Hàng chục xe quá khổ quá tải bị xử lý trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
Ngày 9/3, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Đội 3, Cục CSGT) lập chốt kiểm tra tải trọng, xử phạt hàng chục trường hợp vi phạm tại trạm thu phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Vào lúc hơn 15h chiều ngày 9/3, Tổ công tác Đội 3 Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) phát hiện ô tô tải mang biển kiểm soát 90C- 049.61 do lái xe Nguyễn Xuân T. (SN 1996, quê ở Hà Nam) chở vật liệu xây dựng từ Hà Nam đi Hà Nội có dấu hiệu chở quá tải đã ra hiệu lệnh dừng xe và tiến hành cân tải trọng.
Kết quả tại trạm cân lưu động, xe của tài xế T. điều khiển đã vượt quá 46% tải trọng, tương đương 7,730 tấn.
Lực lượng CSGT Đội 3 đã lập biên bản xử phạt lái xe lỗi chở hàng vượt trọng tải cho phép với số tiền phạt 4 triệu đồng, tước giấy phép lái xe và phù hiệu vận tải của xe 2 tháng. Đồng thời, chủ doanh nghiệp vận tải bị xử phạt 14 triệu đồng.
Lái xe T. cho biết, với mức phạt trên là khá nặng so với thu nhập của một lái xe thuê. Lái xe không chỉ chịu thiệt do mức phạt cao mà còn phải nghỉ ở nhà không có lương hay thu nhập vì bị tước giấy phép lái xe 2 tháng.
Video đang HOT
Theo Chỉ huy Đội 3, Cục CSGT cho biết, chỉ tính riêng trong ngày 9/3 đã có 21 trường hợp xe chở quá tải trọng bị phát hiện và xử lý trên tuyến.
“Đa số các xe vi phạm đều ở mức quá tải dưới 50% do mức xử phạt của hành vi này khá nặng”, Chỉ huy Đội 3 cho biết.
Tuy nhiên, Chỉ huy Đội 3 cũng cho rằng việc kiểm soát tải trọng xe trên tuyến không chỉ là trách nhiệm của lực lượng CSGT mà mỗi doanh nghiệp, chủ bến bãi cần có ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định của Luật an toàn giao thông.
Theo đánh giá của lực lượng CSGT, qua công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về lỗi quá khổ, quá tải, tự ý cải tạo, cơi nới thành thùng, bên cạnh những chủ xe, lái xe chấp hành tốt thì vẫn còn những trường hợp chấp hành chưa nghiêm và có biểu hiện chống đối như ngồi lì trên xe hoặc khóa xe bỏ đi nhằm “câu giờ”.
Trong thời gian tới, Đội 3 Cục CSGT sẽ tiếp tục bố trí lực lượng, cán bộ chiến sỹ thực hiện kiểm soát tải trọng trên tuyến. Việc kiểm soát tải trọng xe sẽ liên tục được thay đổi địa điểm, khung giờ để các xe vi phạm không thể né tránh.
Vụ chìm ca nô làm 17 người tử nạn: Quy trình kiểm soát chở khách chặt chẽ
Cơ quan điều tra cho biết, thuyền trưởng, các thuyền viên và các nạn nhân ghi nhận khai báo rằng trước khi tàu rời bến, Đồn Biên phòng Cửa Đại đã kiểm tra chặt chẽ đối với quy trình ra, vào bến...
Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam và ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đồng chủ trì buổi họp báo. Dự buổi họp báo còn có đại diện lãnh đạo của Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 2, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 Cục Cảnh sát giao thông.
Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì buổi họp báo
Sẽ rà soát, giải quyết thấu đáo
Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch TP Hội An cho biết, nguyên nhân của vụ tai nạn Cơ quan CSĐT đang làm việc, chưa có kết luận nên chưa thể thông tin đến báo chí
"Sau khi có kết quả điều tra, chúng tôi sẽ thông tin cụ thể. Trước mắt, sẽ tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến gia đình, làm việc với các công ty, làm bảo hiểm cho người bị nạn. Sau khi có kết quả chính thức, tỉnh sẽ rà soát, giải quyết thấu đáo để không có vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai", ông Sơn nói.
Quảng Nam họp báo nóng về vụ chìm ca nô làm 17 người tử nạn ở biển Cửa Đại
Ông Sơn cho biết thêm, về nguyên nhân khách quan, liên quan luồng lạch, thời tiết, hiện Hội An đã có kiến nghị bước đầu với trung ương liên quan đến nạo vét luồng lạch, thiết lập các phao luồng, lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm cho các phương tiện khi thời tiết không đảm bảo.
"Hiện việc điều hành ra vào dựa vào thông tin của cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia và miền Trung. Tuy nhiên, có những thời điểm có hiện tượng bất thường nên phải có hệ thống cảnh báo sớm. Đây là sự việc quá đau lòng trong thời điểm Hội An và Quảng Nam đang nỗ lực phục hồi du lịch sau 2 năm bị ảnh hưởng của dịch Covid-19", Chủ tịch TP Hội An nói và nhấn mạnh các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam và Hội An đang làm hết sức mình để giải quyết hậu quả. Còn việc mổ xẻ nguyên nhân thì trong thời gian tới, lãnh đạo địa phương sẽ rà soát để không có vụ việc đau lòng như vậy diễn ra.
Đại tá Nguyễn Quang Nam - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết, ngay khi nhận được thông tin vụ chìm ca nô trên vùng biển Cửa Đại thì chỉ khoảng 7-10 phút là lực lượng đã có mặt tại hiện trường để tổ chức cứu nạn. Đồng thời, huy động thêm các tàu du lịch và ngư dân tham gia trục vớt và tìm kiếm các nạn nhân đang mất tích.
"Công tác kiểm tra giám sát thì được thực hiện theo luật giao thông đường thủy, thông tư 39 của bộ GTVT và các văn bản khác để kiểm soát việc tàu ra vào bến. Trên các phương tiện đều có giám sát hành trình để giám sát tốc độ", Đại tá Nguyễn Quang Nam nói.
Sẽ có kiến nghị cụ thể về thiết kế của các ca nô
Tại cuộc họp báo, đề cập đến phương tiện ca nô bị chìm, Chủ tịch TP Hội An Nguyễn Văn Sơn cho biết đây là ca nô chuẩn SB, được doanh nghiệp vận tải sử dụng vận chuyển khách từ năm 2019 đến nay. Trước khi phải cải hoán sang ca nô chuẩn SB theo yêu cầu bắt buộc thì suốt 15 năm, các doanh nghiệp dùng ca nô chuẩn SI chở khách và không có sự cố nào xảy ra. Nếu có sự cố chìm ca nô thì không bao giờ chết người.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch TP Hội An - trao đổi tại cuộc họp báo.
"Vụ tai nạn mới đây, ca nô với thiết kế kín bị lật lại gây thiệt hại về người hết sức đáng tiếc. Rất nhiều nạn nhân bị kẹt khi ca nô lật úp và không thể thoát ra ngoài. Chính quyền thành phố sẽ mời chuyên gia để tham vấn ý kiến, sau đó có kiến nghị cụ thể về thiết kế của các ca nô" - ông Sơn nói và nhấn mạnh các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam và TP Hội An đang làm hết sức mình để giải quyết hậu quả. Việc mổ xẻ nguyên nhân thì trong thời gian tới sẽ rà soát để không có vụ việc đau lòng như vậy diễn ra.
Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm
Trả lời về vụ tai nạn, Thượng tá Võ Văn Minh - Chánh Văn phòng, Phó Thủ thủ trưởng Thường trực cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Quảng Nam - cho biết, sau khi vụ tai nạn xảy ra vào chiều 26/2, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cơ quan công an tỉnh đã vào cuộc tiến hành điều tra. Hiện nay cơ quan đã khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và khám nghiệm phương tiện giao thông.
Ông Minh thông tin, cơ quan điều tra cũng làm việc với các cơ quan chức năng trong việc điều hành, tổ chức cho ca nô chở khách xuất bến; làm việc với các nhân chứng và những người có liên quan, gồm 3 thuyền viên và một thuyền trưởng. Đồng thời, kiểm tra tất cả các giấy tờ có liên quan trong việc điều hành tàu du lịch. Kết quả cho thấy đáp ứng đầy đủ để cấp quyền cho tàu tham gia hoạt động chở khách du lịch.
"Làm việc với thuyền trưởng, các thuyền viên và các nạn nhân ghi nhận khai báo rằng trước khi tàu rời bến, Đồn Biên phòng Cửa Đại đã kiểm tra chặt chẽ đối với quy trình ra, vào bến. Trong quá trình tàu từ Cù Lao Chàm trở về Cửa Đại do sóng to, gió lớn đập vào mạn thuyền bên trái, gây vỡ và phá nước, khiến nước tràn vào trong thân ca nô làm lật úp, dẫn đến vụ tai nạn thương tâm này" - Thượng tá Minh cho biết và thông tin thêm hiện cơ quan Cảnh sát điều tra đang thu thập tất cả các thiết bị trên tàu có liên quan để tiến hành giám định và làm việc với các cơ quan chức năng để làm rõ nguyên nhân vụ chìm tàu. Từ đó xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm.
Lật ca nô du lịch trên biển Cửa Đại: Có kết quả điều tra sơ bộ Ngày 27.2, đại diện Cục Cảnh sát hình sự, Viện Khoa học hình sự, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã có mặt tại hiện trường vụ lật ca nô du lịch ở biển Cửa Đại khiến 15 người tử vong, 2 người mất tích, để điều tra nguyên nhân. Trong đêm 27.2, lực lượng chức năng vẫn đang tích cực...