Hàng chục tỷ đồng hàng hóa được dự trữ để cung ứng cho người dân vùng lũ
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước ( Bộ Công Thương) khẳng định, công tác dự trữ hàng hóa tại một số tỉnh miền Trung đang bị ảnh hưởng của đợt mưa lũ đã được xây dựng kỹ lưỡng về phương án, mặt hàng, địa điểm, đối tượng… với giá trị tổng hàng hóa quy đổi ra tiền lên tới hàng chục tỷ đồng.
Tỉnh đoàn Quảng Trị hỗ trợ mì tôm và nước uống cho người dân ở xã Cam Tuyền. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN
Ông Trần Duy Đông cho biết, năm 2020, để chuẩn bị ứng phó trước mùa mưa bão, ngày 24/4/2020 Bộ Công Thương có Công văn số 2868/BCT-TTTN hướng dẫn cac Sơ Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa phòng chống thiên tai, trong đó tập trung vào vào nắm bắt tình hình cung-cầu và hệ thống phân phối các hàng hóa thiết yếu trên địa bàn, tập trung vào mặt hàng lương thực, thực phẩm, các mặt hàng có nhu cầu cao trong mùa mưa, lũ và chú trọng khu vực thường xuyên bị thiên tai, vùng sâu, vùng xa, vùng dễ bị chia cắt.
Đồng thời, Bộ cũng xây dựng kê hoach, phương an dư trư và cung ứng hang hoa, vật tư, nhu yếu phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu trong trường hợp xảy ra thiên tai, nhât la cac măt hang thiết yêu như lương thưc, thực phẩm, nước uống… Khi thiên tai, bão lụt xảy ra, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương chỉ đạo các doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh trên địa bàn tham gia chuẩn bị dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu để cung cấp kịp thời cho nhân dân trên địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ”.
Hiện nay, Bộ Công Thương thường xuyên liên hệ với đầu mối liên lạc tại địa phương, cập nhật thông tin diễn biến của mưa lũ để để nắm sát tình hình, kịp thời có chỉ đạo đối với hoạt động lưu thông, cân đối cung-cầu hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm phục vụ người dân.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương). Ảnh: PT.
Trước diễn biến mưa lũ phức tạp ở một số tỉnh miền Trung gần đây, ông Trần Duy Đông cho biết, Bộ Công Thương đã thường xuyên liên hệ nắm tình hình, chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh miền Trung triển khai thực hiện theo kế hoạch và phương án dự trữ hàng hóa thiết yếu, đặc biệt chú trọng công tác dự trữ tại chỗ.
Trong đó, các điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu đã được hình thành và bán hàng bình ổn giá tại các khu vực trung tâm huyện, thị xã, thành phố để ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung-cầu, gây tăng giá hàng hóa đột biến.
Video đang HOT
Đồng thời, doanh nghiệp phân phối đã được phân công dự trữ hàng hóa tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá; thực hiện xuất kho, cung cấp kịp thời các mặt hàng thiết yếu cho người dân.
Bộ Công Thương cũng chỉ đạo Ban quản lý các chợ khắc phục nhanh, tạo điều kiện để các hộ kinh doanh nhanh chóng hoạt động mua bán các mặt hàng thiết yếu tại chợ; phối hợp gửi lực lượng quản lý thị trường trong công tác kiểm soát thị trường, tránh trường hợp tăng giá bất thường, đặc biệt là các mặt hàng nhu yếu phẩm.
“Kể từ sau khi bão số 6 đổ bộ vào Miền Trung đến nay, tại các khu vực miền Trung liên tiếp có mưa to đến rất to, nhiều khu vực đã xảy ra ngập sâu, chia cắt giao thông, sạt lở đất, gây thương vong, thiệt hại rất lớn. Công tác dự trữ hàng hóa tại một số tỉnh miền Trung đang bị ảnh hưởng của đợt mưa lũ đã được xây dựng kỹ lưỡng về phương án, mặt hàng, địa điểm, đối tượng… để triển khai khi xảy ra thiên tai”, ông Trần Duy Đông khẳng định.
Cụ thể, tại 4 tỉnh miền Trung đang bị ảnh hưởng của lũ lụt đã có phương án dự trữ cụ thể. Tại tỉnh Quảng Bình, dự trữ mỳ ăn liền là 63.700 thùng, lương khô là 12.600 thùng, gạo là 1.175 tấn, nước uống đóng chai là 17.500 thùng, các mặt hàng lương thực, thực phẩm khác là 1.700 tấn… Tổng hàng hóa quy đổi ra tiền là 6,70 tỷ đồng.
Tại tỉnh Quảng Trị, dự trữ mỳ ăn liền là 50.000 thùng, gạo l 300 tấn, nước uống đóng chai là 30.000 thùng, muối là 20 tấn… Tổng hàng hóa quy đổi ra tiền là 13,895 tỷ đồng.
Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, dự trữ mỳ ăn liền là 50.000 thùng, gạo là 100 tấn, nước uống đóng chai là 35.000 thùng…
Tại tỉnh Quảng Nam, dự trữ mỳ ăn liền là 45.130 thùng, lương khô là 2.320 thùng, gạo là 2.221 tấn, nước uống đóng chai là 119.984 thùng… Tổng hàng hóa quy đổi ra tiền là 6,496 tỷ đồng.
“Để tiếp tục triển khai hiệu quả công tác ứng phó, hỗ trợ tốt nhất cho người dân sớm ổn định cuộc sống tại các tỉnh miền Trung, Bộ Công Thương đã yêu cầu các đơn vị có liên quan triển khai nhiệm vụ được giao về công tác cung ứng hàng hóa, ổn định thị trường, đánh giá tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu; dự báo nhu cầu tại các khu vực, tỉnh sẽ tiếp tục chịu tác động của lũ lụt và biện pháp ứng phó khi lưu thông hàng hóa bị gián đoạn; diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm.
Trong trường hợp mưa lũ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng diện rộng nằm ngoài khả năng kiểm soát, Sở Công Thương các tỉnh cần báo cáo gấp Bộ Công Thương để có phương án điều hàng ngay từ các tỉnh, doanh nghiệp phân phối lớn ở khu vực lân cận để kịp thời cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân”, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước nhấn mạnh.
Học sinh miền núi Hà Tĩnh tiếp tục nghỉ học do ngập lụt
Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, trong vài ngày tới hơn 22.000 học sinh tại 55 cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến THCS Hà Tĩnh tiếp tục nghỉ học.
Các xã miền núi tại Hương Khê đều đã bị cô lập do mưa lũ.
Chiều 18/10, ông Trần Đình Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Khê cho biết, do mưa lớn liên tiếp mấy ngày qua các xã ở đây cô lập hoàn toàn. Để đảm bảo an toàn, ngành giáo dục các huyện đã chủ động cho học sinh nghỉ học đến khi có thông báo mới.
Theo đó, từ ngày mai (19/10) hơn 22.000 học sinh từ bậc mầm non đến THCS sẽ tiếp tục nghỉ học.
Đường liên xã huyện Hương Khê đã ngập nặng
Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Hương Khê, tổng lượng mưa đo được từ ngày 15/10 là 345,1mm, mực nước sông Ngàn Sâu tại trạm thuỷ văn Chu Lễ đạt 13,32m, trên báo động II 0,82m. Hiện nước lũ đang tiếp tục lên nhanh.
Đến chiều 18/10, trên địa bàn huyện đã có 5 xã bị lũ chia chia cắt gồm: Hương Thuỷ, Điền Mỹ, Lộc Yên, Hương Đô, Hương Giang, trong đó có hơn 100 hộ dân và hàng chục hội quán thôn bị ngập, cô lập.
Nhiều tuyến đường giao thông và cầu qua sông bị ngập và xói lở như: Cầu tràn qua các xã Lộc Yên, Hương Xuân, Hương Lâm, Hương Đô, Gia Phố;tỉnh lộ 553 đoạn các xã Lộc Yên, Hương Trà; đường Phúc Trạch - Hương Liên, đường mòn Hồ Chí Minh vào trung tâm xã Hương Thuỷ, huyện lộ 2, đường trục thôn qua thôn 2 và thôn 5 xã Hà Linh... đập Khẩn, đập Nghèn xã Hương Bình, bờ sông Ngàn Sâu, sông Tiêm qua các xã Hà Linh, Hương Xuân tiếp tục sạt lở nghiêm trọng...
Nước lũ lên nhanh cũng đã khiến khoảng 35 trường học, điểm trường bị chia cắt. Nhiều điểm trường có nguy cơ ngập sâu như điểm Trường Mầm non Điền Mỹ (tại xã Phương Mỹ - cũ); Mầm non Hương Thủy; trường Tiểu học và Mầm non Hương Đô;trường Tiểu học Đông Hải (điểm gia tại xã Gia Phố).
Trước đó, ngày 17/10, đã có 12 trường phải nghỉ học để đảm bảo an toàn cho học sinh do nước lũ lên nhanh. "Sau khi nước rút, nhà trường sẽ tiến hành vệ sinh trường lớp, phun độc khử trùng để đón học sinh quay trở lại. Đối với chương trình bù, phòng giáo dục đã lên phương án triển khai", ông Hùng cho biết thêm.
Cũng theo thông tin từ BCH PCLB&TKCN huyện Hương Khê, ngày mai (19/10), khoảng 3.000 học sinh THPT và các cơ sở giáo dục thường xuyên cũng sẽ nghỉ học đến khi nước lũ rút.
Điểm đến trường học tại Hương Khê đều bị chia cắt.
Ngoài ra, huyện cũng đã chuẩn bị và sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với mưa lớn xảy ra lũ quét trên các sông, suối, ngập úng và sạt lở đất ở vùng núi; các vùng có độ dốc lớn có nguy cơ cao xảy ra lũ quét.
Các phương án chỉ đạo của lãnh đạo huyện phải được các tiểu ban phòng chống bão lũ huyện triển khai ngay trong trưa và chiều ngày 18/10.
Tuyên dương các tập thể, cá nhân tham gia cứu nạn tàu Vietship 01 Sáng 12/10, tại trụ sở UBND thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị tổ chức tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đợt cứu hộ, cứu nạn trên biển từ ngày 8-11/10. UBND tỉnh Quảng Trị đã trao bằng khen tặng 5 tập thể và 16 cá nhân, UBND huyện Gio Linh cũng tặng...