam hơn 425 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, hàng xuất khẩu đạt hơn 106 triệu tấn, tăng 9%; hàng nhập khẩu đạt hơn 133 triệu tấn, tăng 2%; hàng nội địa đạt gần 184 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng hàng container, sản lượng thông qua cảng biển ước khoảng 14,7 triệu TEUs, tăng tới 21% so với cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là mức tăng trưởng hàng container cao trong vài năm trở lại đây.
Về vấn đề giá cước vận tải biển và phụ phí liên tục tăng thời gian qua, theo lý giải của các chuyên gia kinh tế, vận tải biển quốc tế là một chuỗi logistics từ nơi sản xuất đến nơi phân phối. Nhưng đến thời điểm này, Việt Nam chỉ có 38 chiếc tàu container, chiếm 3,7% trong cơ cấu đội tàu vận tải.
Trong bối cảnh vận tải hàng hóa theo xu hướng container hóa, thị phần của đội tàu Việt Nam ngày càng nhỏ và đến năm 2020 chỉ còn 5%. Hiện có 95% thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào 40 hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam. Thế nên, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không có cơ hội lựa chọn, buộc phải chấp nhận các điều kiện và chi phí do hãng tàu nước ngoài đưa ra.
Vì vậy, để chủ động nguồn container, giảm bớt lệ thuộc và giành lại thị phần từ tay các hãng tàu nước ngoài, Việt Nam cần tập trung đầu tư đội tàu vận tải biển đủ mạnh và xây dựng nhà máy sản xuất container để đón đầu xu hướng xuất siêu ngày càng tăng trong tương lai.
Về hiện trạng đội tàu vận tải biển của Việt Nam, ông Hoàng Hồng Giang thông tin, hiện nay đội tàu này mới chỉ đảm bảo được các tuyến ngắn đi nội Á, tuyến dài vẫn chưa đủ năng lực tham gia. Cụ thể, đội tàu Việt Nam tham gia chủ yếu các tuyến đi châu Á, Đông Nam Á, trong khi đó tuyến đi xa nhất mới đến được Australia.
Cục Hàng hải Việt Nam đánh giá, nguyên nhân là do đội tàu nước ngoài ngày càng được nâng trọng tải với hành trình vận tải khép kín giữa các châu lục. Trong khi đội tàu trong nước nguồn vốn hạn chế, doanh nghiệp chỉ đầu tư tàu trọng tải nhỏ.
Cụ thể trong khi trên thế giới, loại tàu container đã phát triển đến tàu có sức chở trên 20.000 TEUs thì doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư được tàu có sức chở trung bình khoảng 800 TEUs và tàu lớn nhất là gần 1.800TEUs.
Theo lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam, tại Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 ban hành mới đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì nghiên cứu xây dựng, phát triển đội tàu biển quốc tế Việt Nam nhằm giảm chi phí, nâng cao tính chủ động cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Thời gian tới, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ nghiên cứu, tham mưu các giải pháp cụ thể. Trong đó, có việc tạo điều kiện thông thoáng để chủ tàu Việt Nam có thể mua ngay. Hoặc, sau khi mua có thể bán ngay để "chớp" lấy cơ hội mua tàu có hiệu quả khai thác tốt hơn.
Nhiều chuyên gia kinh tế vẫn bảo lưu quan điểm rằng, do phần lớn hàng xuất khẩu bằng đường biển của nước ta lâu nay phụ thuộc vào các tàu nước ngoài, cho dù, qua kiểm tra, các cơ quan chức năng không phát hiện được dấu hiệu thao túng thị trường của các hãng tàu nước ngoài. Nhưng, dư luận không khỏi băn khoăn trước hiện tượng cước phí liên tục leo thang gấp tới 10 lần trong gần 2 năm qua.
Thực tế, nhiều hãng tàu bất chấp khách hàng khó khăn, cố tình nâng giá thuê vận chuyển khiến cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước chịu nhiều thua thiệt. Vì vậy trước khi nghĩ đến các giải pháp nâng cao năng lực đội tàu nội, trước mắt cần thực hiện ngay các giải pháp kiểm soát giá dịch vụ tàu biển qua việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Về vấn đề này ông Hoàng Hồng Giang cho biết, Bộ Giao thông vận tải đang cho rà soát, bổ sung các quy định để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hãng tàu container hoạt động tại Việt Nam.
Cùng với đó, Bộ Giao thông vận tải cũng đề ra các giải pháp nâng cao quản lý giá dịch vụ; trong đó, có việc đề nghị Bộ Tài chính xem xét sửa đổi, bổ sung quy định về giá cước và các loại phụ phí thu ngoài giá cước mà hãng tàu thu đối với chủ hàng nhập nhập khẩu tại cảng Việt Nam.
Đồng thời, sửa đổi bổ sung các quy định hiện hành về xử phạt đối với trường hợp doanh nghiệp không thực hiện kê khai, niêm yết giá theo hướng tăng mức xử phạt.
Một giải pháp quan trọng khác Bộ Giao thông vận tải đề xuất là nâng cao năng lực cạnh tranh của chủ hàng xuất nhập khẩu Việt Nam...
Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị miễn phí điều chỉnh thông tin cho hàng chuyển từ cảng Cát Lái Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản gửi các hãng tàu về việc hỗ trợ điều chỉnh thông tin cảng Cát Lái (cảng đích- cảng cửa khẩu quốc tế) về cảng Cái Mép. Quang cảnh cảng Cát Lái. Ảnh: Tiến Lực/TTXVN Văn bản do ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ký cho biết, sau hơn...